Lỗi không có giấy kinh doanh vận tải

Theo Khoản 6 Điều 53 Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT, khi vận chuyển hàng hóa, lái xe phải mang theo Giấy vận tải và các giấy tờ của lái xe và phương tiện theo quy định của pháp luật.

Như vậy, trường hợp lái xe không mang theo Giấy vận tải sẽ bị xử phạt.

Cụ thể, mức xử phạt về lỗi không có giấy phép kinh doanh vận tải được quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt lái xe có hoặc không mang theo Giấy vận tải như sau:

Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không có hoặc không mang theo Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) bằng văn bản giấy theo quy định hoặc không có thiết bị để truy cập vào được phần mềm thể hiện nội dung của Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) theo quy định hoặc có thiết bị để truy cập nhưng không cung cấp cho lực lượng chức năng khi có yêu cầu;

Như vậy, trường hợp vận chuyển hàng hoá mà lái xe không có giấy vận tải theo quy định thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Thanh tra Sở GTVT TP.HCM cho biết qua công tác kiểm tra việc chấp hành quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô ghi nhận còn một số đơn vị chưa thực hiện đầy đủ, nghiêm túc quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải.

Video: 12 lỗi dễ bị xử phạt hành chính và tước giấy phép kinh doanh vận tải

Các lỗi trên khiến các đơn vị kinh doanh vận tải bị xử phạt hành chính và tước giấy phép kinh doanh vận tải.

Cụ thể gồm:

Thứ nhất là người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của đơn vị kinh doanh vận tải không đảm bảo theo quy định tại khoản 13 Điều 3 Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT: “Người có trình độ chuyên môn về vận tải là người có chứng chỉ sơ cấp chuyên ngành vận tải hoặc có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành vận tải trở lên”.

Lỗi không có giấy kinh doanh vận tải

Thanh tra Sở GTVT TP.HCM chỉ ra 12 lỗi thường gặp ở các đơn vị vận tải dễ bị xử phạt và tước giấy phép kinh doanh. Ảnh: NHƯ NGỌC

Trường hợp vi phạm trên sẽ phạt tiền từ 6-8 triệu đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải. Đồng thời, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh vận tải từ 1-3 tháng.

Thứ hai là nơi đỗ xe không đảm bảo theo quy định. Trường hợp này bị phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng.

Thứ ba, không có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông theo quy định hoặc có nhưng bộ phận này không thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ theo quy định. Đơn vị vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính từ 10 - 12 triệu đồng, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh vận tải từ 1-3 tháng.

Thứ tư, không nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định (do thay đổi nội dung thông tin của người đại diện pháp luật, trụ sở của đơn vị) tại khoản 3 Điều 18 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.

Thứ năm là không xây dựng, cập nhật thông tin (bảo dưỡng phương tiện) việc quản lý lý lịch phương tiện theo quy định Phụ lục 1 Thông tư số 12/2020/TT của Bộ GTVT.

Thứ sáu, không xây dựng và thực hiện các nội dung của Quy trình đảm bảo an toàn giao thông. Đối với hành vi vi phạm này, đơn vị đó sẽ bị phạt tiền từ 6-8 triệu đồng, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh vận tải từ 1-3 tháng.

Thứ bảy là không thực hiện thông báo nội dung tối thiểu của Hợp đồng vận chuyển hành khách trước khi thực hiện Hợp đồng vận chuyển hành khách theo hợp đồng, gửi về Sở GTVT theo quy định.

Thứ tám, không có Hợp đồng vận chuyển hành khách, danh sách hành khách theo hợp đồng.

Thứ chín, không lập, cập nhật đầy đủ các nội dung quy định (Quản lý lý lịch hành nghề của lái xe) về quá trình hoạt động của lái xe.

Thứ 10, không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho lái xe theo quy định hoặc có tổ chức khám nhưng không đầy đủ các nội dung theo quy định. Trường hợp này, đơn vị kinh doanh vận tải sẽ bị phạt tiền từ 14-20 triệu đồng.

Thứ 11, điều khiển xe ô tô quá thời gian quy định - Tài xế vi phạm thời gian lái xe liên tục (quá 4 giờ) và vi phạm thời gian tài xế làm việc trong ngày (quá 10 giờ).

Thứ 12, không sử dụng thẻ nhận dạng lái xe để đăng nhập thông tin theo quy định hoặc sử dụng thẻ nhận dạng lái xe của lái xe khác để đăng nhập thông tin khi điều khiển xe ô tô chở khách.

Trường hợp này sẽ bị phạt tiền từ 1-2 triệu đồng đối với lái xe và áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1-3 tháng.

Xin chào luật sư, tôi có thắc mắc cần nhờ luật sư tư vấn như sau: Gia đình tôi có một chiếc xe tải chuyên dùng để giao hàng hóa. Hôm vừa rồi khi đang chở hàng trên đường thì tôi bị các anh cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe lại và xuất trình giấy vận tải để kiểm tra, sau đó các anh cảnh sát đã tạm giữ phương tiện của tôi và lập biên bản xử phạt về lỗi không có giấy vận tải. Tôi muốn nhờ luật sư giải thích về Giấy vận tải là gì, và việc lập biên bản xử phạt như thế là đã đúng hay chưa? Nếu đúng thì mức phạt trong trường hợp này là bao nhiêu? Rất mong nhận được hồi đáp từ phía luật sư!


Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Quang Huy. Về thắc mắc của bạn liên quan tới vấn đề giấy vận tải và mức phạt lỗi không có giấy vận tải, chúng tôi tư vấn cho bạn cụ thể như sau:


  • Thông tư 63/2014/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
  • Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

2. Giấy vận tải là gì?

Giấy vận tải là văn bản có tác dụng thể hiện các thông tin liên quan đến hoạt động vận tải hàng hóa bằng ô tô, là công cụ để người điều khiển, người giao nhận hàng hóa cũng như lực lượng chức năng dùng cho việc kiểm tra và xác minh các thông tin liên quan đến hoạt động này.

Về Giấy vận tải, Khoản 2 Điều 52 Thông tư 63/2014/TT-BGTVT có quy định cụ thể như sau:

2. Giấy vận tải
  1. Giấy vận tải bao gồm các thông tin sau: tên đơn vị vận tải; tên đơn vị hoặc người thuê vận chuyển; hành trình (điểm khởi đầu, lộ trình, điểm kết thúc hành trình); số hợp đồng (nếu có), ngày tháng năm ký hợp đồng; loại hàng và khối lượng hàng vận chuyển trên xe; thời gian nhận hàng, giao hàng và các nội dung khác có liên quan đến quá trình vận tải. Cự ly của hành trình hoạt động được xác định từ điểm khởi đầu đến điểm kết thúc của chuyến đi.
  1. Giấy vận tải do đơn vị vận tải đóng dấu và cấp cho lái xe mang theo trong quá trình vận chuyển hàng hóa trên đường; trường hợp là hộ kinh doanh thì chủ hộ phải ký, ghi rõ họ tên vào Giấy vận tải.
  1. Sau khi xếp hàng lên phương tiện và trước khi thực hiện vận chuyển thì chủ hàng (hoặc người được chủ hàng uỷ quyền), hoặc đại diện đơn vị hoặc cá nhân (nếu là cá nhân) thực hiện xếp hàng lên xe phải ký xác nhận việc xếp hàng đúng quy định vào Giấy vận tải theo mẫu quy định tại Phụ lục 28 của Thông tư này.

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 53 Thông tư 63/2014/TT-BGTVT, khi vận chuyển hàng hóa, lái xe phải mang theo Giấy vận tải và các giấy tờ của lái xe và phương tiện theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, trước khi thực hiện vận chuyển hàng hóa, lái xe có trách nhiệm yêu cầu người chịu trách nhiệm xếp hàng hóa lên xe ký xác nhận việc xếp hàng vào Giấy vận tải và có trách nhiệm từ chối vận chuyển nếu việc xếp hàng không đúng quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định của pháp luật, khi vận chuyển hàng hóa trên xe tải thì lái xe phải mang theo Giấy vận tải bên cạnh các giấy tờ khác của xe. Việc sử dụng giấy vận tải nhằm mục đích thực hiện chức năng quản lý trật tự hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ của các cơ quan nhà nước. Dựa vào các thông tin trong giấy vận tải, cơ quan quản lý hành chính có thể tiến hành việc kiểm tra hành chính, kiểm tra trọng lượng hàng hóa được vận chuyển có phù hợp với khối lượng hàng hóa được phép vận chuyển hay không? Giấy vận tải do đơn vị vận tải cấp và đóng dấu.

giấy vận tải


3. Mẫu giấy vận tải

Giấy vận tải là một trong những loại tài liệu, giấy tờ quan trọng được pháp luật quy định một cách cụ thể, đồng thời đưa ra mẫu văn bản riêng để các bên liên quan căn cứ vào đó mà sử dụng. Mẫu giấy vận tải mới nhất hiện nay được quy định tại Phụ lục 28 của Thông tư 63/2014/TT-BGTVT.

Bạn có thể tải Mẫu giấy vận tải tại đây:


TẢI MẪU GIẤY VẬN TẢI


PHỤ LỤC 28

(Ban hành kèm theo Thông tư số:63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

GIẤY VẬN TẢI

Số: ……. Có giá trị đến…..

Biển kiểm soát xe:……………………………….

1. Thông tin về đơn vị kinh doanh 2. Thông tin về người lái xe Đơn vị vận tải: Họ tên lái xe: Địa chỉ: Giấy phép lái xe số: Số điện thoại liên hệ: Số điện thoại liên hệ: 3. Thông tin về người thuê vận tải (Dành cho đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa kê khai) 4. Thông tin về hợp đồng vận tải (Dành cho đơn vị kinh doanh vận tải) Tên người thuê vận chuyển: Số hợp đồng: Địa chỉ: Ngày… tháng… năm…… 5. Thông tin về chuyến đi 6. Thông tin về hàng hóa Tuyến vận chuyển: Tên hàng hóa: Điểm xếp hàng: Khối lượng hàng hóa: Điểm giao hàng: Thông tin khác: Thời gian vận chuyển dự kiến:………. Bắt đầu từ:………(giờ) đến………..(giờ) Tổng số km dự kiến: 7. Thông tin về rơ moóc, sơ mi rơ moóc Biển số rơ moóc, sơ mi rơ moóc 8. Phần dành cho người xếp, dỡ hàng hóa lên, xuống xe ghi Thông tin về xếp hàng lên xe

– Xếp lần 1: Địa điểm:………………………

Khối lượng hàng:………….. thời gian:…

Xác nhận của người xếp hàng: ……………

– Xếp lần 2: Địa điểm:………………………

Khối lượng hàng:………….. thời gian:……

Xác nhận của người xếp hàng: ……………

Thông tin về dỡ hàng xuống xe

– Dỡ lần 1: Địa điểm:……………………….

Khối lượng hàng:……… thời gian:………..

Xác nhận của người dỡ hàng: ……………..

– Dỡ lần 2: Địa điểm:……………………….

Khối lượng hàng:……… thời gian:………

Xác nhận của người dỡ hàng: ……………

…., ngày… tháng… năm…… Đơn vị vận tải (ký tên, đóng dấu (nếu có))

Ghi chú: Tùy theo yêu cầu quản lý, Đơn vị vận tải có thể bổ sung các thông tin khác ngoài các thông tin đã nêu trên.


4. Không có Giấy vận tải phạt bao nhiêu?

Khi điều khiển xe kinh doanh vận chuyển hàng hóa, bên cạnh những giấy tờ khác của xe, pháp luật quy định lái xe phải mang theo Giấy vận tải. Việc không có hoặc không mang theo Giấy vận tải như pháp luật đã quy định sẽ dẫn đến lỗi không có Giấy vận tải và lái xe sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp này.

Giấy vận tải và mức xử phạt lỗi không giấy vận tải

Điểm d Khoản 2 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt lái xe có hoặc không mang theo Giấy vận tải như sau:

Điều 24. Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ

2. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  1. Điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không có hoặc không mang theo Giấy vận tải theo quy định, trừ xe taxi tải.

Như vậy, người điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải mà hàng hóa mà không có hoặc không phải theo Giấy vận tải thì sẽ bị xử phạt cùng một mức phạt tiền đó là từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Bạn có thể tải Mẫu giấy vận tải tại đây:


TẢI MẪU GIẤY VẬN TẢI


Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi cung cấp đến bạn về vấn đề giấy vận tải của bạn theo quy định của pháp luật hiện hành. Để được tư vấn cụ thể hơn bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật giao thông qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy.

Giấy phép kinh doanh vận tải lấy ở đâu?

Nơi nộp hồ sơ Theo khoản 3 Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh là Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đơn vị nộp hồ sơ đến Sở giao thông vận tải các tỉnh theo hình thức nộp trực tiếp hoặc nộp qua Hệ thống dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đó.

Không có giấy kinh doanh vận tải phạt bao nhiêu?

Như vậy, người lái xe kinh doanh vận tải hàng hóa không mang theo Giấy vận tải sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền là từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Giấy phép kinh doanh Phạt bao nhiêu tiền?

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu hành vi kinh doanh không đúng mặt hàng, ngành nghề, địa điểm kinh doanh ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu hành vi hoạt động kinh doanh mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Hoạt động vận tải không kinh doanh là gì?

Theo đó, xe không kinh doanh vận tải được xác định là những xe ô tô có thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải như trực tiếp điều khiển phương tiện, lái xe để vận chuyển hàng hóa hoặc con người trên đường bộ nhưng không nhằm mục đích sinh lời.