Luân canh và xen canh là gì

Trong lĩnh vực nông nghiệp thì các khái niệm đa canh, đơn canh, xen canh, luân canh được hiểu và phân loại như sau:

  • Multiple cropping (Đa cây trồng):
    • Polyculture (Đa canh)/Intercropping (Xen canh, xen cây trồng): Nhiều loại cây trồng cùng một thời gian (hoặc có độ trễ thời gian nhất định) trong một vụ mùa. Thông thường, các thuật ngữ đa canh và xen canh được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng chính xác hơn thì đa canh là một thuật ngữ rộng hơn xen canh, vì nó có thể bao gồm không chỉ các loại cây trồng để thu hoạch mà người ta có thể trồng có chủ ý cả cỏ dại, cây ươm, cây bẫy côn trùng, cây chắn gió hoặc cây hàng rào trong hệ thống canh tác.
      • Mixed intercropping: Xen canh hỗn hợp. Các cây trồng thành phần được gieo trồng hỗn hợp trên thửa ruộng.
      • Row cropping: Xen canh theo luống/hàng. Các cây trồng thành phần được gieo trồng thành các luống/hàng xen kẽ hay thành thành các dải gồm vài luống/hàng xen kẽ với các dải của cây trồng khác. Trong thời gian gần đây thì từ row cropping phát sinh khái niệm agrivoltaics hay agrophotovoltaics, là từ ghép của nông nghiệp và điện mặt trời, trong đó một khu vực được sử dụng đồng thời để phát điện mặt trời và làm nông nghiệp, bằng cách đặt xen kẽ các dải/hàng chứa các tấm quang năng với các dải/hàng/luống gieo trồng cây nông/công nghiệp.
      • Temporal cropping: Xen canh theo thời gian. Gieo cây trồng phát triển nhanh cùng lúc với cây trồng phát triển chậm để thu hoạch cây trồng phát triển nhanh trước khi cây trồng phát triển chậm bắt đầu vào giai đoạn thuần thục.
      • Relay cropping: Xen canh chuyển tiếp. Cây trồng thứ hai được gieo trồng trễ về thời gian và trong quá trình phát triển của cây trồng thứ nhất, thường là gần với thời điểm bắt đầu phát triển sinh sản/tạo quả của cây trồng thứ nhất.
    • Crop rotation/Sequential cropping: Tiếng Việt là luân canh/canh tác tuần tự. Các cây trồng được gieo trồng ở các vụ khác nhau trong một vòng luân canh. Ví dụ: Trên một thửa ruộng vụ 1 trồng lúa mì, vụ 2 trồng đậu, vụ 3 để hoang cho đất nghỉ, vụ 4 lại trồng lúa mì v.v...
  • Monoculture = Đơn canh. Một loại cây trồng được gieo trồng trên thửa ruộng đó trong suốt khoảng thời gian canh tác.

Trở lại liên kết của bài này thì hiện tại nó được dịch và đang liên kết với bài Companion planting của en.wiki (với nghĩa đen là gieo trồng cây đồng hành). Về bản chất thì companion planting là một tập con của đa canh/xen canh và chính xác thì nó là một dạng của mixed intercropping (xen canh hỗn hợp)/mixed polycuture (đa canh hỗn hợp). Nếu cây đồng hành cũng được thu hoạch sản phẩm tương tự như cây trồng chính thì đó là xen canh hỗn hợp, còn nếu được sử dụng với mục đích khác (kiểm soát dịch bệnh, thụ phấn, tăng cung cấp dưỡng chất, cải tạo cấu trúc đất, tạo môi trường sống thuận lợi cho cây trồng chính hay cho các côn trùng hữu ích cho cây trồng chính) thì đó là đa canh hỗn hợp.

Ông Phạm Văn Thơ ở ấp kinh 1A, xã Tân Thuận, huyện Vĩnh Thuận, Kiên Giang thay mặt cho nhiều nông dân khác, hỏi:

"Các nhà khoa học khuyến cáo nên trồng rau màu xen canh lúa. Tôi làm dưa hấu, thu hoạch xong, cày ải, phơi một thời gian rồi gieo sạ. Nhưng nhận thấy giữa mương dưa thì lúa xanh, dư đạm, sâu bệnh nhiều so với ở ngoài, vì sao? Cty CP Phân bón Bình Điền có loại sản phẩm nào khắc phục được hiện tượng đó không?"

Xin trả lời câu hỏi của ông Phạm Văn Thơ, đồng thời cũng giải đáp những thắc mắc tương tự của nhiều nông dân khác thời gian qua, như sau:

Trước hết xin được trao đổi với ông Thơ về khái niệm luân canh và trồng xen khác nhau ở chỗ nào? Trường hợp của ông Thơ nói là trồng dưa hấu, thu hoạch xong, làm đất phơi ruộng, sau đó mới làm đất gieo sạ lúa. Trường hợp này, thuật ngữ hệ thống canh tác gọi là luân canh, không phải xen canh.

Xen canh là trên cùng một đám ruộng, người ta vừa trồng lúa lại vừa trồng dưa vào cùng một vụ, hai cây này cùng tồn tại, sinh trưởng, phát triển, đến vụ thu hoạch được hai sản phẩm.

Có 2 kiểu xen canh:

(1) Kiểu trồng theo băng: Cứ 1 băng trồng dưa có 1 hay 2 băng trồng lúa. Ví dụ, với lúa cạn (lúa nương), ông có thể làm như vậy.

(2) Kiểu trồng lẫn, trường hợp như bạn trồng lúa cạn lại có xen mấy cây ngô (bắp) hoặc rắc thêm một ít đậu chung với bắp.

Trồng xen kiểu này không thành hàng lối nào cả. Cây nào chín trước sẽ thu trước. Nhưng với điều kiện là các cây trồng không được gây ảnh hưởng lẫn nhau, không che khuất ánh sáng lẫn nhau. Kiểu trồng xen này thường thấy ở trong các khu vực diện tích đất canh tác có hạn nên bà con tranh thủ để có thêm sản phẩm mà không cần phải bón thêm phân, cũng không chúý đến hiệu quả kinh tế.

Còn trường hợp ông Thơ nói, đó là luân canh, không phải là trồng xen. Vì ông trồng dưa thu hoạch xong mới làm đất trồng lúa. Kiểu canh tác này khá phổ biến và rất có lợi cho việc nâng cao độ phì của đất và lại tăng hiệu quả kinh tế rất rõ. Trên các vùng đất lúa chủ động nước thì mô hình trồng 1 vụ lúa, vụ sau trồng dưa, hoặc đậu hay cây bắp là mô hình rất phổ biến.

Trong SX lúa người ta khuyên nên áp dụng phương thức này để cải tạo đất và đề phòng giá cả của lúa thấp, kéo theo hiệu quả kinh tế sẽ thấp. Hơn nữa vụ trồng sau hay trước khi thu hoạch, phần lớn sử dụng giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn để tận dụng nước mưa mà trồng 1 vụ lúa nữa thì không đủ thời gian và dễ gặp hạn cuối vụ. Còn hiện tượng thừa đạm mà ông đã nêu là khi bạn trồng dưa, bạn bón phân đạm vào quanh gốc dưa là chủ yếu, nhưng do khi tưới nước hay do mưa mà một phần phân bón bị trôi từ trên luống xuống rãnh, vả lại khi cày, san đất thì lớp đất mặt trên lưống cao bị san xuống rãnh. Như vậy rãnh dưa được ưu ái phần dinh dưỡng nhiều hơn nên tốt hơn phần nằm giữa luống dưa. Đó là điều tất yếu.

Khắc phục hiện tượng này bằng cách: Sau khi thu dưa xong người ta cày đất theo chiều vuông gốc với luống dưa để giảm bớt việc đưa đất mặt luống dồn xuống rãnh luống. Cho nước vào, bừa ngang rồi bừa dọc cũng làm cho sự sai khác đất mặt cũng giảm đi. Mặt khác hiện tượng tốt xấu này chỉ biểu hiện rõ vào đợt bón phân đầu. Sau khi bón, bạn quan sát màu xanh của lúa để bón vá áo vào những chỗ kém xanh. Đến lần bón phân thứ 2 ruộng sẽ đều lại. Ông Thơ hỏi Cty CP Phân bón Bình Điền có loại phân nào để khắc phục hiện tượng bón phân không đồng đều đã xảy ra như đã nói ở trên không?

Xin trả lời là hiện nay Cty Bình Điền có nhiều chủng loại phân bón khác nhau, mỗi loại có hàm lượng và tỷ lệ các chất khác nhau. Các loại phân trộn hay phân phức hợp có ưu điểm là khi bón cho cây trồng thì chỗ nào cũng được phân phối đều các chất N,P,K nên ít có hiện tượng chỗ quá xanh, chỗ thiếu phân so với khi bón phân đơn và khi bạn dùng nhiều phân đạm hơn các loại phân khác. Vì phân đạm có khả năng tan nhanh và khuếch tán trong nước cũng nhanh hơn các chất khác. Với phân NPK dạng viên, khi ông nhỡ tay bón quá liều thì do có các chất P, K và trung vi lượng kèm theo nên cũng hạn chế được hiện tượng quá thừa N như trường hợp của ông. Tuy vậy, dù là loại phân nào thì kỹ thuật cá nhân vẫn là yếu tốt quyết định cho việc phân phối phân đồng đều nhiều hay ít.

Tại sao phải luân canh xen canh?

- Luân canh làm cho đất tăng độ phì nhiêu, điều hòa dinh dưỡng và giảm sâu, bệnh. - Xen canh sử dụng hợp lí đất, ánh sáng và giảm sâu bệnh. - Tăng vụ góp phần tăng thêm sản phẩm thu hoạch.

Luân canh xen canh trồng gọi là gì?

- Xen canh gối vụ: Trồng xen là trồng nhiều loại cây trồng thành từng hàng xen kẽ nhau. Trồng gối vụ là trồng các loại cây có thời vụ khác nhau trên cùng một diện tích và thu hoạch trong những thời gian khác nhau.

Nhược điểm của phương thức xen canh là gì?

3- Nhược điểm:Khi trồng xen canh các cây chung họ thì dễ bị dịch hại,sây, bệnh tấn công giống nhau. Khả năng cao là cạnh tranh dinh dưỡng trong khu đất từ đó bà con tốn thêm chi phí bón phân và cải tạo đất trong vườn.

Trồng xen canh có ưu điểm gì?

Xen canh là trồng hai hoặc nhiều loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích đất nhằm tăng hiệu quả canh tác trên đồng ruộng, tăng sự đa dạng sinh học, hạn chế côn trùng, sâu bọ gây hại cho cây trồng chính, hạn chế rủi ro ngay cả khi cây trồng chính bị thiệt hại hoặc không mang lại năng suất như mong đợi.