Hướng dẫn hạch toán chi phí dự án đầu tư

- Các khoản kim loại quý, đá quý không sử dụng như nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm hoặc mua vào – bán ra như hàng hóa; Tranh, ảnh, tài liệu, vật phẩm có giá trị không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường.

- Các khoản đầu tư khác.

Hướng dẫn hạch toán chi phí dự án đầu tư

Doanh nghiệp không phản ánh các hoạt động đầu tư, góp vốn liên quan đến hợp đồng hợp tác kinh doanh không thành lập pháp nhân trong tài khoản này.

  1. Kế toán phải theo dõi chi tiết từng khoản đầu tư khác theo số lượng, đối tượng được đầu tư.
  2. Kế toán tuân thủ các nguyên tắc chung đối với các khoản đầu tư vào đơn vị khác theo quy định tại Điều 40 Thông tư này.

2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 228 - Đầu tư khác Bên Nợ: Giá trị các khoản đầu tư khác tăng. Bên Có: Giá trị các khoản đầu tư khác giảm. Số dư bên Nợ: Giá trị khoản đầu tư khác hiện có tại thời điểm báo cáo.

Tài khoản 228 "Đầu tư khác" có 2 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 2281 - Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác: Phản ánh các khoản đầu tư công cụ vốn nhưng doanh nghiệp không có quyền kiểm soát, đồng kiểm soát hoặc có ảnh hưởng đáng kể đối với bên được đầu tư. - Tài khoản 2288 - Đầu tư khác: Phản ánh các khoản đầu tư vào tài sản phi tài chính ngoài bất động sản đầu tư và các khoản đã được phản ánh trong các tài khoản khác liên quan đến hoạt động đầu tư. Các khoản đầu tư khác có thể gồm kim loại quý, đá quý (không sử dụng như hàng tồn kho), tranh, ảnh, tài liệu, vật phẩm khác có giá trị (ngoài những khoản được phân loại là TSCĐ)... không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường nhưng được mua với mục đích nắm giữ chờ tăng giá.

3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

3.1. Khi doanh nghiệp đầu tư mua cổ phiếu hoặc góp vốn dài hạn nhưng không có quyền kiểm soát, đồng kiểm soát hoặc ảnh hưởng đáng kể đối với bên được đầu tư:

1. Đối tượng áp dụng chế độ kế toán được quy định rõ trong các chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành:

(1) Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành theo Thông tư 107/2017/TT-BTC, tại Điều 2 “Đối tượng áp dụng” quy định:

“1. Thông tư này hướng dẫn kế toán áp dụng cho: Cơ quan nhà nước;đơn vị sự nghiệp công lập, trừ các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư được vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp, áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định hiện hành; tổ chức, đơn vị khác có hoặc không sử dụng ngân sách nhà nước (sau đây gọi tắt là đơn vị hành chính, sự nghiệp).

2. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên vàchi đầu tư được áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp, nếu thực hiện đơn đặt hàng của Nhà nước hoặc có tiếp nhận viện trợ không hoàn lại của nước ngoài hoặc có nguồn phí được khấu trừ, để lại thì phải lập báo cáo quyết toán quy định tại Phụ lục 04 của Thông tư này”.

(2) Chế độ kế toán áp dụng cho Ban quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công ban hành theo Thông tư 79/2019/TT-BTC, quy định tại Điều 2 “Đối tượng áp dụng”:

“1. Đối tượng áp dụng:

  1. Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực do Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện quyết định thành lập và Ban quản lý đầu tư xây dựng một dự án theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý dự án đầu tư xây dựng (trừ các ban quản lý dự án là tổ chức thành viên của doanh nghiệp);
  1. Ban quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập để quản lý các dự án đầu tư từ nguồn thu hợp pháp của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

2. Trường hợp chủ đầu tư là đơn vị hành chính, sự nghiệp không thành lập ban quản lý dự án riêng, đơn vị hạch toán trên cùng hệ thống sổ kế toán của đơn vị theo hướng dẫn của Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành theo Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính. Trường hợp cần thiết đơn vị được sử dụng các tài khoản và hướng dẫn có liên quan được ban hành tại Thông tư này để hạch toán các khoản liên quan đến quản lý dự án đầu tư”.

Căn cứ đối tượng áp dụng các chế độ kế toán đã quy định nêu trên các đơn vị xem xét áp dụng chế độ kế toán phù hợp với mô hình hoạt động của đơn vị mình.

Hướng dẫn kế toán hạch toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) – TK 241(3) theo phương thức giao thầu

Khi phát sinh chi phí đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) – TK 241(3) theo phương thức giao thầu, tùy thuộc vào từng trường hợp, Kế toán tiến hành hạch toán như sau:

1.1. Trường hợp ứng trước tiền cho nhà thầu

  1. Trường hợp ứng trước bằng Đồng Việt Nam:

– Ghi nhận số tiền ứng trước cho nhà thầu bằng Đồng Việt Nam, ghi;

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán

Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng (1122) (tỷ giá ghi sổ BQGQ).

– Khi nghiệm thu khối lượng xây dựng cơ bản (XDCB) hoàn thành, kế toán ghi nhận chi phí xây dựng cơ bản (XDCB) dở dang đối với số tiền đã ứng trước, ghi:

Nợ TK 241 – xây dựng cơ bản (XDCB) dở dang

Có TK 331 – Phải trả cho người bán.

  1. Trường hợp ứng trước bằng ngoại tệ:

– Ghi nhận số tiền ứng trước cho nhà thầu bằng ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước, ghi;

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán (tỷ giá giao dịch thực tế)

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (nếu phát sinh lỗ tỷ giá)

Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng (1122) (tỷ giá ghi sổ BQGQ)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (nếu phát sinh lãi tỷ giá).

– Khi nghiệm thu khối lượng XDCB hoàn thành, kế toán ghi nhận chi phí xây dựng cơ bản (XDCB) dở dang đối với số tiền đã ứng trước bằng ngoại tệ theo tỷ giá ghi sổ (tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước), ghi:

Nợ TK 241 – xây dựng cơ bản (XDCB) dở dang

Có TK 331 – Phải trả cho người bán.

1.2. Nhận khối lượng xây dựng cơ bản (XDCB) , khối lượng sửa chữa TSCĐ hoàn thành do bên nhận thầu bàn giao, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, căn cứ hợp đồng giao thầu, biên bản nghiệm thu khối lượng XDCB hoàn thành, hóa đơn bán hàng, ghi:

Nợ TK 241 – xây dựng cơ bản (XDCB) dở dang (2412, 2413)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (nếu có)

Có TK 331 – Phải trả cho người bán.

– Nếu thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào không được khấu trừ thì giá trị chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang bao gồm cả thuế giá trị gia tăng (GTGT).

– Trường hợp hợp đồng quy định thanh toán cho nhà thầu bằng ngoại tệ, kế toán ghi nhận số tiền phải trả (sau khi đã trừ số tiền ứng trước) theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nghiệm thu (là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch).

1.3. Khi mua thiết bị đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) , nếu thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào được khấu trừ, căn cứ hóa đơn, phiếu nhập kho, ghi:

Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu (giá mua chưa có thuế giá trị gia tăng (GTGT))

Nợ TK 133 – Thuế giá trị gia tăng (GTGT) được khấu trừ (1332)

Có TK 331 – Phải trả cho người bán (tổng giá thanh toán).

– Trường hợp chuyển thẳng thiết bị không cần lắp đến địa điểm thi công giao cho bên nhận thầu, ghi:

Nợ TK 241 – xây dựng cơ bản (XDCB) dở dang

Nợ TK 133 – Thuế giá trị gia tăng (GTGT) được khấu trừ (1332)

Có TK 331 – Phải trả cho người bán

Có TK 151 – Hàng mua đang đi đường.

1.4. Trả tiền cho người nhận thầu, người cung cấp vật tư, hàng hóa, dịch vụ có liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB), ghi:

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán

Có các TK 111, 112, …

1.5. Xuất thiết bị đầu tư c giao cho bên nhận thầu:

  1. Đối với thiết bị không cần lắp, ghi:

Nợ TK 241 – xây dựng cơ bản (XDCB) dở dang

Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.

  1. Đối với thiết bị cần lắp:

– Khi xuất thiết bị giao cho bên nhận thầu, kế toán chỉ theo dõi chi tiết thiết bị đưa đi lắp.

– Khi có khối lượng lắp đặt hoàn thành của bên B bàn giao, được nghiệm thu và chấp nhận thanh toán, thì giá trị thiết bị đưa đi lắp mới được tính vào chi phí đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) , ghi:

Nợ TK 241 – xây dựng cơ bản (XDCB) dở dang (2412)

Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.

1.6. Khi phát sinh các chi phí khác, như chi phí lãi vay, chi phí phát hành trái phiếu được vốn hóa, chi phí đấu thầu, (sau khi bù trừ với số tiền thu từ việc bán hồ sơ thầu), chi phí tháo dỡ hoàn trả mặt bằng (sau khi bù trừ với số phế liệu có thể thu hồi)… ghi:

Nợ TK 241 – xây dựng cơ bản (XDCB) dở dang (2412)

Nợ TK 133 – Thuế giá trị gia tăng (GTGT) được khấu trừ (1332) (nếu có)

Có các TK 111, 112, 331, 335, 3411, 343...

Số tiền bán hồ sơ thầu sau khi bù trừ với chi phí đấu thầu, nếu còn thừa được kế toán giảm chi phí đầu tư xây dựng (ghi vào bên Có TK 241).

1.7. Khoản tiền phạt nhà thầu thu được về bản chất làm giảm số phải thanh toán cho nhà thầu, ghi:

Nợ các TK 112, 331

Có TK 241 – xây dựng cơ bản (XDCB) dở dang.

1.8. Các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) (kể cả giai đoạn trước hoạt động) được ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi) hoặc chi phí tài chính (nếu lỗ) tại thời điểm phát sinh (trừ các doanh nghiệp được quy định tại điểm 1.9 dưới đây):

– Nếu phát sinh lãi tỷ giá, ghi:

Nợ các TK liên quan

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.

– Nếu phát sinh lỗ tỷ giá, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Có các TK liên quan.

1.9. Đối với chủ đầu tư là doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ thực hiện nhiệm vụ an ninh, quốc phòng, ổn định kinh tế vĩ mô, nếu phát sinh chênh lệch tỷ giá trong hoạt động đầu tư xây dựng ở giai đoạn trước hoạt động (chưa tiến hành sản xuất, kinh doanh):

– Nếu phát sinh lãi tỷ giá, ghi:

Nợ các TK liên quan

Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái.

– Nếu phát sinh lỗ tỷ giá, ghi:

Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Có các TK liên quan.

– Khi đi vào hoạt động, kế toán kết chuyển chênh lệch tỷ giá vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính, ghi:

+ Kết chuyển lãi tỷ giá ghi:

Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.

+ Kết chuyển lỗ tỷ giá ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái.

1.10. Đối với chi phí chạy thử và số thu từ việc bán sản phẩm sản xuất thử thì thực hiện như sau:

  1. Đối với chi phí chạy thử không sản xuất ra sản phẩm thử:

Nợ TK 241 – xây dựng cơ bản (XDCB) dở dang

Có các TK liên quan.

  1. Đối với chi phí sản xuất thử và số thu từ bán sản phẩm sản xuất thử:

– Khi phát sinh chi phí chạy thử có tải để sản xuất ra sản phẩm thử, kế toán tập hợp toàn bộ chi phí, ghi

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Có các TK liên quan.

– Khi nhập kho sản phẩm sản xuất thử, ghi:

Nợ TK 1551 – Thành phẩm nhập kho

Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

– Khi xuất bán sản phẩm sản xuất thử:

Nợ các TK 112, 131

Có TK 1551 – Thành phẩm nhập kho

Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang (bán ngay không qua nhập kho)

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu có).

– Kết chuyển phần chênh lệch giữa chi phí sản xuất thử và số thu từ việc bán sản phẩm sản xuất thử:

+ Trường hợp chi phí sản xuất thử cao hơn số thu từ việc bán sản phẩm sản xuất thử, kế toán kết chuyển phần chênh lệch để ghi tăng chi phí đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) dở dang, ghi:

Nợ TK 241 – xây dựng cơ bản (XDCB) dở dang

Có TK 154 – Chi phí xây dựng cơ bản (XDCB) dở dang.

+ Trường hợp chi phí sản xuất thử nhỏ hơn số thu từ việc bán sản phẩm sản xuất thử, kế toán kết chuyển phần chênh lệch để ghi giảm chi phí đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) dở dang, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang

Có TK 241 – xây dựng cơ bản (XDCB) dở dang.

1.11. Khi công trình hoàn thành, việc nghiệm thu tổng thể đã được thực hiện xong, tài sản được bàn giao và đưa vào sử dụng:

Nếu quyết toán được duyệt ngay thì căn cứ vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư được duyệt để ghi sổ. Nếu quyết toán chưa được phê duyệt thì ghi tăng giá trị của tài sản hình thành qua đầu tư theo giá tạm tính (giá tạm tính là chi phí thực tế đã bỏ ra để có được tài sản, căn cứ vào TK 241 để xác định giá tạm tính).

Cả 2 trường hợp đều ghi như sau:

Nợ các TK 211, 213, 217

Nợ TK 1557 – Thành phẩm Bất động sản (sau khi hoàn thành có một phần BĐS dùng để bán mà trước đây chưa hạch toán riêng được trên TK 154)

Có TK 241 – xây dựng cơ bản (XDCB) dở dang (giá được duyệt hoặc giá tạm tính).

Trường hợp công trình đã hoàn thành, nhưng chưa làm thủ tục bàn giao tài sản để đưa vào sử dụng, đang chờ lập hoặc duyệt quyết toán thì kế toán phải mở sổ chi tiết tài khoản 241 “xây dựng cơ bản (XDCB) dở dang” theo dõi riêng công trình hoàn thành chờ bàn giao và duyệt quyết toán.

1.12. Khi quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) hoàn thành được duyệt thì kế toán điều chỉnh lại giá tạm tính theo giá trị tài sản được duyệt, ghi;

– Nếu giá trị tài sản hình thành qua đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) được duyệt có giá trị thấp hơn giá tạm tính:

Nợ TK 138 – Phải thu khác (chi phí duyệt bỏ phải thu hồi)

Có các TK 211, 213, 217, 1557.

– Nếu giá trị tài sản hình thành qua đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) được duyệt có giá trị cao hơn giá tạm tính:

Nợ các TK 211, 213, 217, 1557

Có các TK liên quan.

– Nếu TSCĐ đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) và được cấp có thẩm quyền cho phép tăng nguồn vốn kinh doanh thì đồng thời ghi:

Nợ TK 441 – Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB)

Có TK 241 – xây dựng cơ bản (XDCB) dở dang (các khoản thiệt hại được duyệt bỏ)

Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu (giá trị tài sản được duyệt).

– Nếu TSCĐ hình thành bằng quỹ phúc lợi và dùng vào mục đích phúc lợi, khi chủ đầu tư duyệt quyết toán vốn đầu tư, kế toán ghi tăng quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ:

Nợ TK 3532 – Quỹ phúc lợi

Có TK 3533 – Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ.

1.13. Trường hợp doanh nghiệp là chủ đầu tư có thành lập Ban quản lý dự án để kế toán riêng quá trình đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB):

  1. Kế toán tại chủ đầu tư:

– Trường hợp nhận bàn giao công trình đã được quyết toán, chủ đầu tư ghi nhận giá trị công trình là giá đã được quyết toán, ghi:

Nợ các TK 211, 213, 217, 1557

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Nợ các TK 111, 112, 152, 153

Có TK 136 – Phải thu nội bộ

Có các TK 331, 333, … (nhận nợ phải trả nếu có).

– Trường hợp nhận bàn giao công trình chưa được quyết toán, chủ đầu tư ghi nhận giá trị công trình là giá tạm tính. Khi quyết toán phải điều chỉnh giá trị công trình theo giá được quyết toán, ghi:

+ Nếu giá được quyết toán lớn hơn giá tạm tính, ghi:

Nợ các TK 211, 213, 217, 1557

Có các TK liên quan.

+ Nếu giá được quyết toán nhỏ hơn giá tạm tính, ghi:

Nợ các TK liên quan

Có các TK 211, 213, 217, 1557.

  1. Kế toán tại Ban quản lý dự án: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 195/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

1.14. Trường hợp dự án đầu tư bị hủy bỏ hoặc thu hồi, kế toán thanh lý dự án và thu hồi chi phí đầu tư. Phần chênh lệch giữa chi phí đầu tư và số thu từ việc thanh lý được phản ánh vào chi phí khác hoặc xác định trách nhiệm bồi thường của tổ chức, cá nhân, ghi:

Nợ các TK 111, 112 – Số thu từ việc thanh lý dự án

Nợ TK 138 – Phải thu khác (Số tổ chức, cá nhân phải bồi thường)

Nợ TK 811 – Chi phí khác (Số được tính vào chi phí)

Có TK 241 – xây dựng cơ bản (XDCB) dở dang.

Hướng dẫn hạch toán chi phí dự án đầu tư

DỊCH VỤ KẾ TOÁN DAVID – CÔNG TY TNHH TM DV DAVID

Địa chỉ: A18 Phạm Văn Đồng, P. Linh Đông, Q.Thủ Đức, TP.HCM

Hotline: 0902 660 269 – 0979 553 669 – 0937407430

Zalo: 0979 553 669 – 0163 818 2042

Viber: 0979 553 669

Mail: [email protected]

Dịch vụ kế toán David chuyên cung cấp: thành lập công ty, dịch vụ kế toán thuế trọn gói, kế toán dịch vụ, dịch vụ kế toán trọn gói, dịch vụ kế toán thuế, dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ quyết toán thuế, dịch vụ hoàn thuế, dịch vụ kế toán giá rẻ, dịch vụ kế toán nội bộ, kế toán xuất nhập khẩu.