Kinh tế xã hội chủ nghĩa là gì năm 2024

Quá trình thực hiện đường lối đổi mới, Đảng ta nhận thức ngày càng rõ hơn, sát thực tế hơn tính tất yếu, mục tiêu, bản chất, đặc trưng, cấu trúc và cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Nhìn lại thời kỳ đầu thực hiện đường lối đổi mới, khi đó Đảng ta mới chỉ quan niệm kinh tế hàng hóa có những mặt tích cực cần vận dụng...

QĐND - Quá trình thực hiện đường lối đổi mới, Đảng ta nhận thức ngày càng rõ hơn, sát thực tế hơn tính tất yếu, mục tiêu, bản chất, đặc trưng, cấu trúc và cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Nhìn lại thời kỳ đầu thực hiện đường lối đổi mới, khi đó Đảng ta mới chỉ quan niệm kinh tế hàng hóa có những mặt tích cực cần vận dụng. Quá trình đổi mới, từ thực tiễn, Đảng ta xác định: Kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường là phương thức, điều kiện tất yếu để xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH); từ đó áp dụng cơ chế thị trường, đưa ra quan niệm và từng bước hoàn thiện, cụ thể hóa mô hình và thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Nhận thức lý luận về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN bắt nguồn từ những cơ sở lý luận và thực tiễn sâu sắc. Như chúng ta đã biết, trước Đại hội VI của Đảng, nền kinh tế nước ta vận hành trong khuôn khổ cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp. Thực hiện đường lối đổi mới, với tư duy mới về kinh tế, Đảng ta nhận thức ngày càng rõ và khẳng định: Sản xuất hàng hóa, kinh tế thị trường không đối lập với CNXH mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng CNXH. Có thể thấy rằng, đây là bước đột phá căn bản trong tư duy, tạo cơ sở lý luận, khoa học cho việc lựa chọn mô hình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Thực tiễn minh chứng, kinh tế thị trường có khả năng thích ứng với mọi hình thái kinh tế-xã hội khác nhau. Có thể nhận thấy, tính đa dạng của các nền kinh tế thị trường hiện nay tại các quốc gia trên thế giới với sự khác biệt về cơ cấu sở hữu và cấu trúc xã hội. Kinh tế thị trường gắn liền với sản xuất hàng hóa và hoàn toàn có thể được xây dựng tại những quốc gia có những chế độ chính trị-xã hội khác nhau, với các mô hình kinh tế thị trường cụ thể, đa dạng gắn liền với hình thái kinh tế-xã hội và chế độ chính trị xã hội của mỗi nước. Theo đó, Đảng ta lựa chọn mô hình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN để đạt được mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Kinh tế xã hội chủ nghĩa là gì năm 2024

Ảnh minh họa.

Vậy, bản chất, đặc trưng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta là gì? Đó là nền kinh tế thị trường vừa bảo đảm yêu cầu phát triển hiện đại và hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời phù hợp với những điều kiện, đặc thù và giá trị truyền thống của Việt Nam. Đảng ta chỉ rõ: “Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Đây là một hình thái kinh tế thị trường vừa tuân thủ những quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của CNXH”. Vì vậy, cần phân biệt rõ sự khác nhau giữa nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, người làm chủ là giới chủ tư sản; trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN thì người làm chủ là đông đảo nhân dân lao động, do nhà nước của dân, do dân, vì dân đại diện quản lý, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Đây chính là sự khác biệt căn bản nhất giữa nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Các mặt kỹ thuật và tổ chức còn lại của nền kinh tế thị trường như nguyên tắc trao đổi hàng hóa, kỹ thuật kiểm soát nền kinh tế… hoạt động ở trạng thái hiệu quả đều là thành quả tiến hóa chung mang tính nhận thức và khoa học của loài người. Bên cạnh đó, kinh tế thị trường định hướng XHCN khác với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa là không dùng quyền chiếm hữu tư liệu sản xuất để nô dịch, bóc lột đa số người lao động, đồng thời cũng không giống như mô hình kinh tế kế hoạch hóa quan liêu, bao cấp trước đây. Kinh tế thị trường định hướng XHCN lấy những nguyên tắc của kinh tế thị trường làm nền tảng cho cơ chế vận hành, sử dụng những nhân tố tích cực để thúc đẩy kinh tế phát triển. Kinh tế thị trường theo mô hình mà Đảng ta lựa chọn là phương thức phát triển kinh tế dựa trên những nguyên tắc của thị trường có sự điều tiết của Nhà nước pháp quyền XHCN. Kinh tế thị trường không thể tự nó quyết định bản chất và định hướng phát triển của một chế độ chính trị-xã hội. Bản chất của chế độ chính trị-xã hội quyết định bản chất của nền kinh tế thị trường. Vì vậy, giữ vững định hướng XHCN trong phát triển kinh tế thị trường là bảo đảm cho việc thực hiện thành công mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Với bản chất nêu trên, kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta bao gồm đặc trưng, bộ phận cấu thành và cơ chế vận hành như sau: Đó là nền kinh tế quá độ của xã hội quá độ đang trong quá trình chuyển biến cách mạng từ nấc thang thấp sang nấc thang cao trong phát triển; hệ thống mục tiêu, động lực của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; chế độ sở hữu và thành phần kinh tế; quan hệ phân phối; nguyên tắc giải quyết các mặt và mối quan hệ chủ yếu; cơ chế vận hành kinh tế thị trường; phát triển nền kinh tế mở, hội nhập quốc tế; chủ thể lãnh đạo, quản lý thực hiện kinh tế thị trường định hướng XHCN là Nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thực tiễn phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN

Trong suốt 30 năm qua, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ. Từ một quốc gia lạc hậu, thiếu đói thường xuyên, kém phát triển, đến nay chúng ta đã trở thành nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới, trở thành nước đang phát triển. Thật khó có thể liệt kê, thống kê một cách đầy đủ những thành tựu trong phát triển kinh tế suốt 30 năm qua, nhưng cũng có thể nhận diện trên một số vấn đề cơ bản sau.

Trước hết, đó là việc thể chế hóa đường lối phát triển kinh tế thành pháp luật, cơ chế, chính sách. Trong 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, Quốc hội đã 3 lần sửa đổi và ban hành Hiến pháp; sửa đổi và ban hành trên 150 bộ luật và luật; Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành trên 70 pháp lệnh… tạo cơ sở pháp lý cho việc chuyển đổi và vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đặc biệt, Hiến pháp năm 2013 đã quy định quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm, thể hiện rõ hơn bản chất nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; thể hiện một cách khái quát, rõ ràng tư tưởng, quan điểm của Đảng về nền kinh tế thị trường ở nước ta.

Thành tựu kinh tế sau 30 năm đổi mới không thể không nhắc tới sự phát triển của lực lượng sản xuất. Theo đó, so với thời kỳ trước đổi mới, đến nay diện mạo đất nước có nhiều thay đổi, kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên, đời sống Nhân dân không ngừng được cải thiện. Ví như, giai đoạn 1986 - 1990, tăng trưởng GDP bình quân hằng năm của nước ta chỉ đạt 4,4%, nhưng đến giai đoạn 1991 - 1995, GDP bình quân tăng 8,2%/năm, gấp đôi so với 5 năm trước đó. Giai đoạn 1996 - 2000, mặc dù chịu sự tác động của khủng hoảng tài chính khu vực; thiên tai nghiêm trọng xảy ra liên tiếp, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta vẫn đạt 7% (bình quân giai đoạn này tăng 7,6%/năm). Những năm gần đây, tuy tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế có giảm do chịu nhiều tác động, nhưng kinh tế nước ta vẫn đạt mức độ tăng trưởng cao so với các nước trên thế giới, giai đoạn 2011 - 2015, GDP ước đạt mức tăng bình quân 5,9%. Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người ở nước ta cũng được nâng lên. Năm 2015, thu nhập bình quân đầu người ở nước ta đạt hơn 2.200USD. Đặc biệt, theo báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam vừa được Ngân hàng Thế giới (World Bank) công bố ngày 2-12-2015 nhận định, kinh tế Việt Nam đã ứng phó tương đối tốt trước những biến động của môi trường kinh tế bên ngoài với tăng trưởng GDP ước tính đạt mức 6,5% trong năm 2015 và dự báo đạt 6,6% trong năm 2016.

Cơ cấu thành phần kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế và đan xen nhiều hình thức sở hữu. Doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp, đổi mới, tổ chức lại, đóng góp gần 40% GDP, chi phối nhiều ngành kinh tế then chốt và tập trung hơn vào những lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế. Doanh nghiệp tư nhân phát triển nhanh, hoạt động hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, đóng góp hơn 45% GDP góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội, nhất là giải quyết việc làm và cải thiện đời sống Nhân dân. Cùng với sự phát triển về kinh tế, thực hiện đường lối đổi mới, Đảng, Nhà nước đã kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; khắc phục căn bản tâm lý thụ động, trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước; tạo ra sự năng động của nền kinh tế, góp phần rất quan trọng nâng cao mức sống của người dân. Theo đó, tỷ trọng đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho an sinh xã hội trong 30 năm qua khoảng hơn 28%/năm. Nguồn lực huy động từ cộng đồng, cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và sự hợp tác quốc tế cho an sinh chiếm khoảng 30%. Từ những chủ trương trên, tốc độ giảm nghèo ở nước ta diễn ra nhanh và liên tục qua các năm. Theo chuẩn nghèo của Ngân hàng Thế giới tính cho Việt Nam thì tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 58,1% (năm 1993) xuống còn khoảng 5% (năm 2015). Số lượng đối tượng được trợ giúp xã hội thường xuyên ngày càng mở rộng và tăng nhanh. Giáo dục, y tế, văn hóa từng bước phát triển. Công tác đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội được tăng cường.

Cùng với những thành tựu nổi bật trên, quá trình đổi mới về kinh tế chúng ta còn đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc hoàn thiện chế độ sở hữu, thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp; phát triển các loại hình thị trường; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế; phát huy tốt vai trò làm chủ của Nhân dân, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp trong phát triển kinh tế; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phát triển kinh tế…

Tóm lại, sau 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta đã từng bước hình thành và phát triển; thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN được quan tâm xây dựng và từng bước hoàn thiện. Thực lực của nền kinh tế tăng lên; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định; lạm phát được kiểm soát; tăng trưởng kinh tế được duy trì hợp lý. Việt Nam được đánh giá là nhóm quốc gia có mức tăng trưởng khá cao trên thế giới. Những kết quả đó là thành tựu nổi bật trong thực hiện các chủ trương, giải pháp xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, sự nỗ lực của các thành phần kinh tế. Kết quả đó còn là sự đoàn kết, đồng lòng, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Khái niệm nhà nước xã hội chủ nghĩa là gì?

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tổ chức quyền lực thể hiện và thực hiện ý chí, quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân quản lý toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội.

Định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là gì?

KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam là nền kinh tế mở, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế; thực chất là kiểu tổ chức nền kinh tế vừa chịu sự chi phối bởi các nguyên tắc, quy luật của KTTT, vừa bị chi phối bởi các quy luật kinh tế của CNXH và các yếu tố đảm bảo định hướng XHCN.

Mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là gì?

Mục đích của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.

Nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa là gì?

Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là tự do kinh doanh lấy công nghệ, máy móc, và chất xám làm phương tiện sản xuất chính và là nền kinh tế định hướng sang công nghiệp, dịch vụ và thương mại. Sự định hướng này hoàn toàn do yếu tố lợi nhuận và thị trường điều phối.