Khoa giáo dục quốc phòng trường đại học sư phạm hà nội

Được biết, đây là đề án “Đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh cho các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề và các cơ sở giáo dục đại học đến năm 2020". Theo đó, với người học được hưởng các chế độ, chính sách như sau:

Người học ngành đào tạo giáo dục quốc phòng và an ninh được hưởng các chế độ: tiền học phí, tiền quân trang, tiền hỗ trợ trang bị phục vụ học tập, tiền ăn, tiền ở nội trú, bảo hiểm y tế, tiền hỗ trợ các hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị như quy định hiện hành đối với học viên sĩ quan cấp phân đội học tại trường sĩ quan lục quân thuộc Bộ Quốc phòng;

Học viên tốt nghiệp, bao gồm cả nữ, nếu có đủ tiêu chuẩn sức khỏe và tình nguyện đăng ký, được xét phong quân hàm sĩ quan dự bị theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và quy định của Chính phủ về sĩ quan dự bị Quân đội nhân dân Việt Nam; được ưu tiên tuyển dụng làm giáo viên các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề và các cơ sở giáo dục đại học.

Khoa giáo dục quốc phòng trường đại học sư phạm hà nội

Đơn kiến nghị của tập thể sinh viên gửi các cơ quan báo chí

Nhiều dấu hiệu cắt xén tiền thực hiện đề án

Chính sách quy định là vậy, tuy nhiên, theo phản ánh của sinh viên khóa 64 và khóa 63 (đã tốt nghiệp vào tháng 6/2017) Khoa GDQP-ĐHSPHN thì các em không được đảm bảo theo chế độ của đề án. Cụ thể:

Về tiền ăn, nhà trường không công khai các chế độ của bếp ăn; Tiền ăn cắt tranh thủ hàng tuần và cắt tranh thủ đột xuất không được công khai trong suốt quá trình học; Tiền ăn cắt khi sinh viên đi thực tế sau mỗi môn học không được nhận lại.

Về quân trang, trong suốt 4 năm các em sinh viên được nhận 3 bộ quần áo, 1 bộ phải mua. Các đồ đi kèm như cầu vai, biển tên, giầy dép… các sinh viên đều phải bỏ tiền ra mua.

Về tiền di chuyển, ăn, ở trong quá trình thực tập, kiến tập và thực tế thì các sinh viên đều phải tự bỏ tiền của mình và không được thanh toán, hoặc truy lĩnh tiền trong ngân sách theo Quyết định số 607/QĐ-TTg, tuy nhiên, Khoa GDQP vẫn lấy hóa đơn đỏ về thanh toán.

Không chỉ có tiền ăn, mặc, ngay cả tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các sinh viên đều phải tự đóng, sau đó nhận lại được 2/5 tổng số tiền đã đóng. Riêng năm cuối, các sinh viên K63 vẫn chưa được nhận lại.

Bên cạnh đó, trong quá trình học tập, sinh viên phải ký khống nhiều giấy tờ lưu không, có cả những giấy tờ là đã nhận tiền.

Sinh viên bất ngờ được nhận lại tiền

Để làm rõ thông tin kiến nghị của các em sinh viên, PV báo Công lý đã có buổi làm việc với Khoa GDQP-ĐHSPHN về nội dung trên. Trao đổi với PV, Đại tá, ThS Đỗ Quốc Tam, Trưởng khoa GDQP cho biết: "Theo Quyết định số 607, các sinh viên học theo đề án này được hưởng chế độ như quy định hiện hành đối với học viên sĩ quan cấp phân đội học tại trường sĩ quan lục quân thuộc Bộ Quốc phòng. Tuy nhiên, không phải là quân nhân".

Khoa giáo dục quốc phòng trường đại học sư phạm hà nội

Đại tá, ThS Đỗ Quốc Tam trưởng khoa GDQP-ĐHSPHN làm việc với PV

Về chế độ tiền ăn, Đại tá Tam cho hay: "Theo quy định, mỗi sinh viên được hưởng chế độ 47.000 đồng/người/ngày. Tất cả các ngày, sinh viên không ăn, hoặc đi thực tập, kiến tập thì khoa sẽ trả lại". Với các em sinh viên đã ra trường gần 1 năm nhưng vẫn chưa được nhận lại tiền này, Đại tá Tam khẳng định: “do chưa thanh toán được với trường nên khoa không thể ứng tiền ra được. Khoa chưa trả chứ không phải không trả”.

Lý giải về quân trang của sinh viên, Đại tá Tam cho biết, thực hiện theo Thông tư của Bộ quốc phòng thì chế độ mặc trong toàn khóa tổng số tiền là bao nhiêu chứ không quy định 1 năm bao nhiêu bộ, cầu vai giầy dép, đi theo số tiền này, chỉ khi các em mất thì mới phải mua.

Khi PV hỏi, Thông tư đó là Thông tư nào, cụ thể số Thông tư, chế độ cụ thể 1 năm sinh viên được hỗ trợ là bao nhiêu thì Đại tá Tam xin phép kiểm tra lại, vì mình không nhớ rõ số Thông tư cũng như cụ thể số tiền trang phục mà sinh viên được hưởng?

Về tiền di chuyển, đi lại trong quá trình thực tập, thực tế, Đại tá Tam cũng khẳng định, tất cả các khoản chi đó các em sinh viên phải tự túc và đề án không được cấp. Việc khoa lấy hóa đơn đỏ của các chuyến đi này để quản lý chứ không phải để thanh toán tiền trong đề án.

Lý giải về giấy tờ các em sinh viên phải ký khống, Đại tá Tam khẳng định là có ký khống, nhưng nếu không ký khống như vậy thì khoa không thể thanh toán tiền với nhà trường được. Và ký khống như vậy là để thuận lợi cho các thầy trong quá trình thanh toán.

Khoa giáo dục quốc phòng trường đại học sư phạm hà nội

Tin nhắn của trợ lý trưởng khoa Đoàn Xuân Quyết nhắn cho sinh viên 

Lý giải của Đại tá Tam là vậy, tuy nhiên, sau buổi làm việc với PV (ngày 07/03/2018), chiều ngày hôm sau 08/03/2018, nhiều sinh viên K63 Khoa GDQP-ĐHSPHN bất ngờ nhận được thông tin từ cán bộ lớp là thầy Đoàn Xuân Quyết, trợ lý trưởng khoa yêu cầu nhắn tin cho các bạn trong lớp lên nhận lại các loại tiền theo đề án. Riêng tiền ăn khoa đang tập hợp lại.

Điều khó hiểu là, trong số tiền Khoa GDQP còn nợ có cả tiền quân trang, với các khoản đi lại, ăn uống các em sinh viên có thể tự túc được, tuy nhiên với quân tư trang của ngành các em không thể tự túc (trừ mua tại chợ đen). Do vậy, khoản tiền này khoa giữ lại sau gần một năm sinh viên ra trường liệu có phù hợp?

Càng khó hiểu hơn, trước đó cả một thời gian dài, khoa không hề có bất cứ một động thái nào là sẽ chi trả các khoản tiền này cho sinh viên với lý do chưa thanh toán được tiền. Nhưng khi có sự vào cuộc của báo chí, chỉ ngay ngày hôm sau, các khoản tiền này lại được thanh toán một cách nhanh chóng.

Trước sự việc nêu trên, đề nghị Bộ GD&ĐT, Bộ Quốc Phòng, trường Sỹ quan Lục Quân, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cần công khai, minh bạch các chế độ cụ thể cho sinh viên tham gia đề án theo Quyết định số 607/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ bao gồm những chế độ chính sách gì? Cụ thể từ ăn, mặc, đi lại, học tập như thế nào..., tránh tình trạng không rõ ràng như tại Khoa GDQP-ĐHSPHN gây nên khiếu kiện.

Cùng với đó, Thanh tra Bộ GD&ĐT, Thanh tra Bộ Quốc Phòng, Thanh tra trường Sỹ quan Lục Quân, Thanh tra Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cũng cần sớm vào cuộc làm rõ những khuất tất (nếu có) tại Khoa GDQP-ĐHSPHN, công khai thông tin, tránh dư luận hiểu sai lệch về tính nhân văn của đề án cũng như lãng phí tiền ngân sách nhà nước trong việc thực hiện đề án này.

(Nguồn: Hnue.edu.vn) Là người quản lí trực tiếp của một trong hai trường ĐH Sư phạm hàng đầu Việt Nam về đào tạo đội ngũ giáo viên cho cả nước, GS, TS Nguyễn Viết Thịnh, Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Hà Nội thấy rằng, cần phải có phương cách đổi mới phương pháp đào tạo vì sắp tới chương trình sách giáo khoa có sự thay đổi.

Đào tạo giáo viên để phù hợp với chương trình SGK mới

Thầy đánh giá thế nào về những khó khăn chung của các trường Sư phạm hiện nay trong đào tạo giáo viên?

Tôi còn nhớ vào quãng thời gian thập kỷ 80-90, đó là thời gian khó khăn, người ta thường có câu dân gian “chuột chạy cùng sào”. Tuy nhiên, sau đó chúng ta đã có những chính sách hết sức tốt cho các sinh viên sư phạm (không phải đóng học phí). Giáo viên ra trường có hệ số đứng lớp. Như vậy, thời kỳ rất dài chúng ta có được một đội ngũ tốt, với sinh viên đầu vào rất cao. Những số giáo viên đó hiện nay ít nhất đã có 10-15 năm trong nghề và đã được xã hội thẩm định. Nếu bây giờ chúng ta tiên lượng được những khó khăn trong đầu vào, và sẽ có tác động tới 10-15 năm sau. Thì, ngay từ bây giờ chúng ta phải có những giải pháp mạnh để khắc phục tình trạng sau này giáo viên kém chất lượng. Đừng để câu nói “chuột chạy cùng sào” được nhắc lại trong dân gian.


Vậy, theo thầy các trường Sư phạm nên làm gì lúc này để nâng cao chất lượng đào tạo đầu ra?

Tôi rất mừng, trong báo cáo của Bộ lần này có nói tới mạng lưới các trường sư phạm. Chúng ta đồng ý luật giáo dục, đăng ký mở mã ngành để các trường căn cứ vào các nhu cầu của mình để tuyển sinh, căn cứ vào nhu cầu xã hội để mở ngành. Nhưng, đứng về phương diện quản lí, tôi mong rằng nên tập chung vào những trường Sư phạm có uy tín. Vì  những trường đó được tuyển sinh ở phạm vi rộng hơn, các em ở xa đến học có thể tăng cường chỗ ở ký túc xá để giảm chi phí xã hội cho các em.

Tất cả thứ đó sẽ tiết kiệm được nguồn lực xã hội rất lớn. Chỉ cần một vài năm làm được điều ấy, sẽ nâng vị thế xã hội và nâng được vị thế của trường đó trong đào tạo tuyển sinh giáo viên.


Khoa giáo dục quốc phòng trường đại học sư phạm hà nội
GS, TS Nguyễn Viết Thịnh chỏ rằng, việc xét tuyển giáo viên hiện nay nên để quyền tự quyết cho các Sở GD&ĐT. Ảnh Xuân Trung

Giáo viên phải làm việc trong môi trường đa văn hoá


Có một số ý kiến cho rằng, song song với việc thay đổi SGK thì cần phải thay cả giáo trình dạy các sinh viên Sư phạm, điều này nhà trường đã tính đến chưa? Với đòi hỏi thực tế, về đội ngũ giáo viên cho tương lai, chúng ta cần phải nâng chuẩn cho giáo viên từ mầm non tới tiểu học. Tôi thấy nước ngoài họ cũng áp dụng như thế, tức là Thạc sỹ mới được dạy tiểu học. Hiện nay, lợi thế của chúng ta là nhiều trường sư phạm đã có khoa tiểu học, đã có khoa mầm non thì cần phải suy nghĩ thế nào để tăng thêm lượng tuyển sinh, mục đích là tăng thêm hạt giống. Ngay khi chúng tôi tham gia dự án đào tạo giáo viên THCS (viết sách cho CĐ), trong bất cứ một giáo trình cơ bản nào thì cũng có phần hướng dẫn dạy học. Đối với đào tạo giáo viên, xưa nay đã thấm nhuần.


Khoa giáo dục quốc phòng trường đại học sư phạm hà nội
Do suy nghĩ ra trường không xin được việc, lương thấp. Sinh viên các ngành sư phạm hiện không mặn mà. Ảnh minh họa Xuân Trung

Phải lựa chọn theo kiến thức cơ bản nào để dạy trong đào tạo. Nên chúng ta thấy rất rõ sự khác biệt trong cùng giáo trình cơ bản. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội sẽ tăng cường biên soạn các loại sách công cụ.

Thực ra, chúng ta cũng phải hình dung việc chúng ta đang đào tạo giáo viên ở một Quốc gia, tuy chúng ta không có dân nhập cư, nhưng chúng ta có 54 dân tộc.

Thực tế, chúng ta phải đào tạo giáo viên làm được việc trong môi trường đa văn hóa. Do sự phát triển kinh tế xã hội ở các vùng miền còn chênh lệch, cho nên cơ sở vật chất cho thực hành, giảng dạy của giáo viên các nơi không giống nhau.

Đào tạo làm sao cho giáo viên phải chiến thắng trong mọi hoàn cảnh, thời tiết, trường lụt vẫn phải dạy tốt, mất điện phấn trắng, bảng đen vẫn phải dạy tốt…Cái đó là cái đang hướng tới trong đổi mới.


Khoa giáo dục quốc phòng trường đại học sư phạm hà nội
Mục tiêu là đào tạo đội ngũ giao viên chất lượng cao để phù hợp với yêu cầu thực tế. Ảnh minh họa Xuân Trung

 Sách nhiễu trong tuyển dụng giáo viên là huỷ hoại ngành giáo dục

Theo thầy, có nên có những chính sách đãi ngộ những giáo viên để tăng lượng sinh viên trong các ngành Sư phạm? Tôi cho rằng việc đầu tiên là sinh viên tốt nghiệp phải có việc làm. Có việc làm để các trường tính xem nên đào tạo bao nhiêu. Vì vậy, hãy nhường những việc đó cho những trường có truyền thống. Điều nữa, khó nói do không ai nhìn thấy, chỉ có người trong cuộc mới nhìn thấy, đó là liệu có sự sách nhiễu trong vấn đề tuyển dụng hay không. Nếu có, tôi xin nói thẳng nó sẽ hủy hoại ngành giáo dục, hủy hoại ngay nhân cách của người thầy, hủy hoại ngay quan hệ trong hội đồng giáo dục giữa thủ trưởng và nhân viên. Có thể không cần truy cứu nhưng cũng phải có cách để ngăn chặn.


Hiện nay, một số trường ĐH sư phạm có điểm đầu vào rất thấp nhưng khi tốt nghiệp các em lại sở hữu những tấm bằng khá giỏi. Thầy đánh giá như thế nào vấn đề này, liệu đào tạo có thực chất?

Tôi không bình luận về việc này. Vì nếu như chúng ta có thể biến một học sinh trung bình sau một thời kì các em nỗ lực, thành khá giỏi đó là điều hết sức mừng. Cũng có những em trước kia ở gia đình không có điều kiện học thêm nên điểm thi vào ĐH chỉ có thế, nhưng vào ĐH được khích lệ với môi trường mới nên hăng hái học tập. Vấn đề này phải xem cụ thể.

Nếu trường đó đánh giá không khách quan theo tôi chúng ta phải tuyên truyền, phải căn cứ vào thương hiệu của các trường, các trường hãy duy trì thương hiệu để có thể đánh giá được chất lượng đào tạo.

Làm thế nào để thu hút được người tài vào học ngành sư phạm?

Hằng năm vẫn có những sinh viên giỏi vào học ngành sư phạm, nhưng tôi muốn những sinh viên giỏi nhất. Hiện nay, có một điều nguy hại ở thành phố. Các thí sinh ở thành phố lớn thường không thi vào sư phạm nữa. Như thế, những thế hệ giáo viên sau này ở các thành phố lớn lại chủ yếu là sinh viên đến từ các tỉnh thành. Để tiếp cận với một môi trường mới, không quen thuộc gì, đó là một vấn nạn.

GS, TS Nguyễn Viết Thịnh

Xuân Trung (thực hiện)

Theo: giaoduc.net.vn