Chiêu thành vương là ai

10/05/2020, 20:30 GMT+07:00

Chiêu thành vương là ai

Thân phận công chúa hoàng gia, ở vào thời chiến loạn thì dù có thế nào cũng sẽ phải nghĩ đến chuyện hi sinh bản thân vì bình yên của đất nước. Công chúa An Tư – con gái út của Trần Thái Tông đã phải vì nghĩa quên thân, trở thành nàng dâu Mông Cổ.

Trong sử sách, thông tin về nàng Công chúa An Tư (hay còn gọi là Thiên Tư công chúa) đều được ghi chép rất sơ lược nhưng những tương truyền về số phận đáng thương của bà cùng với công lao không nhỏ trong việc đánh bại quân Nguyên xâm lược lại được lưu truyền trong dân gian rất nhiều.

Chiêu thành vương là ai

Công chúa An Tư – nhân vật hoàng tộc nhà Trần vì nghĩa quên thân làm dâu Mông Cổ. (Ảnh minh họa: Pinterest)

Nàng công chúa có thông tin thân thế “bí ẩn”

Cho đến thời điểm hiện tại, sử liệu liên quan đến Công chúa An Tư đều vô cùng hiếm hoi. Không ai có thể xác định được năm sinh – năm mất, thân mẫu của vị công chúa đáng thương này là ai mà chỉ được ghi nhận là con gái út của vua Trần Thái Tông, em gái của Trần Thánh Tông và là hoàng cô của Trần Nhân Tông.

Chiêu thành vương là ai

Dù mang thân phận cao quý nhưng thông tin về An Tư Công chúa trong sử sách Việt Nam lại rất ít. (Ảnh minh họa: Pinterest_hongnguyen)

Chiêu thành vương là ai

Bà được xem là người có công rất lớn trong cuộc chiến đánh bại quân Nguyên nhưng lại không có ghi chép chi tiết về cuộc đời. (Ảnh minh họa: Pinterest_kangalam)

>> Đừng bỏ lỡ: Công nữ Ngọc Vạn và mối liên hôn trở thành Vương hậu xứ Chân Lạp

Tương truyền “thầm thương trộm nhớ” chàng thủy tướng Yết Kiêu kiêu hùng

Tuy trong sử sách ghi chép rất sơ lược về nàng Công chúa An Tư thời nhà Trần nhưng những tương truyền trong dân gian về người phụ nữ “đại nghĩa diệt thân” lại rất phổ biến. Theo cuốn tiểu thuyết lịch sử An Tư của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng có ghi chép rằng trước khi trở thành dâu Mông Cổ, nàng An Tư từng được hoàng tộc nhà Trần định hôn phối với Chiêu Thành Vương Trần Thông. Thế nhưng, theo Bảo Tàng Lịch Sử lại để cập đến tương truyền về An Tư Công chúa đem lòng yêu Yết Kiêu nhưng không được đáp lại và với nhiều người, tương truyền này lại là phổ biến rộng rãi nhất.

Cụ thể, tương truyền này được kể lại rằng trong một lần bảo vệ hoàng tộc nhà Trần về Nam Định, chàng dũng sĩ Yết Kiêu đã lao mình xuống sông, giết chết Giảo Long để hộ giá. Trước sự dũng mãnh, kiêu hùng, thiện chiến ấy, hình ảnh của Yết Kiêu đã khiến các công chúa nhà Trần say mê trong đó có nàng An Tư. Mặc dù chỉ thầm thương trộm nhớ nhưng khi biết người trong lòng quyết định chung thủy đến cùng với cô lái đò đã khiến An Tư xúc động. Bà quyết định trở thành tình báo thu thập tin tức cho nhà Trần khi sang Mông Cổ hòa thân. Cả An Tư và Yết Kiêu không ít lần trao đổi thông tin bằng cách dùng bông lan đá, khi bị phát hiện chính nàng công chúa dũng cảm nhà Trần đã cứu giúp chàng dũng sĩ kiêu hùng một mạng sống.

Chiêu thành vương là ai

Có nhiều tương truyền từng đề cập nàng Công chúa An Tư từng đem lòng thầm thương, trộm nhớ dũng tướng nhà Trần – Yết Kiêu. (Ảnh minh họa: Vanhien)

Chiêu thành vương là ai

Bà đã dùng tình yêu ấy để trở thành sức mạnh và sự dũng cảm làm “tình báo” tin mật cho triều đình nhà Trần tại Mông Cổ. (Ảnh minh họa: Phong Tranh Cu Tí)

>> Có thể bạn chưa biết: Chuyện tình buồn nhất triều Trần: Công chúa Thiên Thụy - Trần Khánh Dư

Làm dâu Mông Cổ và sự mất tích bí ẩn

Sinh ra trong thời chiến loạn, dù có thân phận cao quý, được ở cung son điện ngọc, An Tư Công chúa cũng không được tự do lựa chọn hạnh phúc của mình. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên và Việt Sử Tiêu Án của Ngô Thi Sĩ, khi quân Nguyên liên tiếp xâm lược bờ cõi đất Việt, nàng An Tư trở thành nàng công chúa được hoàng tộc nhà Trần đem đi hòa thân ở Mông Cổ, gả cho Thái Tử (Trấn Nam Vương) – Thoát Hoan.

Chiêu thành vương là ai

Đất nước lâm nguy, An Tư Công chúa theo lệnh triều đình nhà Trần đến hòa thân cho hoàng tộc Mông Cổ. (Ảnh minh họa: Sy Hoà 16)

Hiện có rất ít tư liệu nói về hoạt động của Công chúa An Tư sau khi trở thành dâu Mông Cổ nhưng những đóng góp của bà dành cho cuộc kháng chiến, vùng lên chống quân Nguyên của nước Việt là không thể bỏ qua. Bởi sau khi bà đến Mông Cổ, trở thành vợ của Thái tử Thoát Hoan, quân đội nhà Trần bắt đầu có những màn phản công quyết liệt trên khắp các mặt trận khiến triều Nguyên không kịp trở tay và nhận lấy thất bại cay đắng.

Chiêu thành vương là ai

Tuy không được ghi chép về hoạt động mật báo nhưng sau khi Công chúa An Tư đến Mông Cổ, đất nước lại có cơ hội vùng lên chống giặc đã ghi nhận công lao hy sinh to lớn của nàng. (Ảnh minh họa: Indochineart)

Dù đóng góp công lao không nhỏ nhưng đến khi đại thắng quân Nguyên Mông, nhà Trần truy phong rất nhiều công thần, chiến tướng nhưng lại không có một ai trong triều đình nhắc đến Công chúa An Tư. Và cho đến tận bây giờ, việc nàng công chúa xinh đẹp, vì nghĩa quên thân ấy còn sống hay đã chết, được đưa về Trung Quốc hay lưu lạc nơi nào vẫn là những câu hỏi chưa có lời giải đáp và thách thức các sử gia Việt Nam tìm hiểu.

Chiêu thành vương là ai

Đất nước ca khúc khải hoàn chiến thắng vì đánh bại quân Nguyên Mông nhưng Công chúa An Tư lại không được truy phong hay khen thưởng. (Ảnh minh họa: Pinterest)

Chiêu thành vương là ai

Nàng mất tích hoàn toàn từ dạo ấy, không rõ sống chết như thế nào. (Ảnh minh họa: Pinterest)

>> Xem thêm: Câu chuyện tình yêu giữa nữ tiến sĩ đầu tiên của Việt Nam và Mạc đế

Có thể nói, so với các vị công chúa nhà Trần hy sinh vì nghĩa lớn, Huyền Trân và An Tư được xem là hai vị nữ nhân liễu yếu đào tơ được kính trọng hơn cả. Thế nhưng, khác với Huyền Trân Công chúa gả đi trong hòa bình, được nhà vua Chế Mân yêu thương, tôn lên làm hoàng phi thì số phận của Công chúa An Tư khi làm dâu Mông Cổ trong thời chiến loạn lại còn phải trở thành mật báo được nhận định là đáng thương hơn cả.

Còn bạn, bạn suy nghĩ thế nào về số phận của nàng Công chúa An Tư? Hãy chia sẻ quan điểm cùng Yan Netizen nhé!

Cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị trên YAN nhé!

Thông tin từ: Vnexpress, Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam, Nhà Trần Trong Văn Hóa Việt Nam, Việt Sử Tiêu Án, Tiểu Thuyết Lịch Sử An Tư

Mối tình đơn phương bi ai trong Hoàng tộc Việt của Công chúa Ngọc Anh cùng Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành

Sinh ra trong nhung gấm lại mang thân phận tôn quý nhưng Công chúa Ngọc Anh – hoàng nữ của Gia Long đế không có được kết cục viên mãn.

Là nàng công chúa tài sắc, am hiểu Phật pháp, nàng tuy không xuống tóc nhưng lại quy y chốn cửa Phật từ lâu.

Thế nhưng, nhân duyên oan trái lại đưa đẩy cho nàng gặp gỡ vị thiền sư đức cao trọng vọng – Liễu Đạt Thiệt Thành.

Vì quá si mê và say đắm, nàng công chúa không ít lần khuyên nhà sư phá giới để kết duyên.

Là người của chốn nhà Phật lại thành tâm quả dục từ lâu, Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành nhất quyết từ chối và năm lần bảy lượt tránh né Công chúa Ngọc Anh.

Trước sự dây dưa, phân định không rõ ràng của nàng công chúa cao quý, Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành dùng mồi lửa quyên sinh để khiến Ngọc Anh giác ngộ. Nàng hoàng nữ của Gia Long đế đã ôm nỗi niềm ân hận, uống thuốc độc tự vẫn qua đời.

Xem thêm TẠI ĐÂY

Trao đổi những thông tin hấp dẫn về chuyện tình yêu nhé!