Hướng dẫn đại hội đoàn cơ sở

Sáng 09-01, Ban Thường vụ Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức chương trình tổng kết và trao giải thưởng Ngòi Bút Trẻ cho 32 tác phẩm báo chí tiêu biểu viết về công tác Đoàn - Hội - Đội và phong trào thanh thiếu nhi thành phố năm 2023.

Việc tổ chức đại hội chi đoàn là để đánh giá, tổng kết hoạt động của chi đoàn trong 01 nhiệm kỳ. Đồng thời đề ra phương hướng hoạt động cho nhiệm kỳ sau, bầu Ban Chấp hành mới để lãnh đạo chi đoàn giữa hai kỳ đại đội. Hướng dẫn tổ chức đại hội chi đoàn được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị đại hội chi đoàn

[1] Xây dựng kế hoạch chi tiết tổ chức đại hội chi đoàn.

[2] Tuyên truyền thông báo đoàn viên tham dự đại hội.

[3] Chuẩn bị tài liệu cho Đại hội gồm:

- Báo cáo tổng kết công tác của chi đoàn trong nhiệm kỳ qua.

- Diễn văn khai mạc Đại hội

- Dự thảo phương hướng hoạt động, nhiệm vụ, giải pháp cho nhiệm kỳ mới.

- Quy chế bầu cử ban chấp hành chi đoàn.

[4] Chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho đại hội như:

- Địa điểm tổ chức.

- Thời gian diễn ra đại hội.

- Phương tiện, thiết bị phục vụ đại hội cần được chuẩn bị đầy đủ.

Bước 2: Tiến hành đại hội:

[1] Tổ chức khai mạc đại hội gồm các hoạt động như sau:

- Chào cờ, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.

- Báo cáo tình hình đoàn viên, thanh niên trong chi đoàn.

- Báo cáo kết quả kiểm tra tư cách đại biểu.

- Bầu Đoàn chủ tịch, Thư ký đại hội.

[2] Tiếp tục đại hội

Trong quá trình tiếp tục đại hội, cần thực hiện các nội dung sau:

- Thảo luận, thông qua báo cáo tổng kết công tác của chi đoàn trong nhiệm kỳ qua.

- Thảo luận, thông qua dự thảo phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp cho nhiệm kỳ mới.

- Bầu ban chấp hành chi đoàn mới:

+ Việc bầu cử BCH nhất thiết phải bầu bằng bỏ phiếu kín

+ Đại hội chi đoàn bầu BCH trước, sau đó BCH họp phiên thứ nhất với đại diện cấp ủy cùng cấp (nếu có) và đoàn cấp trên để bầu (hoặc chỉ định) Bí thư, Phó bí thư.

+ Danh sách bầu cử phải được đại hội, hội nghị đại biểu thảo luận và thông qua bằng biểu quyết.

+ Khi bầu cử, phải có trên 1/2 số người có mặt tán thành thì người được bầu mới trúng cử. Trường hợp số người có số phiếu trên 1/2 nhiều hơn số lượng cần bầu thì lấy những người có số phiếu cao hơn.

Nếu kết quả bầu cử có nhiều người có số phiếu trên 1/2 và bằng phiếu nhau nhưng nhiều hơn số lượng cần bầu thì bầu lại trong số người bằng phiếu đó; người trúng cử là người có số phiếu cao hơn, không cần phải trên 1/2. Trường hợp bầu lại mà số phiếu vẫn bằng nhau, có bầu nữa hay không do đại hội hoặc hội nghị quyết định.

+ Nếu bầu cử không đúng nguyên tắc, thủ tục quy định thì phải tổ chức bầu lại.

[3] Kết thúc đại hội

Tại buổi bế mạc đại hội, cần thực hiện các nội dung sau:

- Thông qua nghị quyết đại hội.

- Bế mạc đại hội.

Lưu ý: Nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo!

Hướng dẫn đại hội đoàn cơ sở

Hướng dẫn tổ chức đại hội chi đoàn chuẩn nhất hiện nay? (Hình từ Internet)

Ban chấp hành đoàn có bao nhiêu ủy viên?

Theo quy định tại Mục 4 Hướng dẫn 16 HD/TWĐTN-BTC năm 2018, số lượng ủy viên tại ban chấp hành đoàn được quy định như sau:

[1] Đối với chi đoàn

- Có dưới 09 đoàn viên: có bí thư, nếu cần thiết thì có thể có 01 phó bí thư.

- Có từ 09 đoàn viên trở lên: ban chấp hành có từ 03 đến 05 ủy viên, trong đó có bí thư và phó bí thư.

[2] Đối với đoàn cơ sở:

- Ban chấp hành có từ 05 đến 15 ủy viên.

- Nếu ban chấp hành có dưới 09 ủy viên thì có bí thư và 01 phó bí thư; có từ 09 ủy viên trở lên thì bầu ban thường vụ gồm bí thư, phó bí thư và các ủy viên ban thường vụ.

- Trường hợp cần thiết, sau khi xin ý kiến và được sự đồng ý của cấp ủy đảng cùng cấp và đoàn cấp trên trực tiếp ban chấp hành có thể bầu 02 phó bí thư.

[3] Đối với đoàn cấp huyện:

- Ban chấp hành có từ 15 đến 33 ủy viên; ban thường vụ có từ 05 đến 11 ủy viên.

- Trong ban thường vụ có bí thư và từ 01 đến 02 phó bí thư, trường hợp đặc biệt có thể có 03 phó bí thư do ban chấp hành quyết định sau khi xin ý kiến và được sự đồng ý của cấp ủy đảng cùng cấp và đoàn cấp trên trực tiếp.

[4] Đối với đoàn cấp tỉnh:

- Ban chấp hành có từ 21 đến 45 ủy viên; ban thường vụ có từ 07 đến 15 ủy viên và không quá 3 phó bí thư.

- Tỉnh đoàn Thanh Hóa, Tỉnh đoàn Nghệ An được phép bầu không quá 55 ủy viên ban chấp hành, 17 ủy viên ban thường vụ và 04 phó bí thư.

- Thành đoàn Hà Nội, Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh được phép bầu không quá 61 ủy viên ban chấp hành, 19 ủy viên ban thường vụ và 04 phó bí thư.

- Trường hợp đặc biệt do ban thường vụ Trung ương Đoàn quyết định.

Ban Chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ Công an do ai bầu?

Căn cứ tại Tiểu mục 17.3 Mục 17 Hướng dẫn 16 HD/TWĐTN-BTC năm 2018, Ban Chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ Công an do Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ Công an bầu ra, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Công an Trung ương và Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Trong đó cơ quan trực tiếp, thường xuyên chỉ đạo Ban Chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ Công an là cơ quan tham mưu giúp Đảng ủy Công an Trung ương đảm nhiệm công tác Đảng, công tác chính trị và công tác quần chúng trong Đảng bộ Công an Trung ương.