Làm sao để hoạt bát hơn

Bạn nhìn khái quát vấn đề không được tốt? Bạn tính toán chậm, bạn không thể nhớ những kiến thức mới, hay lặp đi lặp lại một lỗi nhiều lần…?

Những vấn đề này thường gặp ở những người có đầu óc chậm chạp. Để khắc phục điều này, chúng ta cần tăng tốc độ hoạt động của đầu óc.

Nhưng làm thế nào để luyện tập cho đầu óc luôn nhanh nhẹn? Có thể luyện tập đầu óc hay không? Thực ra, não của chúng ta, càng luyện tập tốc độ xử lí càng nhanh, dựa vào việc luyện tập có thể giải quyết được những vấn đề phiền não. Hôm nay, tôi sẽ giới thiệu 9 thói quen giúp rèn luyện não.

  1. Cố gắng nhớ lại toàn bộ sự việc đã diễn ra trong ngày.

Trước khi đi ngủ, bạn hãy cố gắng nhớ lại toàn bộ sự việcdiễn ra trong ngày, từng chuyện từng chuyện một. Sau khi nhớ lại, bạn hãy kể chúng ra thành một câu chuyện.

Phương pháp này giúp tăng trí nhớ, nhưng đặc biệt là có thể giúp chúng ta giảm những lỗi mắc phải nhiều lần. Ví dụ, trong ngày hôm đó bạn mắc phải một lỗi nào đó trong công việc, tối hôm đó bạn nhớ lại và thầm nghĩ: “À,  nếu lúc đó mình không làm như vậy thì …”. Cứ như thế,  lúc nào đó, khi gặp lại vấn đề đó và bạn sẽ không phạm phải sai lầm nữa.

  1. Không dựa dẫm vào thực phẩm giúp đầu óc nhanh nhẹn

Không có thực phẩm nào có thể làm đầu óc trở nên nhanh nhẹn. Chúng ta thường nghe “Đồ ăn này tốt cho việc giảm cân”…. Nếu đúng như thế thì tất cả mọi người đã có được thân hình cân đối. “Cuốn sách này sẽ giúp bạn nói được Tiếng Anh” cũng giống như vậy. Nếu thật sự đúng thì tất cả mọi người chỉ cần đọc cuốn sách đó là đã có thể nói được Tiếng Anh.

Việc rèn luyện đầu óc nhanh nhẹn cũng giống như vậy. Nếu thật sự có thực phẩm giúp đầu óc trở nên nhanh nhẹn thì sẽ không có ai phảiphiền não trong công việc.

Kết cục, có thể nói: “Thực phẩm tốt cho cơ thể thì sẽ tốt cho não”. Chúng ta thường nghe rằng “Sô cô la tốt cho não” nhưng thực sự ở đây có một sự hiểu lầm nhỏ. Đúng là việc ăn sô cô la có thể giúp cho đầu óc nhanh nhẹn, nhưng nó chỉ có hiệu quả tức thời. Khi mệt mỏi, đầu óc trở nên chậm chạp, chúng ta ăn sô cô la sẽ giúp cho đầu óc trở lại với tốt độ bình thường. Tóm lại là không thể giúp cho đầu óc có tốc độ vượt lên trên mức bình thường, chỉ đơn thuần là “từ âm về 0”.

Nếu không cho não nghỉ ngơi thì không thể làm cho đầu óc nhanh nhẹn được. Nếu không quá bận, hãy ngủ đủ giấc.

Để có được giấc ngủ tốt, điều quan trọng nhất là tạo được cảm giác thư thái. Bạn nên nghe những âm thanh từ thiên nhiên để tăng chất lượng giấc ngủ.Ví dụ như tiếng sóng biển.

Đi bộ và thể dục rất tốt cho não. Không nên vận động quá sức nhưng đi bộ hay tập thể dục sẽ mang lại hiểu quả rất cao. Khi vân động, sự lưu thông của máu trong cơ thể sẽ tốt lên. Để não hoạt động cần cung cấp cho não đường glucose.Tuy nhiên, vẫn còn một thứ không thể thiếu,đó là khí oxy. Máu giúp mang khí oxy lên não. Do đó, nếu lượng máu lên não ít thì lượng khí oxy tới não cũng ít theo, điều đó làm cho hoạt động của não trở nên yếu đi.

Do đó, khi đi làm hay đi học, bạn hãy cố gắng đi bộ thật nhiều. Điều đó sẽ giúp cho bạn học tập và làm việc hiệu quả hơn.

Trong khi làm việc, nếu cảm thấy mệt mỏi, hãy vận động cơ thể ngay lập tức. Đặc biệt những công việc bàn giấy, trong một khoảng thời gian dài không thay đổi tư thế, cần phải vận động để lượng máu về não tăng lên.

(Còn tiếp)

Biên dịch: Phạm Duy

Hiệu đính: Kiều Chinh

Nguồn: The Change

Bình Luận

comments

6 cách dạy con thụ động trở nên hoạt bát hơn

GonHub » Mẹ - Bé » 6 cách dạy con thụ động trở nên hoạt bát hơn

Những cách dạy con thụ động sẽ trở nên dễ dàng hơn, nếu bố mẹ khéo léo trong cách trò chuyện, gợi mở cho con chủ động khám phá thế giới xung quanh mình. Ngược lại, nếu dạy con theo cách áp đặt, chỉ trích, trừng phạt, thì cuối cùng chỉ khiến bé thêm nhút nhát, rụt rè. Khi sự tự tin giảm sút, trẻ không dám thể hiện bản thân, dễ gặp nhiều thất bại trong cuộc sống. Để tránh tình trạng giáo dục tiêu cực này, hãy áp dụng 6 bí quyết giúp con trở nên hoạt bát, năng động hơn dưới đây nhé.

1. Tại sao con lại nhút nhát, thụ động?

Có rất nhiều cách dạy con thụ động trở nên hoạt bát hơn, nhưng bố mẹ cần tìm hiểu ý nghĩa ẩn sau sự nhút nhát này là gì. Biểu hiện nhút nhát, thụ động ở trẻ là tự nhiên, không phải dấu hiệu của sự phát triển bất thường. Tuy nhiên, trẻ thụ động có thể do tính cách bẩm sinh, hoặc vì bé có những trải nghiệm tiêu cực, dẫn đến sự nhút nhát.

Làm sao để hoạt bát hơn

Trẻ chứng kiến cha mẹ cãi vã nhiều. Ảnh: Internet

Thông thường, có một số nguyên nhân bên ngoài khiến bé trở nên nhút nhát, thụ động, như:

2. 6 cách dạy con thụ động trở nên hoạt bát hơn

2.1 Dạy trẻ biết cách tự chăm sóc và yêu thương bản thân mình hơn

Hãy tập cho con tự thực hiện những việc cá nhân để tự chăm sóc bản thân mình thật tốt. Tùy độ tuổi mà dạy con kỹ năng tự chăm sóc phù hợp. Đơn giản từ cách tự xúc cơm ăn, đến tự mặc quần áo,…Cách dạy con thụ động này còn giúp bé yêu thương, tôn trọng bản thân mình hơn.

Làm sao để hoạt bát hơn

Dạy trẻ kỹ năng tự chăm sóc bản thân để sống tự lập hơn. Ảnh: Internet

2.2 Tạo tâm lý thoải mái để bé giao tiếp nhiều hơn

Tính cách rụt rè có thể khiến bé trở nên khó khăn giao tiếp với người khác, kể cả bạn bè cùng lớp. Cách dạy con thụ động giao tiếp tốt nhất là không gây áp lực, không ép buộc con phải giao tiếp. Để động viên con, hãy chuẩn bị sẵn tâm lý thoải mái cho bé, giải thích cho bé hiểu mình cần nói những gì để bắt đầu và duy trì một cuộc hội thoại với người khác.

2.3 Cách dạy con thụ động chia sẻ cởi mở hơn suy nghĩ, cảm xúc

Một đứa trẻ khó chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của mình, thường sẽ rụt rè, nhút nhát khi đối diện hầu hết các vấn đề, tình huống trong cuộc sống. Thế nên, hãy chọn thời điểm thích hợp, nói chuyện thật nhiều với con. Khuyến khích con chia sẻ nhiều, đặt câu hỏi tương tác ngược lại với bố mẹ. Tập cho con cách nhận diện, gọi tên cảm xúc bản thân, và bày tỏ chúng ta bằng lời nói. Đây cũng là cách dạy con giao tiếp vô cùng hiệu quả.

2.4 Khuyến khích con tăng cường tham gia các hoạt động tập thể

Để trở nên hoạt bát và năng động hơn, cách dạy con thụ động rất hiệu quả là khuyến khích con tham gia càng nhiều hoạt động, hội nhóm tập thể càng tốt. Khi vào môi trường tập thể, trẻ cần tương tác mở rộng với nhiều trẻ em khác. Nếu môi trường đó phù hợp, trẻ sẽ dễ dàng hòa nhập và cởi mở những suy nghĩ, cảm xúc của mình hơn. Nhờ đó, trẻ bớt thụ động, và trở nên hoạt bát hơn rất nhiều.

Làm sao để hoạt bát hơn

Khuyến khích trẻ thụ động tham gia nhiều hội nhóm. Ảnh: Internet

2.5 Cách dạy con thụ động học các kỹ năng sống

Hãy dạy con những kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi của mình. Điều này giúp con hiểu biết sâu sắc, thuần thục về những gì mình có thể làm được trong cuộc sống, dù sống một mình hay với người khác. Những kỹ năng này sẽ giúp trẻ tự tin hơn, chăm sóc bản thân mình tốt hơn khi trưởng thành.

2.6 Cho trẻ tham gia các lớp học rèn luyện kỹ năng mềm

Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm dạy trẻ học kỹ năng sống tại nhà, bố mẹ có thể tìm hiểu và cho con tham gia các lớp dạy kỹ năng mềm tại trung tâm văn hóa, trung tâm dạy kỹ năng sống,…Tại đây, trẻ sẽ được gặp gỡ và giao lưu với nhiều trẻ em khác, có cơ hội chia sẻ và học hỏi nhiều hơn.

Làm sao để hoạt bát hơn

Cho con học những lớp kỹ năng sống tại các trung tâm. Ảnh: Internet

Những cách dạy con thụ động thực tế và thú vị trên đây đòi hỏi bố mẹ cần có sự kiên trì, quan tâm và thấu hiểu con cái. Khi trưởng thành, trẻ có khả năng sống tự lập, tự vượt qua khó khăn và vươn đến thành công hay không, một phần nhờ vào những gì bố mẹ chuẩn bị và dạy cho bé ngay từ khi con nhỏ. Thế nên, đừng chần chừ nữa, hãy bắt tay thực hiện ngay những bí quyết trên đây, để hoàn thiện nhân cách con từng ngày, bố mẹ nhé.

Nguyễn Ngân tổng hợp

Mẹ - Bé -