Liên đới bồi thường thiệt hại là gì

Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.

Theo quy định tại Điều 587 – Bộ luật dân sự năm 2015 về bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra như sau:

“Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.”

>>>>> Tham khảo: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì?

Tư vấn và bình luận về các quy định về bồi thường thiệt hại do nhiều người gây ra theo Bộ luật dân sự 2015.

–  Chỉ áp dụng Điều luật trên để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi những người gây thiệt hại đã có sự thống nhất ý chí với nhau về một phương diện nào đó. Hay nói cách khác, chỉ được coi là “cùng gây thiệt hại” khi giữa họ đã có sự bàn bạc với nhau trước khi gây thiệt hại hay sự tiếp nhận ý chí của nhau khi một hành vi gây thiệt hại nào đó đã được thực hiện. Vì vậy, chỉ áp dụng Điều luật trên để giải quyết việc bồi thường trong những trường hợp sau :

+ Những người gây thiệt hại cùng thống nhất ý chí với nhau về hành vi gây thiệt hại dù họ không thống nhất và cũng không mong muốn cho hậu quả xảy ra.

Ví dụ: Ba người khai thác đá đã thống nhất ý chí để thực hiện hành vi lăn tảng đá mà họ khai thác được xuống chân núi nơi họ khai thác. Khi tảng đá lăn xuống vô tình gây thương tích cho một người khác.

+ Những người gây thiệt hại cùng thống nhất ý chí với nhau cả về việc thực hiện hành vi trái pháp luật, cả về hậu quả xảy ra.

Ví dụ: Nhiều người cùng bàn bạc và cùng nhau thực hiện hành vi trộm cắp tài sản của người khác.

+ Những người gây thiệt hại dù không thống nhất, bàn bạc để cùng thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng hành vỉ của họ có sự kế tiếp nhau trong quá trình gây thiệt hại.

Ví dụ: Kẻ trộm tài sản và kẻ tiêu thụ tài sản đó.

– Trong những trường hợp trên, những người gây thiệt hại phải cùng nhau (liên đới) bồi thường toàn bộ thiệt hại cho người bị thiệt hại. Tuỳ trường hợp cụ thể, căn cứ vào mức độ lỗi của mỗi người, Toà án xác định phần phải bồi thường cho từng người tương ứng với mức độ lỗi của họ. Nếu không thể xác định được mức độ lỗi của mỗi người thì buộc họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI 19006557 để được tư vấn.

Nghĩa vụ liên đới là gì và căn cứ phát sinh nghĩa vụ liên đới sẽ như thế nào? Các trường hợp nào phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường trong thi hành án dân sự? Những thắc mắc có liên quan đến vấn đề trên sẽ được công ty Luật Long Phan giải đáp ở dưới đây, mời Quý bạn đọc cùng đón xem:

Nghĩa vụ liên đới bồi thường trong thi hành án dân sự

Nghĩa vụ liên đới là gì?

Điều 288 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về nghĩa vụ liên đới như sau:

  • Nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
  • Trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình.
  • Trường hợp bên có quyền đã chỉ định một trong số những người có nghĩa vụ liên đới thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, nhưng sau đó lại miễn cho người đó thì những người còn lại cũng được miễn thực hiện nghĩa vụ.
  • Trường hợp bên có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một trong số những người có nghĩa vụ liên đới không phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình thì những người còn lại vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của họ.

Theo đó, người có quyền liên đới có quyền yêu cầu bất thứ ai có nghĩa vụ liên đới thực hiện các nghĩa vụ liên đới với họ. Khi người có quyền liên đới được miễn thực hiện nghĩa vụ thì những người có nghĩa vụ liên đới cũng được miễn thực hiện nghĩa vụ trên.

Căn cứ phát sinh nghĩa vụ liên đới

Theo thỏa thuận giữa các bên: một nghĩa vụ được coi là nghĩa vụ liên đới khi các bên thỏa thuận nghĩa vụ phát sinh là nghĩa vụ liên đới.

Theo quy định của pháp luật: Theo Bộ luật dân sự 2015, các nghĩa vụ được coi là nghĩa vụ liên đới như:

  • Tại khoản 4 Điều 142 BLDS 2015, trường hợp người không có quyền đại diện và người đã giao dịch cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.
  • Tại Điều 338 BLDS 2015, thì khi nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ thì phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định bảo lãnh theo các phần độc lập.
  • Tại Điều 450 BLDS 2015, trường hợp quyền tài sản là quyền đòi nợ và bên bán cam kết bảo đảm khả năng thanh toán của người mắc nợ thì bên bán phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán, nếu khi đến hạn mà người mắc nợ không trả.

Căn cứ phát sinh nghĩa vụ liên đới

Tổ chức thi hành án đối với nghĩa vụ liên đới

Theo Điều 11 Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC thì việc tổ chức thi hành án đối với nghĩa vụ liên đới được quy định như sau:

  • Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án tuyên nghĩa vụ liên đới nhưng không xác định hoặc xác định rõ phần nghĩa vụ của từng người, thì trong quá trình tổ chức thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự có quyền yêu cầu một hoặc một số người bất kỳ có điều kiện thi hành án trong số những người phải thi hành án thực hiện toàn bộ nghĩa vụ liên đới.
  • Người đã thực hiện thay phần nghĩa vụ thi hành án có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ liên đới khác thanh toán lại phần nghĩa vụ mà người đó đã thực hiện thay cho họ theo quy định của pháp luật dân sự.
  • Người đã thực hiện thay phần nghĩa vụ thi hành án có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ liên đới khác thanh toán lại phần nghĩa vụ mà người đó đã thực hiện thay cho họ theo quy định của pháp luật dân sự.

Thời gian tự nguyện thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án. Nếu hết thời hạn trên người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế theo Điều 46 Luật Thi hành án dân sự.

Đình chỉ thi hành án đối với nghĩa vụ liên đới

Theo khoản 1 Điều 50 Luật Thi hành án dân sự, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định đình chỉ thi hành án trong trường hợp sau đây:

  • Người được thi hành án chết mà theo quy định của pháp luật quyền và lợi ích của người đó theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế hoặc không có người thừa kế
  • Người phải thi hành án chết không để lại di sản hoặc theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của người đó theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế
  • Đương sự có thỏa thuận bằng văn bản hoặc người được thi hành án có văn bản yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ quyền, lợi ích được hưởng theo bản án, quyết định, trừ trường hợp việc đình chỉ thi hành án ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba
  • Bản án, quyết định bị hủy một phần hoặc toàn bộ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 103 của Luật này
  • Người phải thi hành án là tổ chức đã bị giải thể, không còn tài sản mà theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của họ không được chuyển giao cho tổ chức khác
  • Có quyết định miễn nghĩa vụ thi hành án
  • Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với người phải thi hành án
  • Người chưa thành niên được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định đã chết hoặc đã thành niên

Thời hạn ra quyết định đình chỉ thi hành án là 05 ngày làm việc, kể từ ngày có căn cứ đình chỉ thi hành án.

>> Xem thêm: Mẫu đơn yêu cầu hoãn thi hành án dân sự

Trường hợp ủy thác thi hành nghĩa vụ liên đới

Cũng theo Luật Thi hành án dân sự, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ủy thác thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án có tài sản, làm việc, cư trú hoặc có trụ sở.

  • Trường hợp người phải thi hành án có tài sản, làm việc, cư trú hoặc có trụ sở ở nhiều địa phương thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ủy thác thi hành án từng phần cho cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án có điều kiện thi hành án để thi hành phần nghĩa vụ của họ.
  • Trường hợp ủy thác thi hành nghĩa vụ liên quan đến tài sản thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ủy thác đến cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án có tài sản; nếu không xác định được nơi có tài sản hoặc nơi có tài sản trùng với nơi làm việc, cư trú, có trụ sở của người phải thi hành án thì ủy thác đến nơi làm việc, cư trú hoặc nơi có trụ sở của người đó.
  • Trường hợp thi hành nghĩa vụ liên đới mà người phải thi hành án cư trú hoặc có tài sản ở các địa phương khác nhau thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ủy thác toàn bộ nghĩa vụ thi hành án đến cơ quan thi hành án dân sự thuộc một trong các địa phương nơi người phải thi hành án có điều kiện thi hành án.

Trường hợp ủy thác thi hành nghĩa vụ liên đới

Trên đây là các giải đáp về các vấn đề xoay quanh đến nghĩa vụ liên đới bồi thường trong thi hành án dân sự. Nếu Quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào khác cần tìm LUẬT SƯ DÂN SỰ, vui lòng liên hệ qua Hotline: 1900.63.63.87 để được giải đáp. Trân trọng cảm ơn.

* Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: hoặc .