Lập trình web với C++

Giới công nghệ luôn không ngừng đặt ra những câu hỏi về tương lai của các ngôn ngữ lập trình. Họ dựa vào những xu hướng này để lựa chọn công cụ áp dụng vào các dự án mới và quyết định ngôn ngữ lập trình để tập trung học tập. Một sự lựa chọn sai lầm có thể dẫn đến những tổn thất cho cả công ty và bản thân sự nghiệp người lập trình. Hôm nay chúng ta sẽ bàn về C++, liệu ngôn ngữ lập trình này còn là xu thế hay đã lỗi thời?

C++ trong quá khứ

Ra đời vào năm 1979, được tạo ra bởi nhà khoa học máy tính người Đan Mạch Bjarne Stroustrup, ngôn ngữ lập trình C++ dạo gần đây đã phần nào mất đi sự ưa chuộng mà nó từng có. Tuy nhiên, điều này không phải là vì nó bị thay thế bởi những công nghệ mới hơn mà là do sự chuyển đổi về loại ứng dụng được ưa chuộng hiện nay.

Ngày nay, các ứng dụng web và ứng dụng di động đang thống trị mạng internet. Không may cho C++, đây không phải là ngôn ngữ phù hợp để áp dụng vào những lĩnh vực này. Tuy lập trình web bằng C++ không hẳn là điều không thể, sẽ thuận tiện và tối ưu hơn rất nhiều nếu sử dụng PHP, Javascript hay thậm chí là ASP.NET cho các ứng dụng lớn. Tương tự đối với ứng dụng di động - Java, Kotlin cho Android và Objective-C, Swift cho iOS – C++ gần như không có đất diễn. Ngay cả trong lập trình những phần mềm trên máy tính – C++ cũng không thể đánh bại Java và C#. Viết chương trình bằng C++ phức tạp hơn nhiều so với hầu hết các ngôn ngữ lập trình hiện nay, debug thôi cũng mệt chứ đứng nói tới việc tận hưởng niềm vui lập trình.

Vậy điều này có nghĩa là lập trình C++ không có tương lai?

Lập trình web với C++

Điểm cộng của C++

Tuy C++ không là một trong những ngôn ngữ nắm xu thế trên mạng internet, nhiều người không biết đến tầm quan trọng và những ứng dụng “ngầm” của nó.

Ưu điểm lớn nhất của C++ là hiệu suất và tốc độ cao. Nó cũng có thể dễ dàng tối ưu hóa lượng dữ liệu khổng lồ. Đó là lý do tại sao C++ thường được áp dụng trong các ứng dụng lớn, phức tạp như máy chủ, nơi xử lý dữ liệu là rất quan trọng. Hơn thế nữa, với hiệu suất tối ưu giúp giảm lượng năng lượng tiêu thụ, C++ trở thành ngôn ngữ tuyệt vời cho các thiết bị di động.

Trên thực tế có không ít các gã khổng lồ công nghệ được phát triển dựa trên C++. Đây là ngôn ngữ chính được sử dụng cho Microsoft, Oracle, Mozilla, Opera, PayPal, Evernote và Linkedin. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng trong một số code của Amazon, Facebook, SAP và Adobe.

Danh sách kể trên khá ấn tượng, nhưng không chỉ có thế, C++ còn được Google sử dụng cho search engine. Trình duyệt Google Chrome cũng được viết chủ yếu bằng ngôn ngữ này. Là trình tìm kiếm phổ biến trên khắp thế giới, Google cần có tốc độ tìm kiếm nhanh và độ ổn định cao, đây là những yếu tố có thể đạt được nhờ C++.

Cuối cùng, C++ hiện diện trong hầu hết các hệ điều hành, ví dụ như Windows hay iOS; và cả trong những tựa game AAA bom tấn như Grand Theft Auto và Metal Gear Solid.

Tương lai C++ sẽ ra sao?

Có một câu chuyện thế này:

"Vào buổi bình minh của thế kỷ 21, C++ đã bị tấn công. Người hâm mộ C đã chỉ ra các chương trình C++ có hiệu suất kém hơn so với các mã được viết bằng C. Các tập đoàn nổi tiếng với ngân sách Marketing lớn chào mời các ngôn ngữ hướng đối tượng riêng của họ, cho rằng C++ quá khó sử dụng và ngôn ngữ của họ mới là tương lai. Các trường đại học chọn Java để giảng dạy bởi vì nó đi kèm với một số toolchain miễn phí. Theo sau những hệ lụy này, các công ty lớn kiếm nhiều tiền với ván cược lớn là code web và hệ điều hành bằng Java hoặc C# hoặc PHP. C++ dường như đang ở trạng thái thoi thóp. Một quãng thời gian thật sự khó chịu cho bất cứ ai tin rằng C++ là một công cụ mạnh mẽ, hữu ích.

Sau đó, một điều buồn cười xảy ra. Các công ty lõi xử lý ngừng cải tiến tốc độ, nhưng khối lượng tác vụ vẫn tiếp tục tăng lên. Những công ty lớn này bắt đầu thuê các lập trình viên C++ để giúp họ mở rộng. Chi phí code lại tất cả bằng C++ còn thấp hơn chi phí điện năng nuôi trung tâm dữ liệu của các công ty đó. Đột nhiên, C++ lại nổi tiếng"

Dựa vào những điều ở trên, có thể nói rằng tương lai của C++ vẫn chưa thể kết thúc. Mặc dù không còn là một ngôn ngữ thuộc xu thế ngày nay, C++ vẫn không thể bị thay thế trong hầu hết các ứng dụng kể trên. Bảng xếp hạng TIOBE index tháng 3 năm 2020 đã liệt kê C++ đứng thứ 4 trong số những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất.

Các bạn đang học C/C++ vẫn cứ tin tưởng vào tương lai của ngôn ngữ này ít nhất là trong năm 5 tới nhé. Chúc các bạn thành công

Lập trình web là một trong những xu hướng nghề nghiệp được quan tâm nhất hiện nay. Nếu chủ động tìm hiểu và chuẩn bị, cơ hội có công việc như ý sẽ càng cao hơn.Bài viết được chia sẻ dưới đây của ITNavi sẽ giúp bạn định hướng tốt nhất. Bạn hiểu về nghề và tự lên lộ trình học tập phù hợp cho bản thân.

Mục Lục

Lập trình web là gì?

Nhiệm vụ của lập trình web hướng đến hai bộ phận chính là Front – end và Back – end. Mỗi mảng này có nhiệm vụ khác nhau nhưng luôn song hành để tạo ra dự án hoàn chỉnh.

Lập trình web với C++

Lập trình web gồm hai mảng chính có thể theo đuổi

- Front – end: Gồm design và dạng ngôn ngữ hiển thị HTML hoặc CSS. Nói một cách dễ hiểu hơn, tất cả những gì người dùng nhìn thấy khi truy cập trang chính là nhiệm vụ của Front – end.

- Back – end: Nếu ví Front – end là vỏ bọc website, khi đó Back – end là hạt nhân. Mảng này bao gồm server và các cấu trúc database. Nhiệm vụ chính hướng đến là tạo nên web, đảm bảo hoạt động, giải quyết yêu cầu, phục vụ trải nghiệm cho người dùng.

Sau khi học tìm hiểu lập trình web, mỗi người chọn cho mình hướng đi chuyên sâu. Đó có thể là chuyên về Front – end hoặc Back – end. Khi đã đủ kinh nghiệm, bạn sẽ đảm nhiệm Full – stack.

Quá trình học lập trình web nên bắt đầu từ đâu?

Quá trình học lập trình web không thể đốt cháy giai đoạn. Để ứng dụng vào trong thực tế công việc là cả một khoảng thời gian rèn luyện không ngừng nghỉ. Thế nhưng, nếu tuân thủ theo kế hoạch khoa học, bạn sẽ thấy sự am hiểu của mình tăng lên nhanh hơn.

Nghiên cứu trên Google

Trong giai đoạn mới tiếp cận lập trình web chắc chắn sẽ có nhiều câu hỏi được đặt ra. Đứng trước các vấn đề, thắc mắc, bạn hãy nghĩ đến việc search Google. Bởi vì, đây là cách nhanh nhất để có câu trả lời.

Với một cụm từ khóa tìm kiếm sẽ có nhiều bài viết, nguồn tham khảo khác nhau. Từ đó, bạn có góc nhìn tổng quan, hiểu rõ mấu chốt vấn đề. Tuy nhiên, số lượng thông tin khổng lồ có thể khiến nhiều người hoang mang.

Do đó, hãy ưu tiên làm rõ trọng tâm câu hỏi của mình trước. Theo thời gian, vốn kiến thức tích lũy được sẽ tăng dần lên.

Chọn ngôn ngữ lập trình muốn theo đuổi

Để lập trình web, bạn có thể ứng dụng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau. Hãy tìm hiểu tổng quan về từng loại và chọn ra thứ phù hợp với định hướng theo đuổi. Dưới đây là gợi ý ưu tiên hàng đầu cho người mới.

PHP

Cho đến hiện tại, các lập trình viên Facebook vẫn đang ưu tiên sử dụng PHP cho nền tảng của họ. Ngôn ngữ cũng được dùng cho WordPress – nền tảng Blog lớn nhất thế giới. Các trang thương mại điện tử ưu tiên xây dựng bằng PHP.

Lập trình web với C++

Khi học lập trình, bạn có thể bắt đầu từ ngôn ngữ PHP

Về khái niệm, PHP là mã nguồn mở, miễn phí. Mục đích thiết kế để phát triển ứng dụng web một cách tiết kiệm nhất. Ưu điểm như:

- PHP đã có lịch sử phát triển lâu dài.

- Cộng đồng tích cực.

- Hệ sinh thái phong phú.

- Công cụ đạt đến mức độ phát triển hoàn thiện cao.

Trong lĩnh vực lập trình web, PHP luôn là một trong những sự lựa chọn được ưu tiên hàng đầu. Khi tuyển dụng, các doanh nghiệp cũng ưu tiên ứng viên có kỹ năng này.

Java

Java là ngôn ngữ dễ đọc, mạnh mẽ, linh hoạt cùng một cộng đồng vững chắc. Ngôn ngữ lập trình này được xếp thứ 3 về mức độ phổ biến trên toàn thế giới. .

Java được ứng dụng nhiều trong lập trình app di động trên nền tảng Android. Thế nhưng, không phải ai cũng biết công cụ này cũng rất phổ biến trong lĩnh vực IoT, trí tuệ nhân tạo.

Những người mới học lập trình web thường lo ngại các tính chất tối tân của Java khó có thể tiếp cận. Thế nhưng, tính chặt chẽ của ngôn ngữ này giúp bạn học theo cách hiểu sâu, tư duy logic hơn.

Python

Đây là ngôn ngữ lập trình phát triển từ những năm 80s bởi Guido van Rossum. Python cũng luôn nằm trong danh sách có khả năng phổ biến cao, dễ tiếp cận.

Lập trình web với C++

Python cũng là ngôn ngữ nên được tiếp cận khi theo đuổi ngành IT

Về định nghĩa, Python là ngôn ngữ sử dụng mã nguồn mở, hoàn toàn miễn phí. Theo đó, lập trình viên có thể tạo ra một số lượng code lớn, dễ đọc chỉ trong một thời gian ngắn.

Mặt khác, đây cũng là một dạng mang tính dynamic, hỗ trợ hướng đối tượng và có phong cách lập trình chức năng. Nhờ tính mềm dẻo, Python là một trong những ngôn ngữ lập trình bậc cao, sử dụng rộng rãi hiện nay.

C và C++

Nếu còn là sinh viên, bạn chắc hẳn đã khá quen thuộc với C và C++. Hai ngôn ngữ này được mệnh danh là nền tảng của khoa học máy tính và lập trình. Tuy nhiên, mọi người thường đánh giá rằng khá khó để học.

Thế nhưng, khi đã hiểu C và C++, bạn sẽ nắm bắt ngôn ngữ khác một cách nhanh chóng hơn. Bởi vì, hầu hết các loại khác đều phát triển từ một hoặc một vài khái niệm của C/C++.

Học các thuật ngữ

Trong khi lập trình web, bạn chắc chắn sẽ phải dùng ngôn ngữ chuyên ngành để trao đổi với đồng nghiệp. Thuật ngữ cũng được sử dụng nhiều trong tài liệu.

Do đó, việc nắm vững ngôn từ chuyên ngành là rất cần thiết. Hãy bắt đầu từ việc nghiên cứu ngữ nghĩa của code, source code, release, bug,…

Học cấu trúc web

Để lập trình web, bạn chắc chắn cần phải hiểu về cấu trúc. Yếu tố này được ví như khung xương của một căn nhà. Phần đầu tiên cần có chính là giao diện gồm:

Lập trình web với C++

Lập trình viên phải có sự am hiểu về cấu trúc web

- Header: Chứa logo, slogan, hiệu ứng,…

- Body: Là những nội dung muốn truyền tải đến người truy cập.

- Footer: Hàm chứa thông tin liên lạc, chính sách khách hàng,…

Phần thứ hai trong cấu trúc là trang con của web. Mỗi lĩnh vực sẽ có cách triển khai khác nhau nhưng hầu hết đều xây dựng: Trang chủ, trang danh mục, trang chi tiết,…

Thực hành

Học lập trình web chỉ có ý nghĩa khi bắt tay vào thực hành. Dưới đây là các nền tảng giúp xây dựng website bằng tiếng Việt đơn giản, miễn phí nên biết:

- WordPress.

- Blogger.

- Wix.com.

- Tin.vn.

- 1web.vn.

Như vậy, bài viết đã đưa ra định hướng cho người muốn theo đuổi ngành công nghệ thông tin. ITNavi tin rằng