Hướng dẫn chấm điểm hộ nghèo năm 2024

Trong đó, việc ước lượng thu nhập được tính trên cơ sở phân tích kết quả thống kê và điều tra mức sống hộ gia đình, quy đổi từ mức thu nhập bình quân đầu người trên tháng sang các mức điểm số tương ứng:

- 700.000 đồng tương đương 120 điểm;

- 900.000 đồng tương đương 140 điểm;

- 1.000.000 đồng tương đương 150 điểm;

- 1.300.000 đồng tương đương 175 điểm.

Dựa vào số điểm sẽ phân loại danh sách hộ nghèo, cận nghèo, thoát nghèo, cận thoát nghèo theo khu vực thành thị, nông thôn.

Phương pháp rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của pháp luật được quy định như thế nào?

Hướng dẫn chấm điểm hộ nghèo năm 2024

Phương pháp rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của pháp luật được quy định như thế nào? (hình từ Internet)

Căn cứ khoản 1 Điều 1 Thông tư 07/2021/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Phương pháp rà soát, phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo, báo cáo kết quả rà soát
1. Phương pháp rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg thực hiện như sau:
a) Khảo sát thu thập thông tin của hộ gia đình, tính điểm, tổng hợp điểm theo Phụ lục III và Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này để ước lượng thu nhập và xác định mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo, hộ cận nghèo như sau:
- Về mức thu nhập bình quân đầu người (gọi là điểm A): ở khu vực nông thôn, 140 điểm tương đương với mức thu nhập bình quân đầu người 1.500.000 đồng/người/tháng; ở khu vực thành thị, 175 điểm tương đương với mức thu nhập bình quân đầu người 2.000.000 đồng/người/tháng.
- Về mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (gọi là điểm B): 10 điểm tương đương với 01 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
b) Phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo
- Hộ nghèo: hộ có điểm A ≤ 140 điểm và điểm B ≥ 30 điểm ở khu vực nông thôn hoặc có điểm A ≤ 175 điểm và điểm B ≥ 30 điểm ở khu vực thành thị;
- Hộ cận nghèo: hộ có điểm A ≤ 140 điểm và điểm B < 30 điểm ở khu vực nông thôn hoặc có điểm A ≤ 175 điểm và điểm B < 30 điểm ở khu vực thành thị.

Theo đó, phương pháp dùng để rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo được thực hiện trên các biểu mẫu có sẵn, dựa trên các tiêu chí như:

Mức thu nhập bình quân đầu người được tính bằng cách chia tổng số thu nhập của hộ dân cư cho số nhân khẩu của hộ và chia cho 12 tháng.

Mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản như dịch vụ về y tế, giáo dục, giải trí, tham gia và thông tin để phân loại và chấm điểm, từ đó có thể xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo để có những chính sách hỗ trợ phù hợp và kịp thời.

Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình giai đoạn 2022 - 2025 được xác định như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP quy định về thu nhập bình quân đầu người/tháng để phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo hộ có mức sống trung bình giai đoạn 2022 - 2025 như sau:

Chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025
2. Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình giai đoạn 2022 - 2025
a) Chuẩn hộ nghèo
- Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
- Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
b) Chuẩn hộ cận nghèo
- Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
- Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
c) Chuẩn hộ có mức sống trung bình
- Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.500.000 đồng đến 2.250.000 đồng.
- Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
d) Chuẩn hộ nghèo, chuẩn hộ cận nghèo, chuẩn hộ có mức sống trung bình quy định tại Khoản 2 Điều này là căn cứ để đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; là cơ sở xác định đối tượng để thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội và hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội khác giai đoạn 2022 - 2025.

Theo đó, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình ở mỗi khu vực sẽ có mức thu nhập bình quân đầu người/tháng khác nhau, đối với khu vực thành thị, mức sống của người dân cao hơn, do đó mức thu nhập bình quân đầu người/tháng cũng cao hơn so với khu vực thành thị.

Ngoài ra, chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản cũng là yếu tố phân loại hộ nghèo, cận nghèo, hộ có mức sống trung bình.

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện chính sách liên quan đến hộ nghèo, hộ cận nghèo được quy định ra sao?

Theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Nghị định 07/2021/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau:

– Truyền thông, nâng cao nhận thức của các cấp, ngành và người dân về chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn; việc rà soát, xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo;

– Tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo đầu kỳ; rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025; phân loại đối tượng thụ hưởng chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội hằng năm; xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình hằng năm.

– Tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao thu nhập và khả năng tiếp cận, sử dụng hiệu quả các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân trên địa bàn.

– Dựa trên điều kiện và khả năng thực tế của địa phương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để xem xét nâng tiêu chí thu nhập cao hơn chuẩn nghèo đa chiều quốc gia với điều kiện tự cân đối ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật và bổ sung tiêu chí mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (dịch vụ, chỉ số thiếu hụt), điều chỉnh ngưỡng đo lường các chỉ số thiếu hụt để thực hiện các chương trình, chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.