Kinh nghiệm làm An với Trung Quốc

Lamchame.com - Nguồn thông tin tin cậy dành cho cha mẹ

Trang chủ Diễn đàn > CÁC VẤN ĐỀ LÀM CHA MẸ > GÓC DÀNH CHO MẸ > Tâm sự về các vấn đề khác >

Thảo luận trong 'Tâm sự về các vấn đề khác' bởi delts, 21/10/2012.

Tags:

  • kinh nghiệm làm việc
  • làm việc với người trung quốc

Thay vì mua bán với nhà phân phối tại miền Bắc, thương lái Trung Quốc đi thẳng vào các tỉnh ở miền Nam nên thỉnh thoảng lại nghe thêm một kênh trung gian ở miền Bắc “dẹp tiệm”.

Những kiểu làm ăn ‘lạ đời’ của thương lái Trung Quốc

Làm ăn với Trung Quốc: Những dự án 'đầu xuôi đuôi không lọt'

Ác mộng khi làm ăn với Trung Quốc

Toạ đàm “Làm thế nào để kinh doanh hiệu quả với thị trường Trung Quốc” do VCCI tổ chức ngày 19/5/2017, tại TP Cần Thơ, ông Phan Hoài Phong, cơ sở Hương Miền Tây buôn bán với thương lái Trung Quốc, nói rằng thương lái Trung Quốc đến đặt hàng ngày càng tăng từ đầu năm 2016, mỗi ngày ông tiếp 14 – 15 đoàn khách.

Kinh nghiệm làm An với Trung Quốc

Buôn bán nhỏ lẻ ngay tại biên giới Việt – Trung, cho tới nay thực sự chưa có làm ăn giữa những doanh nghiệp lớn với nhau.

Kinh nghiệm “làm ăn” với Trung Quốc, theo ông Phong, tiền bạc thanh toán phải sòng phẳng, rõ ràng. “Họ rất mánh khi ấn định ngày giao hàng là thứ năm, thứ sáu, nhưng không chịu chuyển tiền với lý do thứ bảy, chủ nhật ngân hàng không làm việc, để hàng về biên giới rồi mặc cả”, ông Phong nói.

Thương nhân Trung Quốc cho rằng hàng hoá Việt Nam có chất lượng, khối lượng không ổn định, chỉ là nguồn cung bổ sung khi thị trường bên ấy khi thiếu hụt. Doanh nghiệp nhỏ Trung Quốc chỉ khai thác mậu dịch biên giới nhỏ lẻ, không tạo mối quan hệ lâu dài để đem lại lợi ích đôi bên. Thị trường Việt Nam chưa sẵn sàng xây dựng kế hoạch làm ăn lâu dài với doanh nghiệp Trung Quốc do thời cơ chưa đến…

Ông Phan Chánh Dưỡng, chuyên gia kinh tế, nhấn mạnh: doanh nghiệp lớn của Trung Quốc chưa có mối quan hệ gắn bó với thị trường Việt Nam, và doanh nhân lớn của Việt Nam cũng không quan tâm nhiều đến thị trường Trung Quốc.

Theo ông Dưỡng, doanh nghiệp Việt Nam chỉ khai thác lợi ích kinh doanh từ nguyên phụ liệu, máy móc giá rẻ của Trung Quốc. Doanh nhân biết thị trường Trung Quốc lớn, hấp dẫn nhưng đầy rủi ro do chưa có pháp lý đảm bảo hoạt động kinh doanh lâu dài, nên không hoặc chưa phải là thị trường mục tiêu hiện nay.

Đối với làn sóng du khách từ Trung Quốc, tâm lý của họ thường nghĩ Việt Nam là nước láng giềng có quan hệ lịch sử lâu đời, có văn hoá xã hội gần gũi, kinh tế phát triển nhanh. Sản phẩm nông, thuỷ sản phong phú, món ăn ngon, giá rẻ, cảnh quan bờ biển đẹp... Do đó, họ dễ dàng trở thành thương lái nhỏ khi nhận ra cơ hội làm ăn (khai thác chênh lệch giá và kinh doanh theo thời vụ) theo đường tiểu ngạch là chính. Điều này gây ra nhiều phản cảm cho đôi bên.

“Thương lái mua sản phẩm dựa trên chênh lệch giá và đẩy qua đến biên giới – kiểu làm ăn chụp giật. Chúng ta đang khổ sở vì loại “doanh nhân” này, nhưng lại không có cách nào khác để gặp ông doanh nhân thực sự”. Một thị trường ngầm (tiêu cực) hình thành cho nền kinh tế nước ta”, chuyên gia Phan Chánh Dưỡng khẳng định.

Theo ông Dưỡng, các doanh nhân Việt Nam cần có kế hoạch tìm hiểu, nắm bắt thị hiếu, độ lớn của thị trường từng vùng của Trung Quốc, xây dựng đầu mối giao dịch ngay tại cửa khẩu (khu ngoại quan), mạng lưới cung ứng hàng phải đến tận nơi tiêu thụ; phát triển logistics tổng hợp nhằm giảm chi phí và rủi ro;...

“Mời gọi hợp tác với những người có tay nghề chế biến của Trung Quốc đến Việt Nam cùng các doanh nghiệp, xí nghiệp Việt Nam tạo ra sản phẩm phù hợp tiêu dùng của người Trung Quốc, nâng giá trị hàng xuất khẩu của ta; khuyến khích doanh nghiệp lớn Trung Quốc hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam trong việc khai thác thị trường Trung Quốc, cũng như thế giới”, theo ý kiến chuyên gia Phan Chánh Dưỡng.

Ông Phong chia sẻ: “Khi mình giao hàng chất lượng đàng hoàng, đúng tiêu chuẩn HACCP, có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, có phiếu kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm… Họ thấy không thể mánh được thì sẽ làm việc sòng phẳng, ít dám trở mặt”.

“Nên phân tích làm ăn với ông nào lời, làm ăn với ông nào lỗ, tại sao lỗ, tại sao lời và tỉnh táo làm lại. Hãy khẳng định thương hiệu của ta với một thị trường lớn nhất và bán giữ mối ở thị trường thứ hai, thứ ba…Phải hiểu rằng nội dung quyết định thương hiệu chứ không phải hình thức hay logo”, ông Dưỡng chia sẻ.

(Theo Thế Giới Tiếp Thị)

Không ít lần các doanh nghiệp Việt Nam dính “quả đắng” vì quá tin đối tác.

Mất ít và mất trắng

Doanh nghiệp Hiệp Phát là một doanh nghiệp chuyên kinh doanh bạc đạn (ball bearing, một bộ phận kỹ thuật), có cả gần chục năm kinh nghiệm nhập khẩu. Sau này, lãnh đạo công ty quyết định chuyển hướng nhập hàng Trung Quốc thay vì hàng Nhật do giá rẻ hơn, mẫu mã đa dạng mà các tính năng cũng tương đương. Công ty đặt mua bạc đạn của một công ty khá uy tín ở Quảng Đông. Những chuyến hàng đầu tiên mọi thứ đều đúng phẩm cách, chất lượng. Đến chuyến hàng thứ năm, hàng nhận được là hàng loại thải, lỗi quy cách. Đáng nói hơn là khi hàng về đến kho, doanh nghiệp kiểm kê mới phát hiện ra lỗi. Phía Trung Quốc biết rằng, đối với mã hàng bạc đạn, hải quan chỉ kiểm 5% số lượng, nên họ đã để đúng những mã hàng theo danh mục ngay cửa container. Hải quan chỉ kiểm tra mẫu đại diện, đối chiếu thấy đúng là cho doanh nghiệp thông quan.Tổng thiệt hại lô hàng lỗi này là cả tỷ đồng. Khi trao đổi với đối tác qua điện thoại, doanh nghiệp phía Trung Quốc thừa nhận, họ đã chuyển hàng thải, mong được thông cảm, rồi sẽ trừ dần tiền bồi thường vào những lô hàng sau. Kiện tụng ra tòa thì vừa tốn kém (rào cản ngôn ngữ, tiền thuê luật sư…), lại không biết khi nào đòi được tiền, còn không nhập hàng thì mất toàn bộ mối lợi và tiền bồi thường nên Hiệp Phát buộc phải đồng ý với giải pháp mà bên đối tác đưa ra.Trường hợp “trục trặc” của Công ty Cổ phần Thương mại Mê Kông cũng là do lỗi cố ý của đối tác Trung Quốc. Mê Kông nhập ba container giấy với trị giá gần 100.000 USD, nhưng khi rút hàng từ ngoài cảng, doanh nghiệp phát hiện có 2 cuộn giấy bị thấm nước để ở cuối container. Khi hãng tàu, giám định xuống kiểm tra, không phát hiện lỗi từ quá trình vận chuyển nên kết luận do phía xuất khẩu cố tình đưa hàng không đúng chất lượng.Dù đã mua bảo hiểm lô hàng, nhưng công ty bảo hiểm từ chối bồi thường do lỗi từ phía xuất khẩu và một phần khác là do Công ty Mê Kông chỉ mua phí bảo hiểm rủi ro cho quá trình vận chuyển, chứ không phải cho toàn bộ rủi ro.Các thiệt hại trên là theo từng lô hàng, vẫn còn “nhẹ” so với doanh nghiệp Phương Đông, một công ty vốn hoạt động trong lĩnh vực hàng hóa tiêu dùng và là nhà phân phối độc quyền cho một doanh nghiệp Trung Quốc. Phương Đông được hỗ trợ từ phía đối tác để xây dựng hệ thống phân phối, bán hàng. Sau nhiều năm hoạt động, gây dựng tốt hệ thống phân phối, phía đối tác Trung Quốc bèn nhảy vào trực tiếp kinh doanh cùng mặt hàng và cắt luôn nguồn hàng bán cho Công ty Phương Đông, nẫng toàn bộ công lao do Phương Đông gây dựng. Cú “ra đòn” này khiến Phương Đông buộc phải chuyển sang lĩnh vực kinh doanh mới và bỏ lại toàn bộ thị trường cho doanh nghiệp Trung Quốc chi phối.


Phòng hơn chữa

Mặc dù kinh doanh buôn bán với đối tác Trung Quốc gặp nhiều rủi ro, nhưng các doanh nghiệp nhìn nhận khó bỏ được hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vì giá rẻ, mẫu mã đa dạng và lợi nhuận tốt.Để loại trừ rủi ro, ông Lương Văn Thành, Giám đốc Công ty Hiệp Phát cho biết, sau sự cố trên, công ty vẫn tiếp tục nhập hàng từ doanh nghiệp cũ, nhưng ràng buộc họ bằng cách trả chậm qua L/C, sau 7 ngày kể từ khi hàng về mới chuyển tiền, cùng các điều khoản hợp đồng ràng buộc chặt chẽ hơn, chẳng hạn, tăng hạn mức phạt nếu không thực hiện đúng nghĩa vụ…Nhờ thế mà phía Trung Quốc không thể “giở trò” một lần nữa do sợ mất tiền. Hiệp Phát cũng chấp nhận tốn chi phí để cử người qua Trung Quốc giám sát quá trình đóng gói hàng từ trong kho doanh nghiệp cho đến khi giao qua mạn tàu.Tương tự, ông Nguyễn Lâm Viên, Tổng giám đốc Công ty Vinamit, người có nhiều kinh nghiệm tại thị trường Trung Quốc khuyến nghị: để xem xét mức độ tin cậy của đối tác từ năng lực tài chính, tư cách pháp nhân, doanh nghiệp Việt Nam nên yêu cầu họ cho xem giấy phép kinh doanh.Cũng không nên tin hoàn toàn vào những giấy tờ họ đưa ra mà phải tìm hiểu thêm bằng việc hỏi các doanh nghiệp trong ngành hoặc Thương vụ, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc. Trước khi ký kết hợp đồng thương mại, doanh nghiệp Việt Nam nên trực tiếp thẩm định văn phòng, hệ thống nhà xưởng, kho tàng, hệ thống phân phối của đối tác.Thực ra, đã có nhiều doanh nghiệp làm như vậy, nhưng vẫn bị dính “quả đắng” do phía doanh nghiệp Trung Quốc thuê mướn văn phòng, cơ sở vật chất, kho tàng để “làm mặt” với doanh nghiệp Việt Nam hoặc cố tình qua mặt doanh nghiệp sau vài chuyến hàng. Do vậy, các doanh nghiệp Việt vẫn phải vừa làm vừa giám sát hoặc chọn phương thức thanh toán hợp lý để chủ động xử lý trong trường hợp đối tác giao hàng không đúng cam kết.


(Nguồn: Doanh Nhân)