Kinh doanh đúng pháp luật là gì

Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật hiện nay có nhiều thay đổi.Các cá nhân, tổ chức được quyền tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên, vì một số lí do như an ninh quốc phòng, sức khỏe của cộng đồng mà pháp luật quy định một số ngành, nghề kinh doanh phải có những điều kiện bắt buộc mới được đăng ký kinh doanh. Cụ thể bài viết dưới đây sẽ làm rõ nội dung này.

Kinh doanh đúng pháp luật là gì
g quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì?

Hiện nay, cá nhân, tổ chức có quyền tự do kinh doanh trong tất cả các ngành, nghề và LĨNH VỰC mà pháp luật không cấm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải bảo đảm việc “đáp ứng” đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động.

  • Theo quy định tại Điều 7 Luật Đầu tư 2020 , ngành, nghề kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do an ninh quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
  • Hiện nay danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện (kể cả đối với Nhà đầu tư nước ngoài) được đăng tải trên Cổng thông tin Đăng ký doanh nghiệp quốc gia, quy định cụ thể về các điều kiện kinh doanh của từng ngành, nghề và các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh nội dung tương ứng.

Điều kiện để được kinh doanh ngành, nghề có điều kiện

Kinh doanh đúng pháp luật là gì
Thực hiện đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Điều kiện chính là các yêu cầu từ phía cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc các doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện các công việc cụ thể trên Giấy phép kinh doanh như mã ngành, nghề; Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; Chứng chỉ hành nghề; Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc các yêu cầu khác.

Giấy phép kinh doanh.

  • Giấy phép kinh doanh (hay còn được gọi là “giấy phép con”) là loại giấy tờ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép các doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh khi đã đáp ứng các điều kiện ràng buộc.
  • Sau khi hoàn thành thủ tục thành lập doanh nghiệp, các chủ doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Tuy nhiên, nếu lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động đòi hỏi phải có giấy phép của cơ quan chức năng chuyên ngành thì sau khi có Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp phải xin thêm Giấy phép kinh doanh ngành nghề đó thì mới được tiến hành tổ chức đi vào hoạt động.

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

Sau khi được cấp giấy chứng nhận này thì chủ thể được phép tiến hành kinh doanh trong ngành nghề, lĩnh vực đã đăng ký.

Chứng chỉ hành nghề.

Chứng chỉ hành nghề là văn bản mà cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc Hiệp hội nghề nghiệp được Nhà nước ủy quyền cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm về một ngành, nghề nhất định.

Ví dụ như: 

  • Yêu cầu Giám đốc doanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có Chứng chỉ hành nghề.
  • Yêu cầu Giám đốc và người khác phải có Chứng chỉ hành nghề: Giám đốc của doanh nghiệp. Và ít nhất một cán bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành trong doanh nghiệp phải có Chứng chỉ hành nghề.

Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là bảo hiểm trách nhiệm pháp lý của người được bảo hiểm phát sinh do việc vi phạm trách nhiệm nghề nghiệp. Doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp sự bảo đảm về mặt tài chính cho các cá nhân, tổ chức, công ty hành nghề chuyên môn đối với trách nhiệm dân sự phát sinh trong việc hành nghề chuyên môn.

Ngoài các điều kiện vừa nêu ra còn có thể có một số yêu cầu khác như văn bản xác nhận, phải lập dự án và được phê duyệt chủ trương đầu tư, thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi thành lập doanh nghiệp để bắt đầu kinh doanh,…Xử lý các hành vi không thực hiện Đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện

Kinh doanh đúng pháp luật là gì
Chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm

Theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 5, Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP skhi tiến hành kinh doanh ngành, nghề có điều kiện nhưng không thực hiện thủ tục ĐĂNG KÝ với cơ quan có thẩm quyền thì bị xử phạt với mức phạt như sau:

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với  Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định

Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này đối với đối tượng hoạt động sản xuất rượu công nghiệp; chế biến, mua bán nguyên liệu thuốc lá; sản xuất sản phẩm thuốc lá; kinh doanh phân phối, bán buôn rượu hoặc sản phẩm thuốc lá thực hiện hành vi vi phạm hành chính

Theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành của nước ta, các hành vi kinh doanh trái phép như kinh doanh không có đăng ký, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật phải có giấy phép sẽ không còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng vẫn bị xử phạt hành chính.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi. Nếu các bạn có điều chưa rõ hoặc bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay đến Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn dịch vụ và hỗ trợ giải quyết kịp thời. Xin chân thành cảm ơn!

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Kinh doanh như thế nào là đúng luật?

Điều 33, Hiến pháp năm 2013 quy định: Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Khoản 1, Điều 7, Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định: Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm. Nhưng theo Điều 159 của Bộ Luật hình sự quy định về tội kinh doanh trái phép thì: "Người nào kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký..." đều bị cho là kinh doanh trái phép. Vậy giữa các luật này đã được thống nhất chưa? Câu hỏi mà các Doanh nghiệp muốn biết là: Doanh nghiệp chỉ được kinh doanh những gì đã đăng ký trong giấy phép kinh doanh hay Doanh nghiệp được kinh doanh những ngành, nghề mà pháp luật không cấm? Nếu chỉ cho kinh doanh những gì đã đăng ký thì khả năng quyền tự do kinh doanh quy định trong hiến pháp đã bị giới hạn?

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Thế nào là kinh doanh đúng pháp luật ?

Các câu hỏi tương tự

Mục lục bài viết

  • 1. Khái niệm hoạt động kinh doanh
  • 2. Quy định chung về kinh doanh

1. Khái niệm hoạt động kinh doanh

Ở nghĩa phổ thông kinh doanh không chỉ là buôn bán mà bao gồm cả sản xuất. Hơn nữa, không phải tất cả các hoạt động sản xuất, buôn bán đều là kinh doanh mà chỉ có những hoạt động sản xuất, buôn bán nào có sinh lợi mới được coi là kinh doanh.

Chuyển sang nền kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế có những sự thay đổi về chất, do đó, tính chất của các hoạt động kinh doanh cũng thay đổi theo. Điều đó đòi hỏi phải xác định lại khái niệm kinh doanh cho phù hợp với các thuộc tính vốn có của nó. Trong những năm 90 của thế kỉ trước, một số văn bản luật như Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990, Luật Doanh nghiệp năm 1999 và mới nhất là Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã có những quy định ghi nhận khái niệm kinh doanh.

Theo quy định của các văn bản pháp luật đó thì “kinh doanh” là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi (Khoản 16 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014).

Như vậy, khác với các hành vi dân sự thuần tuý khác (cũng trao đổi, cũng cung ứng dịch vụ), mục tiêu chính của kinh doanh là tạo ra lợi nhuận. Đối với các doanh nghiệp, lợi nhuận được tạo ra khi số tiền thu được trong kinh doanh (doanh thu) lớn hơn số tiền phải chi phí (chi phí kinh doanh), tiền bán ra trừ tiền chi phí bằng lợi nhuận. Bất cứ hoạt động nào, cho dù về mặt hình thức giống kinh doanh nhưng mục tiêu của hoạt động đó không phải là tạo ra lợi nhuận đều không phải là kinh doanh.

Pháp luật quy định, hành vi kinh doanh có mục đích sinh lợi (kiếm lời) nhưng lời hay lỗ lại không thành vấn đề cho việc xác định hành vi kinh doanh. Nhiều trường hợp sản xuất, buôn bán bị lỗ nhưng vẫn là kinh doanh. Dưới giác độ pháp lý, khi xác định hành vi kinh doanh, chúng ta quan tâm đến việc có hay không có mục tiêu tạo ra lợi nhuận, chứ không quan tâm đến việc thực hiện mục tiêu đó như thế nào. Có thể kết luận khái quát rằng lợi nhuận là đích cuối cùng của các nhà kinh doanh; bất cứ hoạt động nào nhằm mục đích kiếm lời trên thị trường cũng là hoạt động kinh doanh.

2. Quy định chung về kinh doanh

Pháp luật của nhiều nước trên thế giới sử dụng thuật ngữ "commerce" (kinh doanh/thương mại) theo nghĩa rộng để chỉ một cách tổng hợp các hoạt động sản xuất, mua bán hàng hoá, dịch vụ và có sự phân biệt với thuật ngữ "trade" để chỉ riêng hoạt động mua bán hàng hoá thuần tuý.

Ở Việt Nam, thuật ngữ kinh doanh được sử dụng trong Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân năm 1990. Hoạt động kinh doanh được nhận biết thông qua các dấu hiệu:

1) Hoạt động phải mang tính nghề nghiệp, nghĩa là chúng được tiến hành một cách chuyên nghiệp, thường xuyên, liên tục và hoạt động này mang lại nguồn thu nhập chính cho người thực hiện chúng;

2) Hoạt động phải được thực hiện một cách độc lập. Các chủ thể nhân danh mình để tiến hành hoạt động kinh doanh. Họ tự quyết định mọi vấn đề có liên quan và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình;

3) Hoạt động được các chủ thể tiến hành với mục đích kiếm lời thường xuyên.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì để thực hiện hoạt động kinh doanh, các chủ thể phải tiến hành đăng kí kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền là cơ quan đăng kí kinh doanh.

Hiện nay, đang áp dụng luật doanh nghiệp năm 2020 (thay thế luật doanh nghiệp năm 2014 trước kia) và luật thương mại năm 2005 để điều chỉnh các nội dung liên quan đến hoạt động kinh doanh.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)