Hướng dẫn kiểm tra phần cứng ổ ssd

Kiểm tra ổ cứng SSD khi mua máy tính, laptop luôn là điều cực kỳ quan trọng ngay cả khi mua máy tính mới lẫn cũ bỏi tầm quan trọng của linh kiện này. Vậy ta có những cách kiểm tra ổ cứng SSD nào? Cùng tìm hiểu nhé!

Ổ cứng SSD là gì?

Ổ cứng SSD hay Solid State Drive là linh kiện máy tính có nhiệm vụ ghi lại các dữ liệu trên bộ nhớ flash ở trạng thái rắn. Ổ đĩa SSD có cấu tạo từ 2 thành phần chính là bộ điều khiển flash, chip nhớ flash.

Có nhiệm vụ tương tự như ổ cứng HDD, tuy nhiên thay vì được phủ một lớp từ ở bề mặt của đĩa cứng thì SSD dữ liệu sẽ được lưu trên nhiều chip bộ nhớ flash. Những chip này kết hợp với nhau thành 1 thể thống nhất vì thế mà dữ liệu được lưu trữ vẫn bảo toàn ngay cả khi ổ đĩa không có nguồn điện.

Hướng dẫn kiểm tra phần cứng ổ ssd

Các kiểm tra ổ cứng Laptop, máy tính là SSD hay HDD

1. Kiểm tra bằng mã ổ cứng

Bước 1: Vào “This PC” > Bấm chuột phải và chọn “Manage”.

Hướng dẫn kiểm tra phần cứng ổ ssd

Bước 2: Tại màn hình “Computer Management” > chọn thẻ “Disk Management” > Bấm chuột phải vào ổ đĩa mà bạn cần kiểm tra > Chọn “Properties”.

Hướng dẫn kiểm tra phần cứng ổ ssd

Bước 3: Tại thẻ “General”, sao chép mã số của ổ cứng.

Hướng dẫn kiểm tra phần cứng ổ ssd

Bước 4: Tra cứu mã ổ cứng trên Google để xem đây là ổ SSD hay HDD.

2. Cách kiểm tra ổ cứng SSD hay HDD với Windows PowerShell

Bước 1: Ấn tổ hợp phím “Windows + S”, nhập “powershell” > Nhấp chuột phải vào mục “Window PowerShell” > chọn “Run as administrator”.

Hướng dẫn kiểm tra phần cứng ổ ssd

Bước 2: Nhập lệnh “get-physicaldisk” như ảnh.

Hướng dẫn kiểm tra phần cứng ổ ssd

Tại cột “MediaType” ta sẽ thấy được thông tin các ổ đĩa hiện có trên máy. Từ đây bạn có thể biết được đâu là ổ HDD đâu là ổ SSD.

Hướng dẫn kiểm tra phần cứng ổ ssd

3. Cách kiểm tra ổ cứng SSD hay HDD bằng công cụ Optimize Drives

Khi sử dụng Optimize Drives bạn không chỉ có thể kiểm tra chiếc ổ cứng đó là HDD hay SSD mà còn kiểm tra được chất lượng ổ cứng.

Bước 1: Bấm tổ hợp phím “Windows + E” để mở cửa sổ File Explorer.

Bước 2: Bấm chuột phải vào ổ cứng bạn muốn kiểm tra > Chọn “Properties”.

Hướng dẫn kiểm tra phần cứng ổ ssd

Bước 3: Chọn “Tools” > Nhấn “Optimize”.

Hướng dẫn kiểm tra phần cứng ổ ssd

Bước 4: Cửa sổ “Optimize Drives” hiện ra, tại “Media type” bạn có thể xem được ổ đĩa của mình đang là loại gì. Trong đó:

  • Solid state drive là ổ SSD
  • Hard disk drive là ổ HDD

Hướng dẫn kiểm tra phần cứng ổ ssd

4. Cách kiểm tra ổ cứng SSD hay HDD qua Task Manager

Đây có thể nói là cách đơn giản nhất để kiểm tra ổ cứng khi chỉ cần một tổ hợp phím đơn giản đã có thể kiểm tra ổ cứng dễ dàng.

Bước 1: Bấm tổ hợp phím “Ctrl + Shift + Esc” để mở cửa sổ “Task Manager”.

Bước 2: Chọn tab “Performance” để hiển thị thông số máy tính đang dùng. Tại đây ta có thể kiểm tra xem có những ổ cứng nào và loại ổ cứng đó.

Hướng dẫn kiểm tra phần cứng ổ ssd

Cách kiểm tra ổ cứng SSD trước khi mua PC, Laptop

Test SSD là điều cực kỳ quan trọng khi mua máy tỉnh cả mới lẫn cũ vừa để mua được sản phẩm chất lượng nhất. Sau đây là những gì mà bạn cần kiểm tra ổ cứng SSD khi mua Laptop hoặc máy tính để bàn.

1. Kiểm tra dung lượng ổ cứng SSD

Kiểm tra dung lượng ổ cứng SSD giúp bạn nắm được dung lượng chính xác của máy, tránh tối đa trường hợp việc mua phải sản phẩm không khớp với thông số có sẵn.

Để kiểm tra dung lượng ổ cứng bạn chỉ cần thực hiện thao tác đơn giản để kiểm tra qua Task Manager

Các bước thực hiện: Bấm tổ hợp phím “Ctrl + Alt + Del” > “Performance” > Chọn ổ cứng SSD cần kiểm tra. Tại phần “capacity” ta có thể xem được dung lượng ổ cứng hiện tại.

Hướng dẫn kiểm tra phần cứng ổ ssd

2. Kiểm tra chất lượng ổ cứng SSD

Test chất lượng là điều bắt buộc phải làm khi kiểm tra ổ cứng SSD. Là linh kiện điện tử nên tuổi đời càng cao thì chất lượng cũng sẽ giảm sút, bởi vậy mà kiểm tra chất lượng là điều mà bạn bắt buộc phải làm. Để kiểm tra chất lượng hay sức khỏe hiện tại của SSD, ta có 2 cách sau đây:

Kiểm tra sức khỏe ổ cứng SSD bằng Powershell

Các bước thực hiện: Ấn tổ hợp phím “Windows + S” > nhập “powershell” > Chuột phải “Window PowerShell” > chọn “Run as administrator” > Nhập lệnh “get-physicaldisk” > Tại đây tình trạng của ổ cứng sẽ hiển thị ở mục HealthyStatus bạn có thể kiểm tra sức khỏe của SSD.

Hướng dẫn kiểm tra phần cứng ổ ssd

Kiểm tra sức khỏe ổ cứng SSD bằng Crystal Disk

Khác với Powershell, Crystal Disk là phần mềm có khả năng kiểm tra được % sức khỏe của ổ cứng và một số thông tin khác. Để thực hiện ta cần làm theo các bước sau đây:

Bước 1: Cài đặt phần mềm thông qua đường dẫn (https://crystalmark.info/en/download/

CrystalDiskInfo) > Chọn phiên bản muốn tải và cài đặt

Bước 2: Bấm đúp chuột vào file vừa tải về, chạy phiên bản DiskInfo32.exe hoặc DiskInfo64.exe tùy vào cấu hình máy tính của bạn (đa phần máy tính hiện tại sử dụng DiskInfo64.exe). Sau khi chạy xong phần mềm sẽ tự mở và hiển thị mọi thông tin cần kiểm tra như Power on hours và % Healthy Status.

Hướng dẫn kiểm tra phần cứng ổ ssd

Hướng dẫn kiểm tra phần cứng ổ ssd

Trên đây là những điều bạn cần làm để kiểm tra ổ cứng SSD khi mua PC, laptop. Hi vọng với những thông tin trên bạn có thể mua được máy tính với chất lượng tốt nhất và ưng ý nhất.

Làm sao để kiểm tra ổ cứng là SSD hay HDD?

Bước 1: Bạn nhấn tổ hợp phím Windows + E để mở File Explorer. Bước 2: Nhấp chuột phải vào ổ cứng bất kỳ > Chọn Properties. Bước 3: Ở cửa sổ tiếp theo bạn chọn Tools > Nhấn Optimize. - Solid state drive là ổ SSD.

Cách kiểm tra xem SSD bao nhiêu GB?

Bước 1: Đầu tiên, tại màn hình desktop, tìm tới My Computer hoặc This PC, click chuột phải và chọn Manage. Bước 2: Cửa sổ Computer Management hiện ra, tìm tới mục Disk Management và nhấp chuột vào. Bước 3: Tại đây, bạn sẽ thấy được các thông tin dung lượng ổ cứng.

Cách kiểm tra ổ cứng SSD loại gì?

Bước 1: Bạn nhấn tổ hợp phím Windows + S, gõ “powershell” > Di chuyển chuột tại mục Window PowerShell > Nhấp chuột phải chọn Run as administrator. Bước 2: Gõ lệnh get-physicaldisk giống như hình bên dưới. Ở cột MediaType, bạn sẽ đọc được ổ cứng của mình là SSD hay HDD nhé.

Làm sao biết SSD có DRAM?

Bạn có thể định vị chip DRAM dưới dạng một bộ phận riêng biệt nằm giữa bộ điều khiển bộ nhớ và chip bộ nhớ flash, như được đánh dấu trong hình trên. Nó có thể có hoặc không có dấu hiệu hoặc nhãn rõ ràng để cho biết đó là chip DRAM, vì vậy hãy tìm một con chip hình chữ nhật tương đối nhỏ nằm gần bộ điều khiển bộ nhớ.