Làm thế nào để ngăn chặn bạo lực học đường năm 2024

Thời gian qua, trên mạng xã hội xuất hiện hàng loạt vụ học sinh bạo hành, đánh đập nhau với nhiều mức độ gây xôn xao dư luận. Đáng lo ngại, tình trạng bạo lực học đường ngày càng có xu hướng gia tăng.

Làm thế nào để ngăn chặn bạo lực học đường năm 2024
Thời gian qua, xuất hiện nhiều vụ bạo lựu học đường khiến dư luận xôn xao. Đồ hoạ: Tường Vân

Nhiều vụ bạo lực học đường nghiêm trọng

Mới đây, 1 nhóm 3 học sinh Trường THCS Phú Cường, Hà Nội do mâu thuẫn cá nhân, đã đánh đập, gây thương tích cho 1 bạn nữ cùng khối. Vụ việc đã được gia đình, nhà trường phát hiện và cùng phối hợp để có biện pháp răn đe, uốn nắn học sinh kịp thời.

Làm thế nào để ngăn chặn bạo lực học đường năm 2024
Học sinh lớp 7 bị 1 nhóm 3 bạn cùng trường đánh chấn thương phần mềm. Ảnh: Phụ huynh cung cấp

Trước đó, vào tháng 10, do mâu thuẫn từ trước, em N.T.T (học lớp 12, Trường THPT Lý Chính Thắng, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) cùng nhóm bạn của mình ngay sau khi tan học, trên đường về nhà đã chặn đánh em P.Q.M (trú xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn) học lớp 11 cùng trường. Trong lúc xô xát, M đã lấy dao thủ sẵn trong cặp đâm T tử vong trên đường đi cấp cứu.

Ngay sau đó, Công an huyện Hương Sơn đã vào cuộc điều tra và tiến hành tạm giữ hình sự đối với P.Q.M. Đáng nói, vụ án mạng xảy ra chỉ ít ngày sau khi Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh có văn bản chỉ đạo tăng cường tuyên truyền, thực hiện các giải pháp ngăn chặn nạn bạo lực học đường.

Cũng trong tháng 10, một nhóm học sinh nữ (lớp 7 và lớp 8) Trường THCS Thị Trấn Phù Mỹ, Bình Định kéo đến tận nhà, đánh đập 1 nữ sinh lớp 9 cùng trường và quay phim, đăng trên mạng xã hội. Đoạn clip được lan truyền khiến dư luận bức xúc và ảnh hưởng đến uy tín ngành. Phòng Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) huyện Phù Mỹ sau đó đã phối hợp với công an huyện điều tra, xử lý vụ việc.

Đây chỉ là 3 trong số hàng loạt vụ bạo lực học đường diễn ra trong thời gian qua. Bạo lực học đường đã không còn quá xa lạ, xuất hiện từ nhiều năm với những mức độ khác nhau nhưng chưa bao giờ lại xảy ra liên tiếp như hiện nay, gây bức xúc trong dư luận về vấn đề giáo dục nhận thức của học sinh.

"Chúng ta vẫn luôn nhắc đến cụm từ "trường học hạnh phúc" mà quên mất rằng, để hạnh phúc, trước tiên phải an toàn. Các con cần có 1 môi trường học tập lành mạnh, đảm bảo an toàn để mỗi ngày đến trường là 1 ngày vui.

Tôi vô cùng xót xa khi đọc được thông tin về những vụ bạo hành, đánh đập giữa học sinh với học sinh mà nạn nhân chỉ là những cô bé, cậu bé trạc tuổi với các con tôi. Cần có giải pháp kịp thời để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường" - chị Lương Thị Thu Hằng (Cầu Giấy, Hà Nội) nói.

Cần hành động, không chỉ là lời nói suông

Với gần 20 năm kinh nghiệm trong nghề, cô Mai Ánh Nguyệt - giáo viên Trường THCS Nguyễn Công Trứ, Hà Nội - cho rằng, thực tế, có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến bạo lực học đường.

"Các em học sinh đang tuổi dậy thì, suy nghĩ bồng bột nên chỉ 1 mâu thuẫn nhỏ cũng có thể dẫn đến xích mích, cãi vã, thậm chí đánh đập, gây thương tích cho nhau.

Chưa kể, trong thời buổi công nghệ phát triển như hiện nay, học sinh thường xuyên tương tác với nhau qua môi trường mạng - nơi tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, rủi ro" - cô Ánh Nguyệt chia sẻ.

Từng chứng kiến, giải quyết và hỗ trợ tâm lý cho nhiều trường hợp học sinh gây gổ, xô xát với bạn bè, cô Ánh Nguyệt nhận định, để có thể ngăn chặn bạo lực học đường cần có sự chung tay từ gia đình, nhà trường và toàn thể xã hội.

Về phía gia đình, cần quan tâm, sát sao hơn với con. Khi thấy con có biểu hiện lạ như lo lắng bồn chồn, hay ngược lại có hành động bạo lực với mọi người, mọi vật xung quanh cần tìm hiểu nguyên nhân, phân tích, bảo vệ, ngăn chặn kịp thời hành vi bắt nạt hoặc bị bắt nạt.

Phía nhà trường cần đảm bảo an ninh, an toàn trong trường học. Nhà trường cần tổ chức nhiều chuyên đề để tuyên truyền, giáo dục nhận thức của các em như: Kỹ năng tự vệ phòng vệ, sử dụng mạng xã hội an toàn, chia sẻ tâm lý lứa tuổi, tìm hiểu pháp luật...

"Không chỉ gia đình, nhà trường mà việc ngăn chặn bạo lực học đường cần sự quan tâm của toàn xã hội bởi ngoài trường học, các em có thể đe dọa, đánh nhau, xô xát ở bất kỳ khu vực nào.

Do đó, mỗi chúng ta, nếu thấy hiện tượng bạo lực của học sinh cần báo cơ quan công an, phụ huynh học sinh hoặc nhà trường để ngăn chặn kịp thời, tránh để xảy ra hậu quả đáng tiếc. Công an địa phương cần phối hợp với nhà trường đảm bảo an ninh khu vực cổng trường..." - cô Ánh Nguyệt chia sẻ.

Theo khoản 5 Điều 2 Nghị định 80/2017/NĐ-CP, bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.

2. 05 biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường

Cụ thể tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 80/2017/NĐ-CP quy định về các biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường như sau:

(1) Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường; về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học đường; ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường phù hợp với khả năng của bản thân;

(2) Giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại người học; phòng, chống bạo lực học đường; bạo lực trẻ em trên môi trường mạng cho người học, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục và gia đình người học; giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho người học;

(3) Công khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường và các kênh tiếp nhận thông tin, tố giác về bạo lực học đường;

(4) Tổ chức kiểm tra, giám sát, thu thập và xử lý thông tin liên quan đến bạo lực học đường;

(5) Thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực, không bạo lực đối với người học.

3. Các nội dung tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường

Các nội dung tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường bao gồm:

- Các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, truyền thống, lòng tự hào dân tộc.

Các nội dung giáo dục tư tưởng chính trị, ý thức tuân thủ pháp luật, giáo dục lối sống nhân ái, bao dung, nghĩa tình, trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng xã hội và đất nước.

Gương cá nhân, tập thể thực hiện tốt việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, phòng, chống bạo lực học đường.

- Phản ánh tâm tư nguyện vọng, tình cảm, trách nhiệm của học sinh, sinh viên đối với môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường hoặc hành vi ứng xử của con người trong các mối quan hệ xã hội.

- Các nội dung kiến thức, kỹ năng về:

+ Mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường; trách nhiệm phát hiện, thông tin, tố giác hành vi bạo lực học đường;

+ Biện pháp, kỹ năng ngăn ngừa bạo lực học đường; kỹ năng can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường phù hợp với khả năng của bản thân; kỹ năng phòng, chống xâm hại đối với cá nhân, kỹ năng tự bảo vệ mình trong môi trường xã hội và trên môi trường mạng.

- Phê phán những biểu hiện lệch lạc, tiêu cực, đua đòi, ham chơi, thích hưởng thụ hoặc các hành vi bạo lực và bất bình đẳng giới trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Các nội dung nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động và học sinh, sinh viên về: Chủ quyền biển đảo, toàn vẹn lãnh thổ; đấu tranh phòng chống “Diễn biến hòa bình”, phản bác các luận điệu thông tin sai trái của các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội chính trị;

Không để bị kích động, lôi kéo tham gia hoạt động gây mất ổn định chính trị, an toàn xã hội.

(Khoản 1 Điều 5 Thông tư 38/2019/TT-BLĐTBXH)

4. Hình thức tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường

Việc tuyên truyền các nội dung về phòng chống bạo lực học đường được thực hiện dưới các hình thức sau đây:

- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tuyên truyền trên mạng xã hội.

- Thông qua giờ lên lớp chính khóa, hội nghị, hội thảo, tập huấn và các hoạt động ngoại khóa.

- Thông qua các cuộc nói chuyện chuyên đề, tọa đàm về văn hóa, xã hội.

- Thông qua các cuộc thi văn hóa, văn nghệ, thể thao hoặc cuộc thi tìm hiểu về các lĩnh vực liên quan.

(Khoản 2 Điều 5 Thông tư 38/2019/TT-BLĐTBXH)

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Em làm gì để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường?

Để ngăn chặn nạn bạo lực học đường rất cần sự chung tay của cả nhà trường, gia đình và cả xã hội. Về phía gia đình, chúng ta hãy luôn là chỗ dựa đáng tin cậy để cho các con thấy bình yên, an tâm và sẵn sàng, thoải mái sẻ chia những tâm sự, nguyện vọng của bản thân.

Tại sao chúng ta phải ngăn chặn bạo lực học đường?

- Bạo lực học đường là vấn đề nan giải và ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe tâm thần của trẻ em, tăng các nguy cơ rối loạn, lo âu, trầm cảm và làm giảm sự tự tin của học sinh vào bản thân. Các tác động không chỉ nhất thời mà còn lâu dài, tiềm ẩn mối nguy về các rối loạn nghiêm trọng hơn như trầm cảm, tự hoại hay tự tử.

Để phòng tránh bắt nạt học đường em nên làm gì?

– Tránh xa bắt nạt, nói không với bắt nạt học đường; – Học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động mà nhà trường tổ chức nhằm tính hướng thiện trong con người; – Nếu thấy hiện tượng bắt nạt học đường, các em phải kịp thời báo ngay cho nhà trường, thầy cô giáo hoặc cơ quan công an để kịp thời can thiệp và xử lý.

Bạo lực học đường ở Việt Nam là gì?

Ở Việt Nam, bạo lực học đường không chỉ bao gồm những hành vi thể chất như đánh đập mà còn bao hàm nhiều biểu hiện tấn công tinh thần, chẳng hạn như đe dọa, lăng mạ bằng lời nói. Những hành vi này có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến quá trình phát triển toàn diện của học sinh trong tương lai.