Lương hệ số trong hợp đồng lao động là gì năm 2024

Hiện nay, các doanh nghiệp thường dựa theo hệ số lương làm căn cứ để tính mức lương cơ bản, xây dựng thang bảng lương cho cán bộ nhân viên. Vậy hệ số lương là gì? Một số hệ số lương công chức mới nhất năm 2023 như thế nào? Hãy cùng giải đáp các thắc mắc ngay trong nội dung bài viết dưới đây nhé.

1. Hệ số lương là gì?

Hệ số lương được định nghĩa là chỉ số phản ánh mức chênh lệch phần tiền lương giữa các cấp bậc, vị trí làm việc khác nhau dựa trên yếu tố bằng cấp, kinh nghiệm làm việc,… Bên cạnh đó, hệ số lương còn được áp dụng để tính mức lương cho các cán bộ nhân viên Nhà nước. Hoặc làm cơ sở để tính mức lương cơ bản và các khoản phụ cấp cho nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp.

Chính vì vậy, hệ số lương là một trong những chủ đề mà người lao động quan tâm nhất hiện nay. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề lương thưởng và quyền lợi của người lao động.

2. Hướng dẫn cách tính lương theo hệ số lương mới nhất.

Theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 được Chính phủ quy định về hệ số lương cho các công ty Nhà nước sẽ được thực hiện hệ số lương phân cấp cho người lao động có bằng Đại học, Cao đẳng và Trung cấp.

Tuy nhiên, tại Nghị định 49/2013/NĐ-CP ngày 14/05/2013 đã có một vài sửa đổi về việc áp dụng quy định về thang bảng lương cho tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài Nhà nước. Và các quy định cũ, cùng cách tính hệ số lương của Nghị định 205/2004/NĐ-CP đã được hủy bỏ hoàn toàn.

2.1. Cách tính lương cho cán bộ, công nhân viên chức.

Cách tính lương cơ bản theo hệ số lương công chức đã được Nhà nước ban hành có công thức tính cụ thể như sau:

Mức lương thực lĩnh = (Mức lương cơ bản – Mức lương cơ sở) x Hệ số lương

Trong đó: Mức lương cơ sở có thể được điều chỉnh theo các năm dựa vào văn bản pháp luật hiện hành và tình hình kinh tế – xã hội.

Lưu ý, mỗi doanh nghiệp sẽ có các khoản phụ cấp khác nhau. Ví dụ: các doanh nghiệp ngành thuế, kho bạc, hải quan,… sẽ có hệ số lương của khoản phụ cấp là 1,8. Công thức tính cụ thể như sau:

Mức lương thực lĩnh = (Lương cơ bản x Hệ số lương) x 1,8

Hiện nay, một số mức lương phụ cấp dành cho cán bộ công nhân viên chức sẽ được quy định khác nhau bởi nhiều yếu tố, như:

  • Tính chất công việc
  • Văn hóa của doanh nghiệp
  • Khoản bù đắp do một số yếu tố lao động.
  • Phụ cấp thâm niên vượt khung, dành cho các cán bộ nhân viên đã được tăng lên bậc lương cao nhất.
  • Phụ cấp kiêm nhiệm, dành cho các đối tượng đảm nhiệm một số chức vụ cao, hay lãnh đạo của một tổ chức, doanh nghiệp nào đó.
  • Phụ cấp thu hút, lưu động, độc hại,…

2.2. Cách tính lương cho người lao động tại các tổ chức, doanh nghiệp

Hiện nay, cách tính lương theo hệ số cho người lao động tại các tổ chức, doanh nghiệp không quá phức tạp. Mức lương thu nhập mà người lao động tại các tổ chức, doanh nghiệp phụ thuộc vào số giờ làm việc và mức độ hoàn thành công việc theo như thỏa thuận của hai bên. Đặc biệt, mức lương thực lĩnh của người lao động cần được đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Mức lương cơ bản của người lao động không được thấp hơn so với mức lương tối thiểu của vùng (áp dụng cho người lao động chưa qua đào tạo).
  • Mức lương của người lao động phải cao hơn mức lương tối thiểu của vùng, ít nhất là 7% (áp dụng cho người lao động đã qua đào tạo).

2.3. Mức lương tối thiểu theo hệ số vùng theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP

Hiện nay, mức lương tối thiểu theo hệ số vùng được các tổ chức, doanh nghiệp phải thực thi theo quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP. Cụ thể:

  • Đối với vùng 1, mức lương tối thiểu là 4.420.000 vnđ/tháng.
  • Đối với vùng 2, mức lương tối thiểu là 3.920.000 vnđ/tháng.
  • Đối với vùng 3, mức lương tối thiểu là 3.430.000 vnđ/tháng.
  • Đối với vùng 4, mức lương tối thiểu là 3.070.000 vnđ/tháng.

3. Một số nguyên tắc về việc điều chỉnh tiền lương

Dưới đây là 3 nguyên tắc trong việc điều chỉnh tiền lương mà người lao động và doanh nghiệp cần phải tuân thủ nghiêm ngặt, cụ thể:

3.1. Tôn trọng sự thỏa thuận của các bên về điều khoản tiền lương.

Tiền lương của người lao động được xây dựng dựa trên sự thỏa thuận tự nguyện của các bên, đi kèm với các điều khoản không trái với pháp luật. Người lao động có thể đề xuất mức lương mong muốn với người sử dụng lao động, dựa trên năng lực của bản thân. Và người sử dụng sẽ là người quyết định mức lương sẽ chi trả cho người lao động dựa vào tính chất công việc, năng lực người lao động để đảm bảo mức chi trả sao cho phù hợp và công bằng. Đặc biệt, sự thỏa thuận này phải nằm trong khuôn khổ pháp luật. Người sử dụng lao động và người lao động không được đề xuất mức lương thấp hơn mức tối thiểu theo pháp luật đã quy định.

Nguyên tắc này, giúp người lao động và người sử dụng lao động phải tôn trọng nhau, đảm bảo quyền thực hiện thỏa thuận tiền lương trong bất kỳ thời điểm nào trong quá trình thực hiện hợp đồng. Các bên đều có quyền được đề xuất hoặc yêu cầu thay đổi điều khoản dựa trên sự thống nhất của các bên liên quan.

3.2. Điều chỉnh tiền lương trong giới hạn nhất định

Nguyên tắc này được thiết lập để đảm bảo việc thống nhất chi trả tiền lương theo đúng luật lao động, bảo vệ người lao động. Nhà nước có quyền can thiệp vào việc điều chỉnh mức lương cho người lao động, tuy nhiên sẽ phụ thuộc vào những trường hợp cần thiết. Việc thỏa thuận tiền lương nên được thống nhất giữa các bên, Nhà nước sẽ không can thiệp sâu để đảm bảo quyền tự do thỏa thuận và quyền quyết định cho các bên. Vì vậy, nguyên tắc điều chỉnh tiền lương sẽ nằm trong giới hạn nhất định, mức lương tối thiểu không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

3.3. Đảm bảo sự công bằng tiền lương cho người lao động

Nguyên tắc này giúp người lao động có thể tự do thỏa thuận mức lương, được đối xử công bằng theo đúng pháp luật lao động quy định. Đặc biệt là các đối tượng lao động có đặc thù về giới tính, sức khỏe, người khuyết tật, người cao tuổi,… Người sử dụng lao động có thể trả lương dựa theo năng lực, số lượng và hiệu quả công việc. Song mỗi khu vực trên toàn quốc lại có sự chênh lệch về mức sống, điều kiện sinh hoạt khác nhau. Vì vậy, tiền lương cũng cần được bảo toàn giá trị để thể hiện sự công bằng và không bị phân biệt đối xử.

\>>> Có thể bạn quan tâm: Mẫu quy chế về tiền lương, tiền thưởng và phụ cấp mới nhất

4. Một số mức hệ số lương công chức mới nhất năm 2022.

Năm 2022, hệ số lương công chức vẫn được áp dụng theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP. Cụ thể, một số đối tượng sẽ được áp dụng như sau:

  • Nếu là chuyên viên cao cấp và không giữ chức danh lãnh đạo thì mức lương sẽ thuộc hệ số bậc 1:8.0, tương ứng với mức lương 2.552.0. Và bậc 2:9.4, tương ứng với mức lương 2.726.0.
  • Nếu là cán bộ, công chức Nhà nước thì hệ số lương cao nhất sẽ là mức 8.0 và thấp nhất là mức 1.35.
  • Đối với các cán bộ, viên chức thuộc đơn vị sự nghiệp công lập sẽ có hệ số lương cao nhất là mức 8.0 và thấp nhất là mức 1.50.
  • Đối với các nhân viên phục vụ cho cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp của Nhà nước sẽ có hệ số lương cao nhất là mức 4.03 và thấp nhất là mức 1.0.
  • Các cán bộ chuyên trách ở phường xã sẽ có hệ số lương cao nhất là mức 2.85, thấp nhất là 1.75.
  • Các cá nhân thuộc quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân sẽ có hệ số lương cao nhất là mức 3.016, thấp nhất là mức 3.20.
  • Các cá nhân thuộc quân nhân chuyên nghiệp sẽ có hệ số lương cao nhất là mức 7.70, thấp nhất là mức 2.95.

Như vậy bạn cũng đã có thể phần nào hiểu về hệ số lương là gì? Hay cập nhật một số hệ số lương công chức mới nhất của năm 2022. Hy vọng với các kiến thức chia sẻ trên đây đã phần nào giải đáp được thắc mắc và lưu ý được một số quy định này để có thể tự tính mức lương cho mình và người thân xung quanh.

Hệ số lương 2.34 là bao nhiêu?

Ví dụ: Công chức loại A1 có hệ số lương khởi điểm là 2,34. Tương ứng mức tiền lương nhận được là 4.212.000 đồng/tháng.

Hệ số lương 30 là bao nhiêu tiền?

Khi tuyển dụng vào có trình độ tiến sĩ, được xếp hạng kỹ sư (hạng III, mã số V. 05.02.07), bậc 3, hệ số lương 3,00, tương ứng với mức lương 4.470.000 đồng/tháng (tính theo lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng).

Hệ số 0 2 lương tối thiểu vùng là gì?

Hiện nay, mức lương tối thiểu theo hệ số vùng được các tổ chức, doanh nghiệp phải thực thi theo quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP. Cụ thể: Đối với vùng 1, mức lương tối thiểu là 4.420.000 vnđ/tháng. Đối với vùng 2, mức lương tối thiểu là 3.920.000 vnđ/tháng.

Hệ số lương tối đa là bao nhiêu?

Theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP hiện nay có từ 1 đến 12 bậc lương, hệ số lương tăng dần từ bậc 1 đến bậc 12.