JEEV giá bao nhiêu?

Vaccine JEEV được sản xuất bởi hãng Biological E. Limited, Ấn Độ, hiện được sử dụng rộng rãi tại nhiều nước phát triển trên thế giới cùng với vắc xin IXIARO (ở EU, Mỹ, Nhật Bản) hay JESPECT (ở Úc). Sau khi JEEV được cấp phép lưu hành tại Việt Nam, các gia đình đã có thêm một lựa chọn bên cạnh các vắc xin phòng viêm não Nhật Bản phổ biến khác như IMOJEV và Jevax.

Vắc xin JEEV (jeev vaccine) là vắc xin tinh khiết, bất hoạt chứa virus viêm não Nhật Bản (Japanese Encephalitis) chủng SA 14-14-2 nuôi cấy trên tế bào vero và sau đó được bất hoạt bằng formalin. 

- Đường tiêm :

Vắc xin JEEV tiêm bắp, không tiêm vào tĩnh mạch trong mọi trường hợp. Tiêm vào vùng trước đùi đối với trẻ ≥ 1 tuổi đến ≤ 3 tuổi và tiêm vào vùng cơ delta cánh tay đối với trẻ ≥ 3 tuổi và người lớn.

- Liều tiêm :

Tùy theo độ tuổi mà liều lượng tiêm vắc xin JEEV Ấn Độ sẽ khác nhau:

  • Đối tượng tiêm là trẻ ≥ 1 tuổi và ≤ 3 tuổi: liều 3 mcg/0.5ml.

- Lịch tiêm :

Lịch tiêm vacxin viêm não Nhật Bản JEEV (jeev vaccine schedule) gồm 2 liều cơ bản. 

  • Liều đầu tiên: Ngày 0 - Ngày đầu tiên tiêm.
  • Liều thứ hai: Tiêm sau liều đầu 28 ngày. 

Người lớn từ ≥ 18 tuổi tới ≤ 49 tuổi, đặc biệt người có nguy cơ cao (sống trong vùng có dịch hoặc làm việc trong phòng thí nghiệm có virus) nên chích ngừa thêm 1 mũi nhắc lại sau 2 mũi cơ bản, cách mũi thứ 2 từ 12 tháng để tối đa hóa hiệu quả phòng bệnh.

Đối với người đã được tiêm đủ 3 mũi vắc xin viêm não Nhật Bản trong chương trình Tiêm chủng mở rộng, chỉ cần tiêm nhắc 1 mũi vacxin JEEV. 

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mỗi cá nhân chỉ nên dùng 1 loại vắc xin cho cả liệu trình. Nếu mũi đầu bạn đã tiêm vắc xin JEEV thì mũi thứ hai cũng nên tiêm vắc xin cùng loại.

- Cách dùng :

Cán bộ y tế cần lắc đều lọ vắc xin để tạo hỗn dịch tiêm đồng nhất trước khi sử dụng, không trộn lẫn với bất kỳ loại vắc xin nào khác trong cùng một lọ hoặc xi-lanh. 

Về tương tác thuốc, vaccine JEEV có thể được tiêm đồng thời với các vắc xin phòng bệnh khác nhưng phải tiêm tại các vị trí khác nhau và không được trộn các vắc xin trong cùng một xi-lanh.

- Chống chỉ định :

Không dùng vắc xin viêm não Nhật Bản JEEV trong các trường hợp sau:

  • Người bị dị ứng/nghi ngờ dị ứng với thành phần của vắc xin (bao gồm cả các tá dược và chất tồn dư như protamine sulphate). 
  • Nếu có biểu hiện quá mẫn sau khi tiêm mũi 1, không nên tiêm mũi tiếp theo.
  • Người bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải, nhiễm HIV/AIDS, bị giảm tiểu cầu, máu khó đông hay các rối loạn chảy máu khác.
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú do không có đủ dữ liệu nghiên cứu về sử dụng thuốc cho đối tượng này.
  • Hoãn tiêm đối với đối tượng đang bị sốt cấp tính.

- Tác dụng phụ :

Vắc xin JEEV có thể gây một số tác dụng phụ sau tiêm trong vòng 1-3 ngày như: đau, sưng, quầng đỏ tại nơi tiêm, sốt, đau nhức cơ, người mệt mỏi, khó chịu, trẻ quấy khóc... Tuy nhiên đây là những phản ứng thông thường và sẽ tự hết sau vài ngày mà không cần điều trị đặc hiệu. 

Vì vậy, các bậc cha mẹ nên theo dõi phản ứng và thể trạng của trẻ trong vòng 30 phút sau khi chích ngừa và trong vòng 24 giờ khi ra về, có thể áp dụng các biện pháp giảm đau, hạ sốt cho bé theo hướng dẫn của cán bộ y tế. 

- Bảo quản :

Bảo quản vaccine JEEV trong điều kiện từ 2-8 độ C, không để đông đá. Loại bỏ lọ vắc xin nếu bị đông đá. Tránh ánh sáng mặt trời.

JEEV (Ấn Độ) là vắc xin viêm não Nhật Bản bất hoạt nuôi cấy trên tế bào Vero đã được WHO tiền thẩm định, an toàn, hiệu quả với phác đồ tiêm rút ngắn giúp người tiêm được bảo vệ lâu dài, giảm chi phí, chỉ định cho trẻ em từ ≥ 1 tuổi đến người lớn ≤ 49 tuổi.

Lịch tiêm vắc xin JEEV

Mũi 1: Ngày 0 - ngày đầu tiên tiêm

Mũi 2: Sau mũi đầu 28 ngày.

Đối với trẻ em ≥ 1 tuổi đến ≤ 3 tuổi: mỗi liều 3mcg/0.5ml.

Đối với trẻ lớn và người lớn ≥ 3 tuổi đến ≤ 49 tuổi: mỗi liều 6mcg/0.5ml

Ưu điểm của vắc xin JEEV phòng viêm não Nhật Bản

Là vắc xin bất hoạt đã được tinh chế, có nguồn gốc nuôi cấy từ tế bào vero, tá chất nhôm, không có Gelatin (chất gây dị ứng) và các thành phần có nguồn gốc từ động vật.

Không có nguy cơ đảo ngược thành phần vi-rút độc hại.

Vắc xin dạng lỏng dễ sử dụng hơn so với vắc xin dạng đông khô do không phải hoàn nguyên và tốn ít hơn trong bảo quản và vận chuyển.