Không chấp hành hiệu lệnh phạt bao nhiêu năm 2024

Theo quy định tại Thông tư số 65/2020/TT-BCA của Bộ công an, quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của lực lượng CSGT. Cụ thể, CSGT được quyền yêu cầu dừng xe nếu trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Ngoài ra, sẽ có một số trường hợp khác dù không nằm trên trường hợp trên CSGT vẫn có thể yêu cầu dừng xe như sau:

- Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp.

- Dừng xe trong trường hợp nhận được tin báo, phản ánh của cá nhân, tổ chức về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Mức phạt khi không chấp hành hiệu lệnh tuần tra của CSGT

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm không chấp hành hiệu lệnh tuần tra của CSGT, cụ thể như sau:

- Phạt tiền từ 3 -5 triệu đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Người điều khiển phương tiện không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông...

Cũng theo Khoản 9 Điều này: Phạt tiền từ 10 - 14 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này mà gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ.

Lo sợ bị xử phạt vi phạm, không ít tài xế đã quay xe bỏ chạy khi CSGT yêu cầu dừng xe. Vậy hành vi này của người tham gia giao thông sẽ bị xử lý như thế nào?

1. Mức phạt với hành vi bỏ chạy khi CSGT dừng xe

Bỏ chạy khi Cảnh sát giao thông (CSGT) yêu cầu dừng xe được coi là hành vi không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Theo đó, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi và loại phương tiện mà người bỏ chạy khi CSGT yêu cầu dừng xe sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với các mức khác nhau.

Cụ thể, theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, mức phạt được đặt ra với người vi phạm như sau:

Phương tiện

Mức phạt vi lỗi vi phạm

Phạt tiền

Phạt bổ sung

Xe ô tô và các loại xe tương tự

04 - 06 triệu đồng

(điểm b khoản 5 Điều 5)

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng

(điểm b khoản 11 Điều 5)

Xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự

800.000 - 01 triệu đồng

(điểm g khoản 4 Điều 6)

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng

(điểm b khoản 10 Điều 6)

Máy kéo, xe máy chuyên dùng

02 - 03 triệu đồng

(điểm d khoản 5 Điều 7)

- Điều khiển máy kéo: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng

- Điều khiển xe máy chuyên dùng: Tước quyền sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 01 - 03 tháng

(điểm a khoản 10 Điều 7)

Xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), xe thô sơ khác

100.000 - 200.000 đồng

(điểm b khoản 2 Điều 8)

Không quy định

Điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo

100.000 - 200.000 đồng

(điểm a khoản 2 Điều 10)

Không quy định

2. CSGT có được tự ý yêu cầu dừng xe không?

Theo khoản 1 Điều 16 Thông tư 32/2023/TT-BCA, CSGT không được tự ý dừng xe người đi đường để kiểm tra mà phải có một trong các căn cứ sau:

(1) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị nghiệp vụ phát hiện, thu thập được các vi phạm giao thông và các vi phạm pháp luật khác.

(2) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát giao thông bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội; kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội đã được cấp có thẩm quyền ban hành.

(3) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng xe để kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự; đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai, cháy nổ; phòng, chống dịch bệnh; cứu nạn, cứu hộ và các vi phạm pháp luật khác.

(4) Có tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố giác của người dân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện.

Nếu không có một trong các căn cứ trên mà yêu cầu người tham gia giao thông dừng xe để kiểm tra, chiến sĩ CSGT thực hiện hành vi này sẽ bị coi là vi phạm pháp luật. Lúc này, người dân hoàn toàn có quyền khiếu nại chiến sĩ CSGT thực hiện hành vi vi phạm đối với mình.

Xem thêm: Gọi ngay đường dây nóng này nếu để khiếu nại CSGT

3. Bỏ chạy khi CSGT dừng xe có bị phạt tội chống người thi hành công vụ?

Chống người thi hành công vụ là một tội danh được quy định tại Điều 330 Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo đó, tội chống người thi hành công vụ được hiểu là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.

Trong khi đó, việc bỏ chạy khi CSGT yêu cầu dừng xe chỉ đơn thuần muốn trốn tránh việc bị kiểm tra và xử lý vi phạm chứ không nhằm đe dọa hay dùng vũ lực để cản trở CSGT thực hiện nhiệm vụ.

Vì vậy, bỏ chạy khi CSGT yêu cầu dừng xe không bị xử lý về tội chống người thi hành công vụ nhưng sẽ bị phạt vi phạm hành chính vì lỗi không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Khi đó, người điều khiển phương tiện chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính theo các mức tương ứng được quy định tại Mục 1 của bài viết này.

Trên đây là thông tin về mức phạt đối với hành vi bỏ chạy khi CSGT yêu cầu dừng xe. Nếu bị xử phạt không đúng với nội dung mà bài viết đề cập, bạn đọc gọi ngay tổng đài 19006192 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam tư vấn chi tiết.

Tôi không chấp hành phạt bao nhiêu?

Như vậy, đối với tội không chấp hành án thì mức án cao nhất lên đến 05 năm. Ngoài ra, có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Lỗi không chấp hành người thi hành công vụ phạt bao nhiêu?

Phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng đối với một trong những hành vi cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoặc nhiệm vụ khác của người thi hành công vụ theo quy định của pháp luật; có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ; tổ chức, xúi giục, giúp ...

Không chấp hành kiểm tra nồng độ cồn bị phạt bao nhiêu?

với việc không chấp hành thổi đo nồng độ cồn. người VI phạm sẽ bị xử phạt rất nặng cụ thể như sau. phạt tiền từ 6.000.000đ đến 8.000.000đ.

Người điều khiển xe ô tô không chấp hành hiệu lệnh hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Theo điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, người điều khiển xe không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông hoặc hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông sẽ phải nhận mức phạt mới là 4.000.000 - 6.000.000 đồng.