Hướng dẫn ghi kế hoạch giảng dạy năm 2024

Kế hoạch giảng dạy sẽ là một sơ đồ logic để người giáo viên, giảng viên tiến hành bài giảng của mình một cách logic và tuân theo những ý đồ giảng dạy đã lên sẵn ý tưởng để đạt được những hiệu quả mong muốn nhất.

Vậy thì khi gánh trên vai sứ mệnh của một người lái đò đưa lớp lớp mầm măng tương lai của đất nước đến với những chân trời mới, người giáo viên sẽ phải làm gì để có thể xây dựng được bài học bổ ích? Hãy bắt đầu từ một kế hoạch giảng dạy hoàn hảo nhất. Nội dung chia sẻ trong bài viết này sẽ mang đến cho các bạn những kinh nghiệm hay để lập kế hoạch giảng dạy thành công.

Hướng dẫn ghi kế hoạch giảng dạy năm 2024
Kế hoạch giảng dạy

1. Những việc cần chuẩn bị để lập kế hoạch giảng dạy

Giáo viên cần lập được kế hoạch hoàn hảo khi bài học chưa được diễn ra để định hướng ngay từ đầu việc học sinh, sinh viên của mình sẽ học những gì và bản thân họ cần làm như thế nào để việc giảng dạy bài học hoàn thành có thể mang lại những giá trị kiến thức hiệu quả nhất cho người học trong quỹ thời gian trên lớp. Vậy để chuẩn bị cho kế hoạch bài giảng đạt được những mục tiêu quan trọng thì bạn nhiệm vụ đầu tiên cần làm đó chính là xác định mục tiêu học tập, tiếp đó tiến hành thiết kế nên những hoạt động cần thiết sẽ diễn ra trong buổi học sao cho phù hợp với hoàn cảnh, luồng kiến thức và phù hợp với sự tiếp nhận của học sinh, sinh viên.

Hướng dẫn ghi kế hoạch giảng dạy năm 2024
Chuẩn bị lập Kế hoạch giảng dạy

3 yếu tố được xác định là mấu chốt để làm nên thành công cho bài giảng của giáo viên bao gồm:

- Mục tiêu của việc học tập từ phía sinh viên, học sinh.

- Thực hiện các nhiệm vụ: dạy - học của người giáo viên và học sinh/sinh viên.

- Phương pháp kiểm tra, đánh giá mức độ tiếp nhận tri thức của người học.

Hướng dẫn ghi kế hoạch giảng dạy năm 2024
Cách lập Kế hoạch giảng dạy

Bất kể ai hoạt động trong lĩnh vực giáo dục cũng cần phải đảm bảo đưa được 3 yếu tố trên vào kế hoạch giảng dạy thì mới hy vọng có thể đạt được chất lượng theo mục tiêu lớn nhất đã đặt ra. Khi định rõ ràng những mục tiêu cụ thể để giúp sinh viên đi đúng luồng trong việc tiếp nhận kiến thức thì đồng nghĩa bạn cũng có thể xác định được những hoạt động nào sẽ được thực hiện trong quá trình dạy và học.

Tuyển dụng giáo viên

2. 4 bước quan trọng để việc lập kế hoạch giảng dạy đạt hiệu quả nhất

Thông thường, người mới bước chân vào nghề sẽ rất bỡ ngỡ và cảm thấy khó khăn trong việc xây dựng giáo án huống chi là lập cả một kế hoạch lớn cho toàn bộ quá trình của buổi học. Vậy thì để bước qua giai đoạn đầu tiên này, bạn cần phải biết rõ 6 bước cần thiết để xây dựng quá trình lập kế hoạch giảng dạy dưới đây. 6 bước này sẽ còn được sử dụng trong suốt những chặng đường sự nghiệp dài lâu sau này của bạn nên ngay từ bây giờ nắm bắt nó và thuần thạo nó bạn nhé.

Hướng dẫn ghi kế hoạch giảng dạy năm 2024
Các bước lập kế hoạch giảng dạy

2.1. Xây dựng mục tiêu học tập

Hãy tính toán những xem bạn muốn học trò của mình học những kiến thức gì. Bản chất của bước này chính là việc giáo viên sẽ tham gia hỗ trợ học sinh của mình xác định đúng đắn các mục tiêu học tập cần thiết và phù hợp với bản thân. Bằng cách nào đó bạn cần phải xác lập được một hệ thống nội dung đáp ứng được tất cả người học và trên cơ sở những nội dung này có khả năng khơi dậy mục đích học tập với từng người, cũng có nghĩa là yếu tố tác động của bạn phù hợp với không phải một học trò, 2 học trò mà phải kích thích được cả một lớp học.

Thực hiện điều này quả không dễ dàng gì do có quá nhiều học sinh trong cùng một lớp cần bạn hỗ trợ xác định mục. Hãy trả lời những câu hỏi sau sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất:

- Chủ đề buổi học của bạn là gì?

- Bạn muốn dạy cho học trò những gì?

- Bạn muốn học sinh hiểu được những giá trị nào và làm được gì khi nội dung bài giảng kết thúc?

- Giá trị cốt lõi của buổi học mà sinh viên cần đạt được là gì?

Hướng dẫn ghi kế hoạch giảng dạy năm 2024
Xây dựng mục tiêu học tập

Trong quá trình phác thảo cho các mục tiêu học tập mà bạn muốn học sinh đạt được, hãy đặt rõ các xếp hạng cho chúng dựa trên nguyên tắc của các cấp độ quan trọng. Việc làm này đặc biệt hiệu quả khi có thể giúp cho bạn quản lý, tận dụng được toàn bộ quỹ thời gian trong giờ học, nhất là khi bạn chỉ có một lượng thời gian ngắn để hoàn thiện việc dạy học. Lúc này hãy trả lời ngay một vài câu hỏi:

- Bạn muốn sinh viên nắm bắt được điều gì quan trọng nhất ở trong 3 yếu tố: Khái niệm, ý tưởng, kỹ năng.

- Vì sao 3 yếu tố này lại được cho là quan trọng nhất mà học sinh cần phải tiếp nhận được?

- Nếu trong trường hợp bạn gần hết thời gian của giờ giảng dạy thì yếu tố nào cần được bảo toàn để hoàn thiện hơn những yếu tố còn lại?

- Nếu bị ép thời gian, yếu tố nào cần bỏ qua?

2.2. Phát triển nội dung giới thiệu bài giảng

Ở giai đoạn này bạn đã xác lập được mục tiêu quan trọng tăng tiến theo các cấp độ quan trọng thì có thể chuyển sang nhiệm vụ thiết kế chi tiết hoạt động sẽ tiến hành trên lớp, các hoạt động này cần đảm bảo được cho sinh viên có thể hiểu sâu bài học và áp dụng chúng hiệu quả trong thực tiễn. Bạn có rất nhiều học sinh, mỗi người sẽ tiếp thu theo những cách khác nhau, mức độ khác nhau trong cùng một phương pháp bạn áp dụng. Đó chính là lý do vì sao mà bạn cần phải sử dụng các câu hỏi, thiết kế các hoạt động cụ thể để dễ dàng trong việc đánh giá kiến thức của họ.

Chẳng hạn, bạn có thể áp dụng câu hỏi mang tính thăm dò như sau để mở đầu cho bài giảng: “Có bao nhiêu bạn ngồi đây đã được nghe nói tới A? Hãy nói cho cô và các bạn khác nghe bạn biết gì về A”. Ngoài ra, bạn cũng có thể bắt đầu thông qua cách thu thập thông tin thông qua một cuộc khảo sát trực tuyến chẳng hạn. Những ý kiến được đến từ phần đông học sinh sẽ giúp ích tốt cho bạn định hình được nên giới thiệu bài giảng như thế nào và triển khai nó đi theo hướng ra sao.

Hướng dẫn ghi kế hoạch giảng dạy năm 2024
Phát triển nội dung giới thiệu bài giảng

Thông thường người ta thường phải tạo được sự sáng tạo trong cách giới thiệu chủ đề thì mới có thể kích thích được sự quan tâm của người học, đồng thời thúc đẩy khả năng tư duy của học sinh, sinh viên. Để sáng tạo, bạn nên dùng nhiều phương pháp kết hợp lại cùng nhau để gia tăng sức hấp dẫn, cuốn hút, ngay mở đầu có cuốn hút thì sinh viên, học sinh mới tạo được tâm thế tập trung cho điều bạn giảng dạy.

Dưới đây là một vài gợi ý để bạn có thể xây dựng một kế hoạch giới thiệu hoàn hảo. Bạn sẽ tiến hành giới thiệu bài giảng thông qua việc trả lời các câu hỏi như:

- Cách nào để kiểm tra sinh viên có chút kiến thức gì liên quan tới chủ đề giảng dạy hay không, hoặc kiểm tra xem họ có suy nghĩ gì về vấn đề đó?

- Những ý tưởng phổ biến nào vẫn thường được áp dụng cho chủ đề này mà học sinh đã quen thuộc?

- Bạn sẽ giới thiệu chủ đề như thế nào?

Việc làm Giáo dục - Đào tạo tại Hồ Chí Minh

2.3. Lập kế hoạch cụ thể cho hoạt động học tập

Đây là bước quan trọng nhất vì bạn sẽ xây dựng nội dung chính cho bài học muốn truyền tải. Bạn cần có sự chuẩn bị sẵn sàng những cách đa dạng để giải thích cho mỗi nội dung bạn nhắc đến, nói đúng hơn là có dẫn chứng cụ thể để lý thuyết luôn được hình dung dễ dàng. Ví dụ, có thể sử dụng các vị dụ từ thực tế, các vấn đề tương tự liên quan hay hình ảnh minh họa,… như vậy thì sẽ tăng được khả năng thu hút sự chú ý của người học nhiều hơn, đồng thời xác định được nhiều phong cách học tập, tiếp thu của học sinh.

Khi lập kế hoạch cho bước này, bạn cũng phải ước tính được thời gian cần đáp ứng cho mỗi hoạt động để vừa đủ khung thời gian của một buổi học, một tiết học, quan trọng hơn là giúp đạt được mục đích chính đó là vừa đủ truyền tải được lượng kiến thức cho học sinh. Hãy kịp thời xây dựng được đa dạng các hoạt động để có thể thảo luận cùng học sinh hoặc giải thích cho học sinh hiểu sâu về vấn đề, kèm theo những liên hệ thực tiễn để kết thúc buổi giảng.

Hướng dẫn ghi kế hoạch giảng dạy năm 2024
Lập kế hoạch hoạt động bài giảng

Thực hiện và đạt được những mục tiêu trên là rất khó, vì thế, bạn hãy cẩn trọng đi từng bước. Trả lời những câu hỏi dưới đây để có những bước đi hiệu quả:

- Bạn sẽ làm những gì để có thể giải thích hiệu quả chủ đề bài giảng?

- Bạn làm gì để minh họa thành công chủ đề?

- Cách nào giúp bạn thu hút sự quan tâm, tò mò của học sinh vào chủ đề?

- Nên đưa vào những ví dụ, dẫn chứng, hình ảnh hay tình huống thực tiễn nào liên quan để người học dễ dàng tiếp nhận chủ đề một cách khách quan nhất?

- Học sinh cần phải làm gì để hiểu chủ đề bài học?

Click ngay để: Tìm hiểu rõ hơn về lương giảng viên đại học là bao nhiêu?

2.4. Lập kế hoạch để kiểm tra sự hiểu biết của người học

Khi trải qua thành công bước giải thích, minh họa chủ đề thì bạn cần phải kiểm tra lại xem học sinh đã thực sự hiểu đúng vấn đề hay chưa? Lúc này, bạn có thể suy nghĩ tới những câu hỏi có tác dụng kiểm tra lại kiến thức mà người học đã tiếp thu. Viết ra chúng trong kế hoạch giảng dạy để khi bài học đến giai đoạn này thì bạn có thể hỏi học sinh mà không cần mất thêm thời gian suy nghĩ. Đồng thời hãy dự đoán trước câu trả lời của các em để điều hướng tốt mọi tình huống.

Hướng dẫn ghi kế hoạch giảng dạy năm 2024
Kiểm tra người học

Một số câu hỏi đó bạn nên cân nhắc gồm có:

- Nên hỏi học sinh những câu hỏi nào đắt giá để kiểm tra được sự hiểu biết của các em?

- Yêu cầu họ làm gì để chứng minh bản thân đang học hiệu quả?

- Xem lại mục tiêu bài giảng ban đầu, đâu sẽ là hoạt động có thể thực hiện để kiểm tra được các mục tiêu có được hoàn thành không?

Việc làm

Đây là 4 bước quan trọng để bạn có thể tạo nên một bài giảng chất lượng. Việc kết luận bài giảng cũng rất quan trọng. Khi bạn đã có được mở đầu tốt, quá trình thực hiện nội dung hoàn hảo thì chắc chắn bạn cũng có được khả năng để chốt bài giảng thành công rực rỡ. Hy vọng rằng, qua những chia sẻ trên đây, những ai đang hoạt động trong ngành giáo dục và trực tiếp tham gia vào việc giảng dạy sẽ có thêm kinh nghiệm, bí quyết để thiết lập kế hoạch giảng dạy hiệu quả nhất.