Huong dan xử lý tội rửa tiền

  • Huong dan xử lý tội rửa tiền
  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail:

Parent company: THU VIEN PHAP LUAT Ltd. Business license No. 32/GP-TTĐT issued by Department of Information and Communications of Ho Chi Minh City on May 15, 2019 Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu - Tel. 028 3935 2079

Ngày 24/5/2019, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân (TAND) Tối cao ban hành Nghị quyết 03/2019 hướng dẫn áp dụng Điều 324 Bộ luật Hình sự (BLHS) về tội rửa tiền. Một số nội dung cần lưu ý để có hiểu biết nhất định về những quy định pháp luật cũng như cách thức xử lý hình sự đối với hành vi rửa tiền của pháp luật Việt Nam…

Huong dan xử lý tội rửa tiền

Ảnh minh họa: B.T

Theo hướng dẫn trên, tiền bao gồm Việt Nam đồng, ngoại tệ; có thể là tiền mặt hoặc tiền trong tài khoản. Tài sản bao gồm vật, giấy tờ có giá, các quyền tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự, có thể tồn tại dưới hình thức vật chất hoặc phi vật chất; động sản hoặc bất động sản; hữu hình hoặc vô hình; các chứng từ hoặc công cụ pháp lý chứng minh quyền sở hữu hoặc lợi ích đối với tài sản đó.

Biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có được lý giải là khi người phạm tội trực tiếp biết được tiền, tài sản do người khác phạm tội mà có; Qua các phương tiện thông tin đại chúng, người phạm tội biết được người khác thực hiện hành vi phạm tội nguồn; Bằng nhận thức thông thường, người phạm tội có thể biết được tiền, tài sản do người khác phạm tội mà có; Theo quy định của pháp luật, người phạm tội buộc phải biết nguồn gốc tiền, tài sản do người khác phạm tội mà có (ví dụ: A mua xe ô tô của B không có giấy tờ với giá bằng 1/10 trị giá của chiếc xe đó).

Một số tình tiết định tội được quy định là Hành vi tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các giao dịch tài chính, ngân hàng (quy định tại điểm a khoản 1 Điều 324 BLHS) là thực hiện, hỗ trợ thực hiện, hoặc thông qua người khác để thực hiện, hỗ trợ thực hiện một trong các hành vi nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có; hoặc có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có. Hành vi sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có, hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh. Hành vi sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có, hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động khác như dùng tiền, tài sản để làm dịch vụ, xây dựng trường học, bệnh viện hoặc sử dụng dưới danh nghĩa tài trợ, từ thiện, viện trợ nhân đạo hoặc các hoạt động khác.

Hành vi cản trở việc xác minh thông tin về nguồn gốc, bản chất thật sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có, hoặc biết hay có cơ sở để biết do người khác phạm tội mà có là hành vi cố ý gây khó khăn, trở ngại cho việc làm rõ nguồn gốc, bản chất thật sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản (ví dụ: cung cấp tài liệu, thông tin giả; không cung cấp, cung cấp không đầy đủ; hủy bỏ, tiêu hủy, sửa chữa, tẩy xóa tài liệu, chứng cứ...).

Tội phạm nguồn là tội phạm được quy định trong BLHS và tài sản có được từ tội phạm đó trở thành đối tượng của tội rửa tiền. Hành vi phạm tội nguồn có thể do công dân Việt Nam, pháp nhân thương mại Việt Nam, người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam thực hiện trong hoặc ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội rửa tiền có thể được tiến hành đồng thời với việc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm nguồn và không loại trừ việc truy cứu trách nhiệm hình sự tội phạm nguồn.

K.K

TAND tối cao đã công bố Nghị quyết số 03/2019 của Hội đồng thẩm phán hướng dẫn áp dụng điều 324 của bộ luật Hình sự về tội rửa tiền.

Huong dan xử lý tội rửa tiền
Chánh án TAND tối Nguyễn Hòa Bình nói ngành tòa án sẽ đưa ra xét xử nhanh chóng các vụ án liên quan rửa tiền

Ảnh Thái Sơn

Sáng 31.5, tại Hà Nội, TAND tối cao đã công bố Nghị quyết số 03/2019 của Hội đồng thẩm phán hướng dẫn áp dụng điều 324 của bộ luật Hình sự về tội rửa tiền. Buổi công bố có sự tham dự của đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các bộ, ngành và các tổ chức quốc tế.

Nghị quyết 03/2019 của Hội đồng thẩm phán đã hướng dẫn chi tiết về việc áp dụng quy định rửa tiền trong bộ luật Hình sự. Trong đó làm rõ thêm các thuật ngữ sử dụng trong luật, các tình tiết định tội, cũng như định khung.

Theo đó, việc xác định hành vi phạm tội được căn cứ vào bản án, quyết định của tòa án; tài liệu, chứng cứ do các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; tài liệu, chứng cứ khác để xác định hành vi phạm tội (như chứng cứ của Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế  - Interpol), Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế - FATF, tài liệu tương trợ tư pháp về hình sự...).

Bên cạnh đó, nghị quyết cũng nêu rõ tội phạm nguồn là tội phạm được quy định trong bộ luật Hình sự và tài sản có được từ tội phạm đó trở thành đối tượng của tội rửa tiền, như: tội giết người; mua bán người; buôn lậu; thao túng thị trường chứng khoán; mua bán trái phép chất ma túy; nhận hối lộ; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản....

Hành vi phạm tội nguồn có thể do công dân Việt Nam, pháp nhân thương mại Việt Nam, người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam thực hiện trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam. Các hành vi phạm tội thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam, do công dân nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài thực hiện cũng được coi là tội phạm nguồn. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội rửa tiền có thể được tiến hành đồng thời với việc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm nguồn, và không loại trừ việc truy cứu trách nhiệm hình sự tội phạm nguồn.

\n

Phát biểu tại lễ công bố, Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, nghị quyết sẽ tạo ra hành lang pháp lý vững chắc để các cơ quan tố tụng mạnh tay hơn với tội phạm rửa tiền; đồng thời, cũng thể hiện được cam kết của Việt Nam với quốc tế về phòng chống các loại tội phạm liên quan đến hoạt động rửa tiền.

“Hầu hết các loại tội phạm đều có mục tiêu lợi nhuận, sau khi hoàn tất hành vi phạm tội ban đầu sẽ tiến hành các hoạt động xóa dấu vết, tẩy rửa tiền từ “bẩn” sang sạch. Trên thế giới, hoạt động tiền tệ, tài chính được quản lý chặt chẽ qua hoạt động ngân hàng, song chúng ta có nhiều hạn chế nên việc xử lý tội phạm rửa tiền gặp nhiều hạn chế, khó khăn”, Chánh án TAND tối cao nói, đồng thời khẳng định sau khi có nghị quyết này, ngành tòa án sẽ đưa xét xử một cách nhanh chóng loại tội phạm này

Theo TAND tối cao, thực tiễn phòng, chống tội phạm thời gian qua cho thấy, đã xuất hiện khá nhiều phương thức, thủ đoạn rửa tiền tinh vi, xảo quyệt. Tội phạm rửa tiền lợi dụng thói quen giao dịch bằng tiền mặt của người dân để mua tài sản có giá trị cao như bất động sản, ô tô, vàng bạc, đá quý..., sau đó nhờ người khác đứng tên, cất giấu, nhằm hợp pháp hóa nguồn tiền “bẩn” thu được từ các hoạt động tội phạm.

Để có cơ sở pháp lý nhằm xử lý ngày càng có hiệu quả loại tội phạm này, bộ luật Hình sự năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung và cụ thể hóa các tình tiết có tính chất định tính về tội rửa tiền, nhằm tháo gỡ vướng mắc trong thực tiễn áp dụng. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành hơn một năm qua cho thấy, vẫn còn một số quy định chưa thực sự rõ ràng, cụ thể, cần phải hướng dẫn để bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.

Tin liên quan

  • Minh bạch để 'trị' tham nhũng trong kinh tế ngầm
  • Sếp tiền ảo bị cáo buộc đa cấp, rửa tiền và lừa đảo hàng tỉ USD
  • Kiến nghị điều tra việc 'trùm' cờ bạc đưa triệu USD cho tướng công an