Hướng dẫn câu lục bềnh

Ở hình thức câu lục tì giật thông thường thì việc cân phao với lưỡi lục lại rất đơn giản vì chỉ cần thêm hoặc bớt trọng lượng chì ở chân phao sao cho lưỡi có thể kéo được phao xuống là được. Nhưng với cân phao và lưỡi câu bềnh đều không đơn gian như vậy.

Cân phao với lưỡi câu bềnh có nhiều cách cân nhưng cơ bản chia ra làm 2 dạng là cân tương đối và cân tuyệt đối. Mỗi cách cân đều khác nhau và tùy từng trường hợp sử dụng. Nhưng có 1 cách cân phao với lưỡi đơn giản nhất mà ai cũng có thể làm được. Về cách cân phao với lưỡi này xin được trích từ bài viết của 1 người anh và cũng là 1 người bạn câu thân thiết với mình là bác sỹ Trần Viết Long ( nick trên các diễn đàn là bslongha ). Đây cũng là người có khá nhiều kinh nghiệm và kiến thức trong làng câu đặc biệt là câu lục.

Xin được trích bài về cách cân phao với lục bềnh của bác sỹ Long như sau :

Cách cân lục bềnh

Phải xác định ngay từ đầu: Phao là số ít, lục là số nhiều. Điều này có nghĩa, sau khi cân chỉnh chuẩn, quả phao là hằng định, lục có thể hỏng phải thay vì thế ta chọn mua lục bềnh của những nhà sản xuất đều đặn, sẵn có, tránh tình trạng nay đặt nhà sx này vài bộ, mai đặt nhà sx khác vài bộ sẽ rất mất công căn chỉnh.

Bể nước cân chỉnh, nên dùng bể kính cá sẵn có hoặc đặt làm bằng kính dạng hình hộp có mực nước sâu hơn chiều dài phao 15cm. Bằng kính giúp chúng ta quan sát cách phao chìm để cân chỉnh chính xác hơn. Bể cân phao lục bềnh có thể dùng bằng ống nước phi 200 rất tiện làm nhưng khó quan sát. Những ai cân chỉnh thành thục vẫn có thể cân chỉnh bằng ống nước.

Cân phao lục bềnh thông thường bằng cách mắc tất cả những gì mà phao sẽ phải gánh vác: lục, 2 cục pin, ốc mồi, khóa linh, khóa phao. Thế vẫn chưa đủ: đó chính là độ nặng võng của dây trục, điều này khiến ta phải cần non chút xíu. Cân sao cho quả phao chìm từ từ quan sát như quay chậm....

Cá nhân tôi chọn cách cân vo không chịu tác động của mũ phao, có nghĩa là không lắp khóa linh, không gài ốc mồi, nhưng vẫn lắp pin, quả phao chìm từ từ và vẫn nối mũ phao cách mặt nước 5cm. Điều nay cho phép nhận biết rỡ ngay nếu lục mắc vào phao, quả phao sẽ không nổi mà lập lờ, quan sát thấy hiện tượng này, chủ động kéo vào và ném lại.

Một quả phao bềnh có thể câu được nhiều lục có trọng lượng khác nhau và chúng ta phải chủ động cân ít nhất 2 cỡ như vậy để có thể thay lục khi sóng gió. Cân bằng cách ban đầu cân với lục có trọng lượng nặng hơn, cân xong, tháo lục ra cân tiếp quả phao đó với lục nhẹ hơn bằng cách thêm chì lá vào chân phao. Cân xong, ta bóc chì lá ra để riêng và ghi lại. Việc thay lục có trọng lượng khác nhau sẽ đơn giản chỉ bằng thêm hay bớt miếng chì lá đó.

Trên đây là cách cân phao của bác sỹ Long. Còn với cá nhân mình thì mình chọn cách cân phao hơi khác với anh Long. Cách cân này là mình lắp tất cả những gì có trên 1 đường câu của mình: Phao, lưỡi, 2 viên pin cho đèn được lắp sẵn trong phao, 2 khóa xoay số 8 size nhỏ nhất ( gồm 1 khóa trục và 1 khóa phao chạy ) và móc dưới chân phao theo 1 đường thẳng nối nhau. Sau đó mình móc 1 lưỡi của bộ lục vào khóa số 8 bên dưới và thả vào xô nước. Lúc đó mình sẽ xem lưỡi chạm đến đáy như thế nào và độ nghiêng bao nhiêu, chì lưỡi cách đáy xô bao nhiêu. Cách cân này là cách cân tuyệt đối nên chỉ có thể dễ dàng chia sẻ thực tế chứ không thể nói rõ trên bài viết Cách cân này dành chỉ dành cho những ai thành thạo về cân bềnh và muốn cân chính xác. Anh em lưu ý những vấn đề sau khi cân phao và lưỡi :

- Nếu lưỡi không chạm đáy hồ thì đầu phao sẽ luôn luôn nổi lập lờ trên mặt nước, chỉ khi lưỡi chạm đến đáy hồ thì phao mới nổi lên. Chúng ta có thể lấy 1 VD đơn giản qua Video Clip này nhưng anh em lưu ý đây là cách cân sai, không chính xác, cân quá nặng, không tính trọng lượng của khóa phao, khóa trục và dây trục.....Video Clip này chỉ mang tính chất cho anh em hiểu thế nào là khi lưỡi không chạm đáy thì phao sẽ như thế nào.

-Khi cân phao với lưỡi mà quá nặng sẽ dẫn đến việc lưỡi sẽ kéo cả phao chìm hết hoàn toàn xuống nước. -Cân quá nhẹ thì lưỡi sẽ không kéo được phao xuống mà phao cứ nổi quá cao.

Chính vì vậy khi cân phao với lưỡi, điều đầu tiên và cũng là điều cần lưu ý là khi treo tất cả những gì trên 1 đường câu và thả vào trong bể nước hay xô nước thì hãy quan sát đầu phao là điều đầu tiên. Nếu phao bị kéo chìm thì ta giảm trọng lượng chì tại chân phao cho đến khi nào đầu phao ( hay gọi là mũ phao ) nổi lên mặt nước. Có nghĩa là khi treo tất cả mọi thứ vào chân phao thì vẫn kéo được phao đi xuống nhưng riêng phần đầu phao bị cản lại và nổi trên mặt nước chứ không bị kéo chìm xuống hoàn toàn. Tiếp theo đó ta giảm tiếp trọng lượng chì sao cho phù hợp với độ nổi cần thiết và chịu được độ vọng cũng như trọng lượng của 1 đường dây trục dài ( vấn đề này có thể ước lượng được ).

Khi ra hồ đi câu, ta bắt đầu căn phao để thử độ sâu. Ta vẫn căn phao như câu lục bình thường nhưng chỉ khác ở điểm này : với câu lục thông thường thì người câu sẽ xem độ phao chìm nổi để xác định độ sâu và căn phao sao cho hợp lý. Nhưng với căn phao bềnh thì ngược lại, nếu lưỡi chưa chạm đến đáy hồ thì phao luôn chìm và chỉ nổi mỗi đầu phao lên mặt nước. Vì vậy ta cần tăng khoảng cách cho đến khi nào phao nổi hẳn lên đến cữ phao như mong muốn là được.

Những thứ anh em cần cho set up 1 đường câu hoàn chỉnh như sau:

Với bất cứ những ai câu lục thông thường đều sử dụng hạt chặn phao

Hướng dẫn câu lục bềnh

Nhưng với quan điểm của mình và cũng là 1 lời khuyên đến anh em thì việc sử dụng loại hạt chặn này không có lợi cho dây cước trục vì nhanh bẹp dây, rất khó chịu khi đi câu ở những hồ nước sâu. Vì khi câu ở các hồ nước sâu, lúc ta ném thì hạt chặn luôn nằm bên trong các khoen cần. Trong quá trình ném thì hạt chặn phải chạy qua các khoen của cần câu sẽ dẫn đến việc các hạt chặn bị di chuyển và làm mất cữ phao của chúng ta. Chính vì vậy anh em nên tìm mua hoặc sử dụng loại chỉ chặn phao sẽ tốt hơn.

Chỉ Chặn Phao

Hướng dẫn câu lục bềnh
Để sử dụng loại chỉ chặn này anh em cần tìm mua thêm 1 loại được gọi là nón chặn phao.

Nón chặn

Hướng dẫn câu lục bềnh

Chúng ta set up 1 hệ thống chặn phao như sau : Đầu tiên chúng ta luồn chỉ chặn vào dây trục và xiết 2 đầu dây lại thật chặt, sau khi xiết 2 đầu dây lại rồi thì ta cắt bỏ 2 đầu dây đó nhưng đừng cắt quá xát vào nút buộc. Chúng ta có thể hơ qua lửa để tránh cho 2 vết dây cắt không bị xù trong quá trình sử dụng sau này. Tiếp đó là luồn 1 hạt nón chặn như hình trên vào dây và cuối cùng là đến khóa phao. Do nút thắt của dây chặn chỉ nhỏ nên không bị xô dịch khi chạy trong các khoen cần trong quá trình ném xa và câu ở các hồ nước sâu. Đồng thời sử dụng loại chặn chỉ cũng không ảnh hưởng đến cước trục như sử dụng loại hạt chặn cao su như anh em vẫn thường sử dụng

Ngoài ra nếu trong trường hợp không có chỉ chặn phao thì ta có thể thay thế bằng cách sử dụng các loại dây cước có đường kính nhỏ như 0.18mm hoặc 0.20mm và buộc theo cách sau:

Hướng dẫn câu lục bềnh

- Khóa trục:

Khóa trục nên chọn loại nhỏ, tháo lắp nhanh, xoay tốt. Khóa phao cũng vậy. Nhỏ sẽ nhẹ, nhỏ sẽ dễ luồn qua các khoen cần nhỏ. Khóa trục được buộc vào dây trục nên có thêm đoạn gel silicon chống sốc. Quả phao lục bềnh khá nặng, nếu ko có phận độn này, mỗi lần ném, chúng sẽ tác động vào dây trục rất dẽ đứt.

- Dây trục trong câu lục bềnh:

Dây càng nhỏ, chịu lực tốt càng đáng chọn, cá nhân tôi chọn 2 cỡ dây : 0,22mm và 0,25mm. Hai cỡ dây này giúp ta linh hoạt trong các tình huống câu: nếu sóng gió mạnh, ta sẽ dùng trục nhỏ, sẽ hạn chế nhiều sức càn nước, giúp ném xa hơn, để chỉnh vào ổ hơn. Đặc tính của dây trục trong câu bềnh ngoài tính chịu lực càng cao càng tốt, còn cần các đặc tính khác: * Dây càng suôn mềm càng tốt, độ suôn là cách hiểu nôm na, còn thông số kỹ thuật đó chính là: memoire càng ít càng tốt. *Chịu mài mòn càng ít càng tốt * Mức dộ chìm: có hai trường phái: chọn dây nặng chìm sâu để tạo độ tĩnh, chọn dây chìm lửng để tránh độ trễ. Được cái này mất cái kia. *Độ đàn hồi: nhiều người cho rằng dây trục nên đàn hồi, cá nhân tôi thích dây có đàn hồi ít hay độ co giãn ít. Do chọn được những loại dây đường kính 0,22 mm chịu lực 9kg, 0,25mm chịu lực 13kg nên vấn đề giãn để tránh sốc với tôi trở thành điều tối kỵ. *Màu sắc: Chỉ quan trọng khi câu ban ngày, tất nhiên, ta đừng dùng dây phản quang dù câu đêm, dây màu tối sẽ kém dẫn quang hơn các loại dây trong suốt. Các kết cấu trên dây trục *Chống sốc cho phao bằng đoạn gel silicon ngắn đã mô tả *Khóa trục và khóa phao dùng loại nhỏ, xoay, dễ tháo lắp.

Anh em hết sức lưu ý ở những vấn đề sau: những linh kiện set up trên đường câu phải nhỏ, nhẹ. Các linh kiện nhỏ nhẹ bao nhiêu càng tốt để độ nổi của phao luôn cao và ổn định. Tốt hơn hết là khi cân phao với lưỡi thì những loại khóa nào anh em sử dụng làm khóa phao và khóa trục thì nên cân cùng với phao để có độ chính xác cao hơn.

Trên đây là cách cân phao với lưỡi chuyên cho câu lục bềnh và các vật dụng cơ bản để set up 1 đường câu. Bài tiếp theo sẽ tiếp tục chia sẻ đến anh em những vấn đề về phao khi câu trong thực tế, hình dáng bầu phao quyết định những vấn đề gì, cách con cá ăn mồi dẫn đến việc dính lưỡi câu và bềnh phao, cách đọc phao cơ bản và các dạng bềnh phao thường xuyên hay gặp phải khi đi câu để anh em nắm rõ.

About Nguyễn Tiến Cường

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.