Hướng dẫn sử dụng công cụ hỗ trợ

(LSVN) - Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ được ban hành năm 2017 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) là cơ sở pháp lý quan trọng trong công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, góp phần quản lý nhà nước về an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Sau 05 năm triển khai thực hiện Luật này đã phát sinh một số khó khăn, bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế trong quản lý nhà nước và phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm trong tình hình mới. Bài viết tập trung đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân, qua đó đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công vụ hỗ trợ.

Hướng dẫn sử dụng công cụ hỗ trợ

Ảnh minh họa.

Thực trạng thực hiện Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

Trong 05 năm qua, với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, đặc biệt là sự vào cuộc quyết liệt của ngành công an trong tổ chức triển khai thực hiện Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ đã đạt được kết quả nhất định.

Thứ nhất, trong công tác tuyên truyền, vận động thu hồi vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Bộ Công an đã chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương tham mưu cho cấp ủy chính quyền chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội tham gia phối hợp với lực lượng công an trong công tác tuyên tryền, vận động thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; phối hợp với các cơ quan truyền thông ở Trung ương, địa phương tổ chức tuyên truyền về các quy định của Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong 05 năm, đã xây dựng 2.425.752 tin, bài, phóng sự tuyên truyền; tổ chức in, phát hành 15.674 cuốn tài liệu, 136.587.779 pano, áp phích, băng đĩa tuyên truyền; trực tiếp truyền thông 2.349.279 buổi với 143.337.081 người tham gia; tổ chức ký cam kết với 159.436.755 tổ chức, cá nhân; sử dụng 91.598 người có uy tín tham gia tuyên truyền, vận động cá biệt cho 447.120 người. Toàn quốc đã vận động nhân dân giao nộp số lượng lớn vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

Thứ hai, đối với công tác đăng ký, quản lý, tập huấn, huấn luyện vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Bộ Công an đã chỉ đạo Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội và công an các địa phương thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác đăng ký, quản lý, tập huấn, huấn luyện về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, bảo đảm chặt chẽ, hạn chế thấp nhất tình trạng mất, thất lạc vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ ra ngoài xã hội, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội. Tổ chức 25 lớp tập huấn chuyên sâu các quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và các văn bản hướng dẫn thi hành cho trên 15.000 lãnh đạo, chỉ huy và cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thuộc công an các đơn vị, địa phương trên toàn quốc. Mở 1.336 lớp huấn luyện cho hơn 106.792 cán bộ, nhân viên thuộc các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được sản xuất, kinh doanh trang bị, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Thực hiện cấp, cấp đổi, cấp lại 738.831 các loại giấy phép, giấy xác nhận về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định. Thực hiện Đề án 06 của Chính phủ, Bộ Công an xác định có 86 thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo, trong đó, áp dụng thực hiện giải quyết thủ tục hành chính trên cổng dịch vụ công trực tuyến là 64 thủ tục; từ 01/7/2022 đến nay, đã thực hiện giải quyết thủ tục hành chính trên 10.000 hồ sơ, đạt 97%. Bên cạnh đó, đã tổ chức duy trì, cập nhật và khai thác cơ sở dữ liệu quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, vi phạm pháp luật trong tình hình mới.

Thứ ba, trong công tác kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính, Bộ Công an đã chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương phối hợp với các cơ quan chức năng hàng năm thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý, bảo quản, bảo dưỡng, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, qua đó thống nhất chỉ đạo thực hiện những nội dung còn vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong tổ chức thực hiện công tác này. Đồng thời, thành lập 10 đoàn thanh tra tổ chức thanh tra việc chấp hành, thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và các văn bản hướng dẫn thi hành đối với 10 ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và 120 đơn vị thuộc tỉnh; 06 đoàn thanh tra hành chính về công tác này đối với 06 đơn vị, địa phương. Bộ Công an đã chỉ đạo Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội và công an các địa phương định kỳ tổ chức kiểm tra đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh, trang bị, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ kịp thời phát hiện vi phạm và những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế để hướng dẫn, chấn chỉnh, khắc phục. Qua công tác kiểm tra đã phát hiện 41 vụ vi phạm trong công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, đã xử phạt 648 triệu đồng.

Thứ tư, đối với công tác đấu tranh, bắt giữ, Bộ Công an đã chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương tăng cường lực lượng phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả đối với các hành vi vi phạm về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Trong đó, đã thực hiện tốt công tác nghiệp vụ cơ bản, chủ động nắm tình hình, quản lý địa bàn, đối tượng, kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn chặn hiệu quả đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực này; tổ chức rà soát, lên danh sách đối tượng có biểu hiện nghi vấn hoạt động sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ để xác lập chuyên án, điều tra, làm rõ; huy động lực lượng tăng cường xuống địa bàn cơ sở, bám sát địa bàn để nắm tình hình, kịp thời phát hiện, đấu tranh, bắt giữ các hành vi vi phạm về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; các lực lượng nghiệp vụ ngành công an tổ chức tuần tra, kiểm soát để kịp thời phát hiện, bắt giữ và xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm; tăng cường công tác trao đổi thông tin về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ giữa các lực lượng chức năng, nhất là trong các vụ án có liên quan đến vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ để truy nguyên nguồn gốc phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử. Chủ động phối hợp với các lực lượng bộ đội biên phòng, quản lý thị trường, hải quan, cảnh sát biển... tổ chức tuần tra, kiểm soát, nhất là trên các tuyến biên giới, trao đổi thông tin, kịp thời phát hiện, bắt giữ các đối tượng mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Trong 05 năm, lực lượng chức năng đã phát hiện, bắt giữ 13.458 vụ, 22.097 đối tượng; thu 4.975 khẩu súng các loại; 706.169 viên đạn các loại; 321 lựu đạn, bom, mìn; 27.165,8 kg thuốc nổ; 106.564 kíp nổ; 8.014 m dây cháy chậm, 5.047,3 kg tiền chất thuốc nổ; 15.249 công cụ hỗ trợ; 28.023 vũ khí thô sơ; 21.635 bộ linh kiện lắp ráp vũ khí. Trong đó: xử lý hình sự 4.143 vụ, 8.104 đối tượng; xử lý hành chính 8.216 vụ, 11.262 đối tượng, phạt tiền 52.633.065 triệu đồng... Đặc biệt, ngày 13/3/2020 Bộ trưởng Bộ Công an đã ban hành Kế hoạch số 105 về tổng kiểm tra, mở đợt cao điểm vận động toàn dân giao nộp và phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Sau 01 năm triển khai, thực hiện (từ tháng 3/2020 đến tháng 3/2021), toàn quốc đã vận động thu hồi 35.910 khẩu súng các loại; đấu tranh, bắt giữ 6.089 vụ, 10.058 đối tượng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện Luật đã phát sinh một số khó khăn, bất cập, chưa bảo đảm, phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật liên quan và chưa đáp ứng yêu cầu thực tế trong quản lý nhà nước và phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm trong tình hình mới, cụ thể:

Một là, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ đang quy định cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải xuất trình các loại giấy tờ liên quan đến hồ sơ pháp lý, các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện để hoạt động nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và giấy tờ tùy thân của người đến liên hệ làm thủ tục, như: giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, căn cước công dân, chứng minh nhân dân, chứng minh công an nhân dân, chứng minh quân đội nhân dân, hộ chiếu, các quyết định phê duyệt, hồ sơ, giấy tờ chứng minh các điều kiện hoạt động như mặt bằng, dây truyền công nghệ, hệ thống điện, chống sét, chứng nhận kiểm định… Để thực hiện cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân thì cần thiết phải cắt giảm các giấy tờ trên trong hồ sơ thủ tục hành chính để phù hợp với chủ trương, định hướng và chính sách của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; chủ trương, định hướng trong chuyển đổi số quốc gia mà trọng tâm là xây dựng và phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và công dân số. Hai là, thời gian vừa qua việc thẩm vấn, ghi lời khai đối với các đối tượng côn đồ, hung hãn, liều lĩnh, bất cần, đối tượng bị kích động mạnh, đối tượng sử dụng ma túy dẫn đến ngáo đá gặp rất nhiều khó khăn, gây nguy hiểm cho điều tra viên và cán bộ điều tra trong quá trình hỏi cung, lấy lời khai. Để ngăn ngừa đối tượng tự sát, chạy trốn, răn đe, giáo dục phạm nhân khi có hành vi vi phạm nội quy trại giam, ngăn chặn những hành vi tiêu cực của phạm nhân, đặc biệt là những trường hợp phạm nhân ngoan cố, chống đối, tấn công cán bộ trong quá trình làm việc, phạm nhân có biểu hiện thần kinh không ổn định thì việc trang bị ghế thẩm vấn đối tượng đặc biệt cho công an các đơn vị, địa phương rất cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay chưa có văn bản pháp lý quy định về việc trang bị, quản lý, sử dụng đối với ghế thẩm vấn đối tượng đặc biệt.

Ba là, thực tế hiện nay, nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của các nước trên thế giới có cho, tặng, viện trợ một số loại vũ khí, công cụ hỗ trợ cho Việt Nam để phục vụ việc nghiên cứu, sản xuất, trang bị, sử dụng cho các đối tượng theo quy định của pháp luật; đồng thời, một số tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua bán, trao đổi, cho, tặng, phế liệu, phế phẩm vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không còn khả năng phục hồi tính năng, tác dụng để làm hiện vật trưng bày, triển lãm, tư liệu truyền thống, lịch sử. Tuy nhiên, tại Điều 5 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định nghiêm cấm việc trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phế liệu, phế phẩm vũ khí, công cụ hỗ trợ.

Bốn là, theo quy định tại Điều 21, Điều 26 và Điều 58 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thì giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ cấp cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có thời hạn 05 năm, sau khi hết thời hạn cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải làm thủ tục cấp đổi; bên cạnh đó, một số loại công cụ hỗ trợ (dùi cui cao su, áo giáp, găng tay bắt dao, quả nổ, bình xịt hơi cay...) được cấp giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ, không có thời hạn. Tuy nhiên, thực tế quá trình thực hiện thấy, các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ đã được cấp giấy phép sử dụng, giấy xác nhận đăng ký không có sự thay đổi về chủng loại, nhãn hiệu, ký hiệu, số hiệu, trong khi đó việc cấp đổi giấy phép sử dụng phát sinh nhiều chi phí, thời gian, nhân lực...

Năm là, một số quy định về việc nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp tại Điều 37, 38, 39, 40, 42, 43, 44 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ còn chưa phù hợp với quy định của một số luật có liên quan và thực tiễn quá trình triển khai thực hiện còn gặp khó khăn, vướng mắc, đó là: quy định tổ chức, doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu trên cơ sở đề án nghiên cứu được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt là chưa phù hợp với Luật Khoa học và công nghệ; chưa có quy định về việc đăng ký sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp mới sản xuất, sử dụng tại Việt Nam; quy định chủng loại sản phẩm, quy mô sản xuất phải phù hợp với định hướng phát triển ngành vật liệu nổ công nghiệp không phù hợp với Luật Quy hoạch; quy định tổ chức, doanh nghiệp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp không hết phải bán lại cho tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp gây khó khăn cho các đơn vị sử dụng; chưa có quy định về điều chỉnh cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, gây khó khăn cho tổ chức, doanh nghiệp thực hiện khai thác khoáng sản khi có thay đổi về điều kiện địa chất, thiết kế khai thác; quy định giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp chỉ có giá trị cho 01 lượt vận chuyển gây khó khăn cho doanh nghiệp sử dụng vật liệu nổ không hết, khi vận chuyển về lại phải xin giấy phép.

Một số kiến nghị hoàn thiện

Để tháo gỡ khó khăn, bất cập nêu trên, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung các quy định trong Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ cho phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước và phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trong tình hình mới. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, không yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp phải cung cấp các loại giấy tờ trong hồ sơ, như: giấy giới thiệu; bản sao căn cước công dân, chứng minh nhân dân, hộ chiếu, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự… quy định tại khoản 1 Điều 11, Điều 14, khoản 5 Điều 15, khoản 1 Điều 20, khoản 1 Điều 21, khoản 1 Điều 25, khoản 1 Điều 26, khoản 1 Điều 29, khoản 1 Điều 30, khoản 1 Điều 32, khoản 2 Điều 33, khoản 1 Điều 34, khoản 2 Điều 36, khoản 1, 2 Điều 38, khoản 1 Điều 39, khoản 1 Điều 40, khoản 1 Điều 42, khoản 4 Điều 43, khoản 3 và 4 Điều 44, khoản 1 Điều 47, khoản 1 Điều 48, khoản 1 Điều 49, khoản 3 và 4 Điều 50, khoản 1 Điều 53, Điều 54, khoản 1 Điều 56, Điều 57, khoản 1 Điều 58, khoản 2 Điều 59, khoản 1 Điều 60 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

Điều này phù hợp với chủ trương trong thực hiện cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ chuyển đổi số quốc gia và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân trong giải quyết thủ tục hành chính của Chính phủ, các cấp, các ngành.

Thứ hai, bổ sung “ghế thẩm vấn đối tượng đặc biệt” vào khái niệm công cụ hỗ trợ trong Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ để tạo hành lang pháp lý cho các lực lượng chức năng quản lý, sử dụng ghế thẩm vấn đối tượng đặc biệt chặt chẽ, hiệu quả, đồng thời phục vụ quá trình quản lý, sử dụng trong công tác đấu tranh với tội phạm.

Thứ ba, để tận dụng nguồn lực từ nước ngoài hỗ trợ Việt Nam trong nghiên cứu, sản xuất, trang bị, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, cũng như tạo cơ sở pháp lý cho các tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu, phế phẩm vũ khí, công cụ hỗ trợ làm hiện vật trưng bày, triển lãm, cần thiết sửa đổi, bổ sung các quy định tại khoản 7 và khoản 10 Điều 5 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ cho phép cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài cho, tặng, viện trợ vũ khí, công cụ hỗ trợ cho Việt Nam để phục vụ việc nghiên cứu, sản xuất, trang bị, sử dụng; cho phép mua bán, trao đổi, cho, tặng, phế liệu, phế phẩm vũ khí, công cụ hỗ trợ đối với tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu, phế phẩm vũ khí, công cụ hỗ trợ để làm hiện vật trưng bày, triển lãm.

Thứ tư, sửa đổi, bổ sung Điều 21, Điều 26 và Điều 58 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ theo hướng không quy định thời hạn giấy phép sử dụng, chuyển việc cấp giấy xác nhận đăng ký sang cấp giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ.

Thứ năm, sửa đổi, bổ sung các Điều 37, 38, 39, 40, 42, 43, 44 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ theo hướng quy định tổ chức, doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu vật liệu nổ công nghiệp trên cơ sở nhiệm vụ khoa học và công nghệ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Khoa học và công nghệ; Bộ Công thương quy định việc đăng ký sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp mới sản xuất, sử dụng tại Việt Nam; bỏ quy định chủng loại sản phẩm, quy mô sản xuất phải phù hợp với định hướng phát triển ngành vật liệu nổ công nghiệp; quy định tổ chức, doanh nghiệp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp không hết bán lại cho tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp hoặc được phép tiêu hủy; bổ sung quy định về điều chỉnh cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; sửa đổi quy định cho phép giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp có giá trị cho lượt vận chuyển đi và vận chuyển về đối với trường hợp sử dụng vật liệu nổ không hết... cho phù hợp với thực tiễn.

Tài liệu tham khảo

1. Luật số 14/2017/QH14 ngày 20/6/2017 về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

2. Luật số 50/2019/QH14 ngày 25/11/2019 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật số 14/2017/QH14 về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

3. Báo cáo tổng kết 05 năm triển khai thực hiện Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ của Bộ Công an.

Ai được phép sử dụng công cụ hỗ trợ?

Đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ bao gồm: Quân đội nhân dân; Dân quân tự vệ; Cảnh sát biển; Công an nhân dân; Cơ yếu; Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Cơ quan thi hành án dân sự; Kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, Kiểm ngư, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ...

Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ có thời hạn bảo lâu?

\=> Như vậy, theo quy định nêu trên thì giấy chứng nhận được phép sử dụng công cụ hỗ trợ có giá trị trong thời hạn 3 năm, hết thời hạn vẫn nếu đáp ứng các điều kiện thì vẫn được cấp lại bạn nhé.

Quy định thế nào là công cụ hỗ trợ?

Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp.

Tàng trữ công cụ hỗ trợ bị phạt bảo nhiêu tiền?

Như vậy, người nào tàng trữ trái phép công cụ hỗ trợ thì có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu thuộc vào các trường hợp quy định tại khoản 3 và bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu thuộc vào các trường hợp quy định tại khoản 4 nêu trên.