Làm thế nào để hết tắc tia sữa năm 2024

Có rất nhiều phụ nữ sau sinh bị tắc tia sữa nhưng không có cách xử lý đúng dẫn đến viêm vú, áp xe vú…

Tất cả những vấn đề này thường do ống dẫn sữa không thông. Nếu gặp phải những trường hợp như vậy mẹ có thể sẽ bị căng sữa quá mà sốt hoặc dẫn đến viêm, tội nhất là con sẽ không có sữa bú.

Làm thế nào để hết tắc tia sữa năm 2024

Điều gì khiến các mẹ bị tắc tia sữa

Ống dẫn sữa bị tắc một phần hay hoàn toàn sẽ làm cho dòng sữa không thể chảy ra ngoài và bé không thể bú được. Lúc đó, một vài nơi trên bầu ngực hoặc cả bầu ngực sẽ sưng lên, sờ vào thấy cứng và nếu kéo dài trong vài tiếng có thể gây sốt cao. Trước khi sốt, vùng da ở khu vực này có dấu hiệu sưng đỏ rất khó chịu. Núm vú và quầng vú có thể bị phình mạch máu và xuất hiện các đốm trắng trên núm vú.

Lý do gì lại khiến mẹ bị tắc tia sữa?

1. Sữa mẹ không được kích thích, có thể là do bé không bú thường xuyên hoặc không cho bé bú đủ thời lượng.

2. Sữa mẹ ít dinh dưỡng do ăn uống kiêng khem quá khắc nghiệt theo quan niệm cũ.

3. Mẹ có quá nhiều sữa và nó không được hút hết ra ngoài để chuẩn bị cho đợt sản xuất tiếp theo.

4. Mẹ mang áo ngực quá chặt cũng khiến cho dòng chảy sữa không chảy đều.

5. Mẹ mang áo ngực quá rộng làm cho bầu ngực chảy xệ và gây áp lực lên tuyến sữa.

6.Mẹ ăn quá nhiều chất béo, dầu mỡ hoặc thức ăn có quá nhiều gia vị.

7. Mẹ có triệu chứng căng thẳng, stress sẽ ảnh hưởng đến việc sản sinh ra hormone và làm dòng sữa chảy chậm.

Tuy nhiên, các mẹ cũng đừng quá lo lắng khi bị tắc sữa vì càng lo sẽ càng khiến tia sữa bị tắc và không thể giải quyết được tình hình.

Làm thế nào để hết tắc tia sữa năm 2024
Bước 1: Massage vòng tròn quanh bầu vú. Đây là một kỹ thuật mà các bà mẹ cho con bú có thể tự làm cho mình vào bất cứ lúc nào và ở bất cứ đâu mà không cần tốn quá nhiều công sức.

Làm thế nào để hết tắc tia sữa năm 2024
Bước 2: Một tay đỡ bầu vú ở phía dưới, một tay mát-xa bầu vú theo chiều từ trên xuống thật nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương các tuyến sữa. Nhờ sự vuốt ve nhẹ nhàng này mà các tuyến sữa sẽ được kích thích để lan rộng ra khắp các hạch bạch huyết ở da. Mẹ nhớ là không nhấn sâu xuống mà chỉ vuốt nhẹ thôi nhé!

Làm thế nào để hết tắc tia sữa năm 2024
Bước 3: Dùng đầu ngón cái ấn vào vùng gần đầu ti và vuốt xuống.

Làm thế nào để hết tắc tia sữa năm 2024
Bước 4: Dùng ngón cái và ngón trỏ, bóp vào đầu ti và vuốt nhẹ nhiều lần để sữa ra ngoài.

Làm thế nào để hết tắc tia sữa năm 2024
Bước 5: Dùng một miếng gạc lạnh đắp lên bầu ngực để giảm sưng sau khi mát-xa thành công.

Làm thế nào để hết tắc tia sữa năm 2024

Đây là cách không chỉ dùng khi bị tắc sữa mà còn được dùng thường xuyên khi mẹ cho con bú vì nó sẽ kích thích sữa về nhiều hơn. Các mẹ cũng có thể an tâm tự làm một mình dễ dàng mà không phụ thuộc vào sự hỗ trợ của người khác.

Tất nhiên, việc làm này sẽ không thể quyết định hoàn toàn đến việc duy trì nguồn sữa mẹ mà phải kết hợp cả việc cho bé bú thường xuyên thì nguồn sữa mới duy trì được lâu dài nhé!

Cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị tắc tia sữa luôn là nỗi ám ảnh với rất nhiều phụ nữ sau sinh. Khi rơi vào tình huống này, nếu biết về những hướng dẫn tự xoa bóp chữa tắc tia sữa và thực hiện đúng, mọi sự khó chịu sẽ nhanh chóng chấm dứt, mẹ cũng sẽ sớm có được nguồn sữa ổn định cho con yêu của mình.

1. Như thế nào là tắc tia sữa?

1.1. Nhận biết hiện tượng tắc tia sữa

Tắc tia sữa là hiện tượng tắc nghẽn ống dẫn sữa khiến cho sữa không thể chảy ra ngoài được, theo thời gian bị ứ đọng lại và tắc. Mẹ bị tắc tia sữa thường có biểu hiện:

Làm thế nào để hết tắc tia sữa năm 2024

Bị tắc tia sữa khiến bầu ngực mẹ nóng ran, nổi các cục nhỏ gây đau

- Căng tức bầu ngực kèm cảm giác nóng ran, bên trong ngực nổi các cục nhỏ lợn cợn.

- Sữa ra rất ít và thậm chí không thể ra ngoài được dù bầu ngực rất căng sữa.

- Ngực đau nhức, sốt và buồn nôn.

1.2. Lý do nào khiến cho mẹ bị tắc tia sữa?

Những nguyên nhân chính khiến cho mẹ bị tắc sữa gồm:

- Mới sinh xong

Vài ngày đầu sau sinh là thời điểm sữa bắt đầu được sản xuất nhiều nhưng bé lại bú ít hoặc khớp ngậm của bé chưa đúng nên không thể bú hết được lượng sữa có sẵn trong bầu ngực của mẹ. Kết quả là sữa bị thừa và dồn ứ lại làm cho ống dẫn sữa tắc.

- Mẹ có quá nhiều sữa

Bầu ngực của mẹ có quá nhiều sữa cũng dễ bị tắc tia sữa vì bé không bú hết được lượng sữa đã sản xuất, phần còn lại không chảy ra ngoài được nên bị ứ đọng trong ngực của mẹ rồi vón cục dần dần gây tắc tia sữa.

- Mẹ không thường xuyên cho con bú

Sữa mẹ sản xuất liên tục nên bé cũng cần bú liên tục để lượng sữa được sản xuất đẩy hết ra ngoài. Nếu trên 5 giờ mà mẹ không hút sữa hay không cho bé bú thì rất bị tắc ống dẫn sữa.

- Mẹ cho con bú không đúng khớp ngậm

Nếu bé bú sai khớp ngậm thì lực hút không tác động mạnh nhất đến tia sữa nên bé không bú được nhiều sữa và làm dư thừa sữa trong bầu ngực mẹ. Kết quả của nó chính là tắc tia sữa.

- Ngực của mẹ phải chịu áp lực

Mẹ mặc áo ngực bó quá sát, quá chật, mẹ nằm sấp, địu bé trước ngực thường xuyên,... dễ làm cho ngực phải chịu áp lực lớn và nó tác động lên tia sữa làm cho sữa không thể chảy ra ngoài được và kết quả là tắc tia sữa.

Làm thế nào để hết tắc tia sữa năm 2024

Bé bú sai khớp ngậm là một trong các nguyên nhân khiến cho mẹ bị tắc tia sữa

- Mẹ có tâm trạng tiêu cực

Khi mẹ phải đối mặt với hàng loạt vấn đề sau sinh như: con khóc nhiều, sữa ít, chăm sóc con,... nên rất dễ căng thẳng và mệt mỏi. Chính điều này làm ức chế sản xuất hormone oxytocin có vai trò giải phóng sữa nên sữa không được giải phóng ra ngoài thuận tiện và mẹ bị tắc tia sữa.

2. Hướng dẫn tự xoa bóp chữa tắc tia sữa ngay tại nhà

2.1. Tự xoa bóp chữa tắc tia sữa

Biết cách xoa bóp, massage ngực đúng cách sẽ giúp mẹ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng tắc tia sữa ngay tại nhà. Phương pháp này dùng lực tác động lên bầu ngực, chủ yếu tập trung vào vùng ngực bị nổi cục và sưng đau. Kết quả đạt được là cục sữa bị vón được làm mềm và nhỏ lại, cặn sữa thừa được đẩy ra nên dòng chảy của sữa mẹ dễ lưu thông, kích thích tăng tiết để sữa mẹ vừa ra đều vừa không bị vón cục và cuối cùng là thư giãn ống dẫn sữa cùng các mô cơ để giảm căng cứng và đau nhức cho bầu ngực bị tắc.

Chuyên gia sữa mẹ hướng dẫn tự xoa bóp chữa tắc tia sữa đơn giản như sau:

- Vệ sinh tay sạch rồi dùng khăn khô thấm nước và lau sạch bầu ngực.

- Hai bàn tay khép lại sau đó đặt song song đối diện ngay trên bầu ngực, lần lượt thực hiện động tác xoay đều bầu ngực từ bên trái qua bên phải rồi làm ngược lại trong 30 giây.

- Lấy ngón tay ấn day bầu ngực từ trong ra ngoài nhưng chú ý tập trung nhiều vào cục sữa vón trong 30 giây, nếu cảm thấy đau buốt thì chỉnh bớt cho lực nhẹ đi.

- Đưa ngón tay cái đặt lên trên núm ti còn ngón tay trỏ đặt đối diện ngón cái, từ từ nặn vắt tia sữa theo hướng từ trong ra ngoài để cho sữa thừa được đẩy ra.

Làm thế nào để hết tắc tia sữa năm 2024

Hướng dẫn tự xoa bóp chữa tắc tia sữa tại nhà với các thao tác đơn giản

2.2. Kết hợp xoa bóp và chườm nóng chữa tắc tia sữa

Bản thân việc chườm nóng đã giúp mạch máu được giãn ra, tan sữa vón nên sữa sẽ di chuyển dễ dàng hơn. Nếu kết hợp giữa chườm nóng với cách xoa bóp như trên sẽ giúp mẹ sớm thoát khỏi tình trạng tắc tia sữa.

Để kết hợp giữa chườm nóng với xoa bóp chữa tắc tia sữa tại nhà, mẹ hãy:

- Chuẩn bị sẵn chậu nước ấm khoảng 40 - 50 độ C.

- Đổ phần nước ấm này vào trong túi chườm hoặc lấy khăn vải mềm nhúng trực tiếp vào trong chậu và vắt bớt nước đi.

- Đặt khăn ấm hoặc túi chườm lên trên ngực sau đó chườm trong 15 - 20 phút. Tuyệt đối không chườm lâu hơn để tránh làm rát đỏ vùng da ngực của mẹ, nếu sau khi chườm một lần mà ngực chưa mềm ra mẹ có thể chườm thêm lần nữa nhưng chú ý đảm bảo khoảng cách giữa hai lần chườm nóng không được dưới 3 giờ.

- Thực hiện các bước hướng dẫn tự xoa bóp chữa tắc tia sữa như ở mục phía trên.

2.3. Kết hợp xoa bóp với cho con ti trực tiếp

Mẹ vừa thực hiện các bước hướng dẫn tự xoa bóp chữa tắc tia sữa vừa cho con ti trực tiếp sẽ kích thích sữa mẹ về đầu và nhiều hơn đồng thời giảm tình trạng sữa ứ đọng nên vón cục. Trước khi cho bé bú mẹ hãy xoa bóp chữa tắc tia sữa theo đúng hướng dẫn để làm bầu ngực được mềm ra, giảm cảm giác đau nhức. Sau đó mẹ cho bé bú hết sữa ở một bên ngực rồi chuyển sang bên ngực còn lại.

Duy trì cho bé bú đều đặn với khoảng cách 2 - 3 giờ/lần và kết hợp với xoa bóp massage ngực khoảng 2 - 3 lần, sữa mẹ sẽ ra nhiều hơn nên hiện tượng tắc tia sữa sẽ không còn nữa. Mỗi lần cho bé bú xong mẹ hãy nhớ lấy khăn khô sạch lau hết sữa đọng trên ngực và nước bọt của bé, nhất là phần đầu núm ti để không tạo môi trường ẩm ướt khiến vi khuẩn phát triển làm cho sữa mẹ bị tắc.

Những hướng dẫn tự xoa bóp chữa tắc tia sữa trên đây đem lại hiệu quả tương đối tốt nhưng nếu đã thực hiện mà không cải thiện hoặc gặp các hiện tượng sau đây thì mẹ nên đến gặp bác sĩ ngay:

- Mẹ bị ớn lạnh, sốt trên 38.5 độ C.

- Cục cứng nổi to, đau nhức không thể chịu được.

- Bị bưng mủ, loét da ở ngực.

Mong rằng hướng dẫn tự xoa bóp chữa tắc tia sữa sẽ hữu ích với các mẹ trong hành trình nuôi con của mình. Nếu cần thêm sự trợ giúp y tế nào liên quan đến tình trạng này, hãy liên hệ trực tiếp Tổng đài tư vấn sức khỏe 24/7: 1900 56 56 56 để có được những tư vấn chính xác từ Tổng đài viên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.