Luật an toàn thực phẩm quy định phụ gia thực phẩm được hiểu như thế nào

Thực phẩm chức năng (TPCN) là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể… bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học…và không phải là thuốc.

Luật ATTP cũng quy định rõ về điều kiện bảo đảm an toàn đối với TPCN tại Điều 14, theo đó, ngoài các điều kiện chung như các loại thực phẩm khác,TPCN phải có thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của thành phần tạo nên chức năng đã công bố; đối với TPCN lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường phải có báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm.

TPCN không phải là thuốc (Ảnh minh họa)

Thêm vào đó, do thường được cung cấp từ các nhà thuốc, việc nhầm lẫn giữa TPCN và thuốc cũng dễ xảy ra do những tác dụng được quảng cáo sản phẩm. Nhằm tránh tình trạng này, Luật ATTP đã quy định, bao bì của sản phẩm phải ghi cụm từ “thực phẩm chức năng” và không được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào về tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh của chúng (Điểm a Khoản 2 Điều 44).

Hành vi quảng cáo, ghi nhãn TPCN mà không ghi rõ khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” có thể bị phạt 5 - 10 triệu đồng (Theo quy định tại Nghị định 115/2018/NĐ-CP).

Xem thêm: Thông tư 43/2014/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về quản lý thực phẩm chức năng.

2. Phạt đến 3 triệu nếu dùng tay trần bán thức ăn ngay  

Dù là một nét đẹp trong văn hóa du lịch của Việt Nam nhưng ẩm thực đường phố cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ do sự thiếu vệ sinh, an toàn và không rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng của nguyên liệu dùng để chế biến.

Để đảm bảo an toàn cho thực khách cũng như có chế tài để xử lý khi xảy ra vi phạm, Luật ATTP đã đưa ra quy định về kinh doanh thực phẩm đường phố như sau:

- Nơi bày bán thức ăn đường phố phải cách biệt nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm; phải được bày bán trên bàn, giá, kệ, phương tiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, mỹ quan đường phố;

- Nguyên liệu để chế biến thức ăn đường phố phải bảo đảm an toàn thực phẩm, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng;

- Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành kinh doanh thực phẩm…

Người kinh doanh thực phẩm đường phố cũng có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt 1 – 3 triệu đồng nếu dùng tay trần bán thực phẩm chín, ăn ngay; bán thức ăn đường phố không che đậy ngăn chặn bụi bẩn hoặc những hành vi khác vi phạm những quy định về vệ sinh ATTP tại Nghị định 115/2018/NĐ-CP.

3. Nghiêm cấm quảng cáo thực phẩm sai sự thật

Với mặt hàng thực phẩm, những quảng cáo không sát với tính chất của sản phẩm có thể gây ra những hậu quả khó lường cho người mua, vì thế hành vi quảng cáo sai sự thật, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng là một trong những điều cấm của Luật ATTP. Đồng thời, Luật cũng quy định về hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm tại Điều 43, theo đó:

- Việc quảng cáo thực phẩm phải thực hiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo;

- Trước khi đăng ký quảng cáo, nội dung quảng cáo phải được cơ quan có thẩm quyền xác nhận;

- Chỉ được tiến hành quảng cáo khi đã được thẩm định nội dung và chỉ được quảng cáo đúng nội dung đã được xác nhận.

Nghiêm cấm quảng cáo thực phẩm sai lệch, gây nhầm lẫn cho người dùng (Ảnh minh họa)


4. Thực phẩm có trên 5% nguyên liệu biến đổi gen phải dán nhãn

Thực phẩm biến đổi gen có gây hại cho người tiêu dùng hay không là một vấn đề còn nhiều tranh cãi. Cho đến khi có kết luận chính thức về những tác dụng không mong muốn của thực phẩm biến đổi gen thì việc dán nhãn những thực phẩm này là cần thiết để bảo đảm quyền lợi tối đa của người tiêu dùng.

Khoản 24 Điều 2 của Luật ATTP định nghĩa thực phẩm biến đổi gen là thực phẩm có một hoặc nhiều thành phần nguyên liệu có gen bị biến đổi bằng công nghệ gen.

Luật cũng quy định, một số thực phẩm biến đổi gen phải ghi cụm từ “thực phẩm biến đổi gen”.

Trong khi đó, Nghị định 15/2018/NĐ-CP chỉ rõ, các loại thực phẩm có nguồn gốc biến đổi gen hoặc chứa thành phần nguyên liệu biến đổi gen lớn hơn 5% thì phải dán nhãn thể hiện rõ đặc tính biến đổi gen của sản phẩm.

Một số loại thực phẩm biến đổi gen phải dán nhãn (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, quy định này mới chỉ áp dụng cho những sản phẩm thực phẩm có bao gói, đối với thực phẩm tươi sống như rau củ, thịt cá thì việc dán nhãn này chưa được quy định cụ thể cũng như chưa có một phương án quản lý nguồn nguyên liệu, sản phẩm thật sự khả thi.

5. 10 trường hợp miễn cấp GCN An toàn vệ sinh thực phẩm

Hiện nay, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống như nhà hàng, quán ăn phải đáp ứng các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm quy định tại Luật ATTP và được cấp Giấy chứng nhận (GCN) An toàn vệ sinh thực phẩm..

Theo Điều 34 của Luật ATTP, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được cấp GCN này nếu đáp ứng đủ các điều kiện như: Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Bên cạnh đó, nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở kinh doanh quy mô nhỏ, Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định 10 trường hợp được phép kinh doanh không cần xin cấp GCN An toàn vệ sinh thực phẩm, cụ thể:

- Cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

- Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

- Cơ sở sơ chế nhỏ lẻ;

- Cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ…

Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phải đảm bảo vệ sinh ATTP (Ảnh minh họa)

6. Phạt tới 100 triệu nếu sử dụng phụ gia độc hại

Trên thị trường hiện nay xuất hiện hàng nghìn loại phụ gia thực phẩm với các chức năng khác nhau, tuy nhiên không phải loại phụ gia nào cũng được phép sử dụng.

Luật An toàn thực phẩm quy định: Phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong sản xuất kinh doanh phải đáp ứng các quy chuẩn quỹ thuật, có hướng dẫn sử dụng, được đăng ký công bố hợp quy,..

Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định mức phạt khi vi phạm quy định sử dụng phụ gia thực phẩm như sau:

- Phạt tiền từ 10 triệu – 20 triệu đồng khi sử dụng phụ gia thực phẩm quá hạn sử dụng  hoặc không có hạn sử dụng;

- Phạt tiền từ 20 triệu - 30 triệu đồng khi sử dụng phụ gia không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật hoặc sử dụng không đúng mục đích, sử dụng vượt quá mức cho phép;

- Phạt tiền từ 30 triệu - 40 triệu đồng với hành vi sử dụng phụ gia không rõ nguồn gốc, xuất xứ;

- Phạt tiền từ 40 triệu - 50 triệu đồng khi sử dụng phụ gia bị cấm, phụ gia ngoài mục được phép sử dụng đối với sản phẩm dưới 10 triệu đồng;

- Phạt tiền từ 80 triệu đồng - 100 triệu đồng hoặc gấp 5 - 7 lần giá trị sản phẩm trong các trường hợp sau:

+ Sử dụng phụ gia chứa hoặc nhiễm kim loại nặng, chất độc hại vượt mức cho phép

+ Sử dụng phụ gia bị cấm, phụ gia không thuộc danh mục được phép sử dụng cho sản phẩm từ 10 triệu đồng trở lên.

Mặt khác, hành vi vi phạm quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm còn có thể bị áp dụng thêm các hình phạt bổ sung như: Đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm, tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm…

Xem thêm: Bán thực phẩm bẩn cẩn thận "bóc lịch" 20 năm
 

Một số loại phụ gia thực phẩm (Ảnh minh họa)

7. Phạt đến 20 năm tù nếu gây ngộ độc tập thể

Việc sử dụng phụ gia thực phẩm bị cấm, phụ gia thực phẩm quá hạn, sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc.. tại các quán ăn, nhà hàng, bếp ăn tập thể có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm, ngộ độc thực phẩm tập thể.

Theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015 thì việc vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm bị phạt từ 12 – 20 năm tù trong các trường hợp sau:

- Làm chết 03 người trở lên;

- Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của 201 người trở lên;

- Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên…

Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định phạt từ 10 triệu đến 100 triệu đồng hoặc phạt từ 02 – 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với các trường hợp vi phạm quy định an toàn thực phẩm chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngoài các hình phạt chính, Luật còn quy định các hình phạt bổ sung như: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề, đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến của cơ sở…

Trên đây là những điểm đáng chú ý trong Luật An toàn thực phẩm. Nếu còn thắc mắc, bạn đọc có thể liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.


Xem thêm:

Hướng dẫn cấp GCN an toàn thực phẩm cho siêu thị

9 trường hợp được miễn kiểm tra an toàn thực phẩm nhập khẩu

Hướng xử lý với thực phẩm không an toàn bị thu hồi

28 thủ tục về an toàn thực phẩm, dinh dưỡng bị bãi bỏ

Điều kiện về đảm bảo An toàn thực phẩm được quy định như thế nào? Hãy cùng Luật Thành Thái tìm hiểu qua bài viết sau đây:

Điều kiện về đảm bảo An toàn thực phẩm được quy định rõ Trong Luật An toàn thực phẩm 2010 và một số văn bản hướng dẫn.

Điều 10. Điều kiện chung về bảo đảm an toàn đối với thực phẩm

1. Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.

2. Tùy từng loại thực phẩm, ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, thực phẩm còn phải đáp ứng một hoặc một số quy định sau đây:

a) Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

b) Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm;

c) Quy định về bảo quản thực phẩm.

Luật an toàn thực phẩm quy định phụ gia thực phẩm được hiểu như thế nào

Điều 11. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm tươi sống

1. Tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật này.

2. Bảo đảm truy xuất được nguồn gốc theo quy định tại Điều 54 của Luật này.

3. Có chứng nhận vệ sinh thú y của cơ quan thú y có thẩm quyền đối với thực phẩm tươi sống có nguồn gốc từ động vật theo quy định của pháp luật về thú y.

Điều 12. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm đã qua chế biến

1. Tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật này.

2. Nguyên liệu ban đầu tạo nên thực phẩm phải bảo đảm an toàn và giữ nguyên các thuộc tính vốn có của nó; các nguyên liệu tạo thành thực phẩm không được tương tác với nhau để tạo ra các sản phẩm gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con người.

3. Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn phải đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu thông trên thị trường.

Chính phủ quy định cụ thể việc đăng ký bản công bố hợp quy và thời hạn của bản đăng ký công bố hợp quy đối với thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn.

Điều 13. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng

1. Tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật này.

2. Nguyên liệu ban đầu tạo nên thực phẩm phải bảo đảm an toàn và giữ nguyên các thuộc tính vốn có của nó; các nguyên liệu tạo thành thực phẩm không được tương tác với nhau để tạo ra các sản phẩm gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con người.

3. Chỉ được tăng cường vi chất dinh dưỡng là vitamin, chất khoáng, chất vi lượng vào thực phẩm với hàm lượng bảo đảm không gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con người và thuộc Danh mục theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Điều 14. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm chức năng

1. Tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật này.

2. Có thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của thành phần tạo nên chức năng đã công bố.

3. Thực phẩm chức năng lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường phải có báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm.

4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể về quản lý thực phẩm chức năng.

Điều 15. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm biến đổi gen

1. Tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật này.

2. Tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn đối với sức khỏe con người và môi trường theo quy định của Chính phủ.

Điều 16. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm đã qua chiếu xạ

1. Tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật này.

2. Thuộc Danh mục nhóm thực phẩm được phép chiếu xạ.

3. Tuân thủ quy định về liều lượng chiếu xạ.

4. Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành Danh mục nhóm thực phẩm được phép chiếu xạ và liều lượng được phép chiếu xạ đối với thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

Điều 17. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm

1. Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.

2. Có hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn hoặc tài liệu đính kèm trong mỗi đơn vị sản phẩm bằng tiếng Việt và ngôn ngữ khác theo xuất xứ sản phẩm.

3. Thuộc Danh mục phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm được phép sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.

4. Đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu thông trên thị trường.

Chính phủ quy định cụ thể việc đăng ký bản công bố hợp quy và thời hạn của bản đăng ký công bố hợp quy đối với phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.

Điều 18. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm

1. Sản xuất từ nguyên vật liệu an toàn, bảo đảm không thôi nhiễm các chất độc hại, mùi vị lạ vào thực phẩm, bảo đảm chất lượng thực phẩm trong thời hạn sử dụng.

2. Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

3. Đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu thông trên thị trường. Chính phủ quy định cụ thể việc đăng ký bản công bố hợp quy và thời hạn của bản đăng ký công bố hợp quy đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm.

Trên đây là những ý kiến tư vấn tham khảo của Luật Thành Thái. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết:

Luật an toàn thực phẩm quy định phụ gia thực phẩm được hiểu như thế nào

Địa chỉ : Phòng 1202, Tầng 12 Tòa B3D, đường Mạc Thái Tổ, phường Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại : 0814 393 779       Email:

Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách!