Kỹ năng quan sát trong đánh giá trẻ mầm non

Quan sát và đánh giá trẻ trong quá trình chăm sóc - giáo dục hoạt động như hai kĩ năng chủ yếu cho giáo viên mầm non. Nếu như họ không có những kĩ năng này, họ sẽ không quản lí được những hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ hiệu quả. Bằng việc quan sát, đánh giá trẻ, giáo viên tổng hợp thông tin, phân tích và so sánh với những mục tiêu của chương trình như vậy định hướng và điều chỉnh chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ. Thêm nữa, họ sẽ có khả năng tổ chức và thay đổi những hoạt động chăm sóc - giáo dục phù hợp với trẻ. Do đó, trường Cao đẳng Sư phạm cần phải đào tạo sinh viên nhà trẻ những kĩ năng quan sát và đánh giá trẻ thực sự.

Nội dung chi tiết bài viết trong file đính kèm.

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn của Tạp chí Giáo dục là vi phạm bản quyền!

Quan sát là cách nhìn nhận sự vật hiện tượng một cách chi tiết với chủ ý rõ ràng kèm theo sự phân tích và đánh giá. Việc quan sát sẽ phải có sự kết hợp giữa các giác quan, bởi nếu chỉ đơn giản là sử dụng thị giác thì đó chỉ là nhìn mà không phải quan sát nữa. Người có kỹ năng quan sát tốt sẽ có tư duy tốt, có khả năng đánh giá sự việc và đưa ra quyết định đúng đắn, giúp ích cho công việc và cuộc sống trong tương lai.

Tại sao khả năng quan sát lại quan trọng

Học hỏi và ghi nhớ nhiều hơn

Kỹ năng quan sát tốt giúp chúng ta học hỏi được nhiều điều hơn trong cuộc sống. Không chỉ nhìn một chi tiết kỹ càng mà ta còn thấy được các sự việc liên quan, xâu chuỗi chúng thành vấn đề. Chẳng hạn như khi nhìn ngắm một cánh đồng hoa, bạn không chỉ thấy trên cánh đồng có những loài hoa gì, màu sắc như thế nào mà còn biết được hướng mọc của từng loài hoa, hướng gió thổi, …

Kỹ năng phân tích và đưa ra quyết định

Từ việc quan sát kỹ lưỡng sự vật, hiện tượng, chúng ta sẽ ghi nhớ và xâu chuỗi những điều liên quan, dần dần nhận ra bản chất vấn đề. Đây là yếu tố quan trọng để đưa ra những phân tích cũng như quyết định nhanh chóng giúp giải quyết công việc.

Nâng cao kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng quan sát tốt sẽ giúp chúng ta học hỏi được nhiều điều, hiểu rõ hơn về con người, địa điểm, sự kiện, đưa ra những đánh giá, phân tích và quyết định đúng đắn. Khi kiến thức được mở mang, chúng ta sẽ trở nên tự tin hơn, đồng thời có nhiều kinh nghiệm để dễ dàng tương tác với mọi người, góp phần nâng cao kỹ năng giao tiếp.

Phương pháp rèn luyện khả năng quan sát của trẻ

Tập cho trẻ quan sát ngay từ khi còn nhỏ

Kỹ năng quan sát trong đánh giá trẻ mầm non

Việc trang trí phòng cho trẻ sơ sinh bằng các màu sắc tươi sáng, có nhiều tranh ảnh, đồ vật được xem như là bước đầu tiên mà bố mẹ có thể chuẩn bị trong hành trình giúp tăng khả năng quan sát cho trẻ. Mặc dù khi 1, 2 tháng tuổi trẻ chưa thể nhìn thấy những màu sắc xung quanh nhưng việc trang trí này sẽ phát huy tác dụng khi trẻ lớn hơn 1 chút.

Khi trẻ 1, 2 tháng tuổi mỗi ngày bạn nên cho trẻ nhìn vào 1 bức hình kẻ sọc đen trắng khoảng 3 phút, thực hiện trong vòng 1 tuần. Nhìn vào bức hình sọc trắng đen này sẽ giúp khả năng tập trung của trẻ tăng lên, sau này khi quan sát trẻ sẽ tập trung hơn vì đây sẽ trở thành phản xạ ăn sâu vào tiềm thức trẻ. Khi trẻ lớn hơn khoảng 6, 7 tháng, bạn thay ảnh sọc trắng đen bằng ảnh khác (ảnh hình học đơn giản) có màu sắc đậm, tương phản để trẻ nhìn. Khi trẻ biểu hiện đã chán nhìn ảnh cũ, bạn có thể cho trẻ nghỉ ngơi và bắt đầu lại sau 1 vài tuần hoặc có thể thay đổi hình ảnh và màu sắc.

Tạo hứng thú cho trẻ

Khi trẻ lớn hơn, nhất là khi trẻ bắt đầu tập nói, bố mẹ nên tập cho trẻ gọi tên các đồ vật, con vật mà trẻ thấy được. Bạn có thể dạy trẻ từ từ vì nhồi nhét quá nhiều thứ cùng một lúc hoàn toàn không tốt cho trẻ. Sau khi trẻ biết được hình dáng và tên gọi của mọi vật và đã bắt đầu nhận biết được hầu hết mọi vật (3-4 tuổi) bạn nên thường xuyên đưa những câu hỏi khác nhau, hỏi trẻ xem trong vườn nhà cây nào cao nhất, cây nào có lá dài nhất, hoa đẹp nhất, con gì hút mật, … Trẻ không trả lời được sẽ tự đi tìm lời giải đáp đồng nghĩa với việc trẻ phải quan sát tỉ mỉ, kỹ lưỡng mới tìm ra sự khác biệt giữa các loài cây, loài hoa trong vườn, khi đó trẻ mới trả lời được những câu hỏi cha mẹ đưa ra. Trong quá trình tìm tòi, quan sát trẻ sẽ biết thêm nhiều điều, hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh và đây cũng là động lực thúc đẩy trẻ tiếp tục tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh, giúp tăng khả năng quan sát cho trẻ.

Dạy trẻ phương pháp viết nhật ký quan sát

Kỹ năng quan sát trong đánh giá trẻ mầm non

Đây là phương pháp tăng khả năng quan sát cho trẻ hiệu quả nhất, quan sát bình thường sau đó ghi lại thì hiệu quả không cao và việc ghi lại quá trình quan sát này cũng rất khó. Nhật ký quan sát ghi chép quá trình quan sát tỉ mỉ, kỹ lưỡng, đòi hỏi nhiều công sức. Muốn trẻ viết một bài văn hay miêu tả phong cảnh quê hương, đất nước, cần cho trẻ đi thực tế và hướng dẫn trẻ viết nhật ký quan sát. Khi trẻ không thích viết bạn cũng thể cho trẻ vẽ, sử dụng màu sắc để khắc họa mọi vật sẽ dễ nhớ hơn.

Tạo điều kiện cho trẻ được đi đây đi đó

Kỹ năng quan sát trong đánh giá trẻ mầm non

Khả năng quan sát của trẻ tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào tầm bao quát mà trẻ có được. Một đứa trẻ suốt ngày ở trong phòng đọc sách khả năng quan sát sẽ kém hơn những đứa trẻ khác. Cùng một sự vật, hiện tượng có trẻ quan sát được nhiều, có trẻ quan sát được ít, điều này phụ thuộc vào trí thức và sự hiểu biết của trẻ. Trẻ hiểu biết càng nhiều, liên hệ được với thực tế, ấn tượng để lại trong trẻ càng lâu, trẻ sẽ quan sát tốt hơn. Có thể nói quan sát là cơ sở của sự hiểu biết và kinh nghiệm và chính 2 tác nhân này sẽ có tác dụng nâng cao khả năng quan sát.

Dạy trẻ biết cách kết hợp quan sát với suy luận

Kỹ năng quan sát trong đánh giá trẻ mầm non

Các bậc cha mẹ cần hướng dẫn trẻ quan sát kỹ lưỡng, tỉ mỉ sau đó yêu cầu suy luận sâu sắc. Khi nhận được thông tin nào cũng cần phân tích, xử lí sáng tạo thông tin đó, kết hợp quan sát với suy luận. Như vậy sẽ làm cho khả năng quan sát của trẻ tiến bộ một cách nhanh chóng. Khi trẻ còn nhỏ bạn nên cho trẻ chơi cái trò chơi ghép hình đơn giản như tìm hai hình giống nhau, cho 1 mảnh ghép còn thiếu… Từ các trò chơi như thế này, trẻ sẽ tự vận dụng khả năng quan sát để biết được hình dáng của mọi vật và tự tìm được đáp án cho trò chơi.

Tập cho trẻ tính tự giác quan sát

Khả năng quan sát của trẻ là một hành vi tự giác mang tính chủ quan. Thông thường trẻ quan sát theo đúng hứng thú, do đó cha mẹ cần ở bên cạnh nhắc nhở để hướng sự tập trung quan sát của trẻ vào mục đích đã đề ra, thúc đẩy và tăng khả năng quan sát cho trẻ. Cần phải quan sát những sự vật xuất hiện nhiều lần và cả những sự vật xuất hiện ngẫu nhiên. Cha mẹ cũng cần dạy cho trẻ cách tập trung quan sát, giả tưởng về khác nhau giữa các sự vật, loại trừ ảo giác, nắm được bản chất của sự vật.

Lựa chọn phương pháp quan sát hiệu quả

Thông thường, chúng ta quan sát từ gần tới xa, từ đơn giản đến phức tạp, từ bộ phận đến chỉnh thể. Các bậc cha mẹ nên cho trẻ xem hình minh họa để hiểu khái niệm rồi mới quan sát thực tế. Ngoài quan sát, bố mẹ cũng nên cho trẻ cảm nhận bằng xúc giác, vị giác, thính giác, khướu giác để trẻ có cái nhìn toàn thể về mọi thứ xung quanh.

Ngoài ra, Chương trình số học trí tuệ ANZAN - Phát triển não bộ toàn diện chuẩn Châu Âu sẽ giúp các em từ 4 đến 14 tuổi có một bộ não khỏe mạnh, ổn định, đồng thời nâng cao khả năng tư duy logic, quan sát nhanh cũng như phát triển các kỹ năng cần thiết.

ANZAN là một chương trình đào tạo đặc biệt bao gồm các kỹ thuật toán ngón tay, bàn tính lớn, Anzan, trò chơi trí tuệ và trí nhớ lớn. Chương trình sử dụng các kỹ thuật số học và trí nhớ tinh thần cùng với các trò chơi trí tuệ để thúc đẩy sự phát triển trí não của trẻ. Đồng thời, trẻ nên dành thời gian luyện tập 30 phút ở nhà mỗi ngày trên phần mềm của chương trình.

Các bậc phụ huynh quan tâm đến Chương trình số học trí tuệ Anzan giúp trẻ có bộ não khỏe mạnh vui lòng truy cập website

Đánh giá trong giáo dục mầm non có chức năng gì?

Vai trò của việc đánh giá trong giáo dục mầm non Vai trò của việc đánh giá là để cung cấp thông tin cho giáo viên, phụ huynh và cả các bé về tiến độ học tập của bé. Điều này giúp giáo viên đưa ra quyết định về việc cải thiện chương trình giảng dạy. Sau đó, cùng bé phát triển quá trình học tập theo hướng tích cực.

Quan sát trong giáo dục mầm non là gì?

“Quan sát trẻ theo quá trình” là kỹ thuật giúp giáo viên mầm non hiểu được nhu cầu, sở thích và khả năng của trẻ trong hoạt động học tập và vui chơi, từ đó kịp thời điều chỉnh hoạt động học tập phù hợp với trẻ và cải thiện hiệu quả hoạt động giảng dạy.

Mục đích của đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non là gì?

Quá trình phát triển của con bạn cần phải được đánh giá điều này sẽ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu trẻ chậm phát triển tâm thần, chiều cao, hay sự tăng trưởng của trẻ nhanh hay chậm. Qua đó giúp bạn có kế hoạch điều chỉnh cách chăm sóc, nuôi dạy phù hợp và hiệu quả.

Đánh giá chương trình giáo dục mầm non là gì?

Đánh giá là hoạt động thu thập thông tin, phân tích và so sánh với mục tiêu chương trình nhằm định hướng, điều chỉnh chương trình chăm sóc – giáo dục trẻ. Hoạt động đánh giá có thể do giáo viên tiến hành để tổ chức và điều chỉnh hoạt động chăm sóc – giáo dục cho phù hợp với trẻ.