Giáo viên hướng dẫn và người hướng dẫn

Xem thêm bài đầy đủ của tác giả Tara Brabazon đăng trên tạp chí Time Higher Education (11/7/2013) tại đây.

dzungo

(Lược dịch và diễn giải)

About dzungtringo

Work on forest and natural resource management. Interested in how human activities shape the nature including ecology, landscape, and habitats.

Giáo viên hướng dẫn là người giúp cho sinh viên định hướng đề tài; tư vấn nghiên cứu tài liệu; hướng dẫn, chỉnh sửa, phê duyệt đề cương, bản thảo cũng như hoàn thành đề tài.

1.

Giáo viên hướng dẫn luận án của tôi là một chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực này và cung cấp hướng dẫn vô giá trong suốt hành trình nghiên cứu của tôi.

My thesis supervisor is a renowned expert in the field and provides invaluable guidance throughout my research journey.

2.

Tôi thường xuyên gặp gỡ giáo viên hướng dẫn của mình để thảo luận về tiến độ của mình, nhận phản hồi và giải quyết mọi thách thức hoặc mối quan tâm phát sinh trong quá trình nghiên cứu.

I meet regularly with my supervisor to discuss my progress, receive feedback, and address any challenges or concerns that arise during the research process.

Chúng ta cùng phân biệt một số khái niệm có nghĩa gần nhau trong tiếng Anh như tutor, mentor, supervisor nha!

- tutor (gia sư): Being a home tutor earns you good money. (Làm gia sư tại nhà giúp bạn kiếm được nhiều tiền.)

- mentor (người huấn luyện): A good mentor produces many good trainees. (Người huấn luyện tốt thì sẽ đào tạo được nhiều nhân viên lành nghề.)

- supervisor (người giám sát, người hướng dẫn): Would you care to be my supervisor, Professor? (thưa Giáo sư, ông có thể làm người hướng dẫn cho tôi không?)

- advisor (người giám sát, người hướng dẫn), dùng tương tự: He is my advisor for my bachelor degree. (Thầy ấy là người hướng dẫn của tôi lúc làm luận văn cử nhân.)

Căn cứ Điều 5 Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn đối với người hướng dẫn nghiên cứu sinh như sau:

"Điều 5. Tiêu chuẩn của người hướng dẫn nghiên cứu sinh
1. Người hướng dẫn chính, người hướng dẫn phụ và người hướng dẫn độc lập nghiên cứu sinh phải đáp ứng các tiêu chuẩn của giảng viên giảng dạy trình độ tiến sĩ theo quy định tại Điều 4 của Quy chế này.
2. Trong thời gian 05 năm (60 tháng) tính đến thời điểm có quyết định công nhận hướng dẫn nghiên cứu sinh, người hướng dẫn chính, người hướng dẫn độc lập, người đồng hướng dẫn khi không phân biệt giữa hướng dẫn chính và hướng dẫn phụ phải có thêm kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên môn liên quan tới đề tài luận án hướng dẫn, cụ thể như sau:
a) Là tác giả chính của báo cáo hội nghị khoa học, bài báo khoa học được công bố trong các ấn phẩm thuộc danh mục Web of Science hoặc Scopus (sau đây gọi chung là danh mục WoS/Scopus) hoặc chương sách tham khảo do các nhà xuất bản quốc tế có uy tín phát hành, hoặc bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong nước được Hội đồng Giáo sư nhà nước quy định khung điểm đánh giá tới 0,75 điểm trở lên, hoặc sách chuyên khảo do các nhà xuất bản có uy tín trong nước và quốc tế phát hành; các công bố phải đạt tổng điểm từ 4,0 điểm trở lên tính theo điểm tối đa do Hội đồng Giáo sư nhà nước quy định cho mỗi loại công trình (không chia điểm khi có đồng tác giả); hoặc
b) Là tác giả hoặc đồng tác giả của ít nhất 01 kết quả nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ đã đăng ký và được cấp bằng độc quyền sáng chế quốc gia hoặc quốc tế; hoặc của ít nhất 01 giải thưởng chính thức của cuộc thi quốc gia hoặc quốc tế được công nhận bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với lĩnh vực nghệ thuật và nhóm ngành thể dục, thể thao.
3. Mỗi nghiên cứu sinh có 01 hoặc 02 người hướng dẫn, trong đó có 01 người là cán bộ cơ hữu của cơ sở đào tạo hoặc có hợp đồng giảng dạy, nghiên cứu khoa học với cơ sở đào tạo theo quy định của pháp luật; làm việc theo chế độ trọn thời gian tại cơ sở đào tạo với thời hạn của hợp đồng phù hợp với kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa của nghiên cứu sinh."

Như vậy, để trở thành người hướng dẫn nghiên cứu sinh thì cá nhân phải dạt được các tiêu chuẩn của giảng viên giảng dạy trình độ tiến sĩ.

Ngoài ra, trong thời gian chờ công nhận là người hướng dẫn nghiên cứu sinh thì cá nhân phải có thêm kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên môn liên quan tới đề tài luận án hướng dẫn theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT nêu trên.

Giáo viên hướng dẫn và người hướng dẫn

Người hướng dẫn nghiên cứu sinh có quyền được đề xuất thay đổi đề tài luận án của nghiên cứu sinh hay không?

Được công nhận là người hướng dẫn nghiên cứu sinh thì cá nhân sẽ có những trách nhiệm gì?

Căn cứ Điều 6 Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT quy định về quyền và trách nhiệm của người hướng dẫn nghiên cứu sinh như sau:

"Điều 6. Quyền và trách nhiệm của giảng viên giảng dạy trình độ tiến sĩ và người hướng dẫn nghiên cứu sinh
1. Giảng viên giảng dạy trình độ tiến sĩ thực hiện nhiệm vụ và quyền theo quy định tại các Điều 55, Điều 58 Luật Giáo dục đại học (được sửa đổi, bổ sung năm 2018), theo quy chế của cơ sở đào tạo và theo quy định pháp luật liên quan.
2. Tại cùng một thời điểm, người có chức danh giáo sư được hướng dẫn độc lập tối đa 07 nghiên cứu sinh; người có chức danh phó giáo sư, hoặc có bằng tiến sĩ khoa học được hướng dẫn độc lập tối đa 05 nghiên cứu sinh; người có bằng tiến sĩ được hướng dẫn độc lập tối đa 03 nghiên cứu sinh. Trường hợp đồng hướng dẫn 01 nghiên cứu sinh được tính quy đổi tương đương hướng dẫn độc lập 0,5 nghiên cứu sinh.
3. Người hướng dẫn nghiên cứu sinh có trách nhiệm:
a) Thông qua kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa và hằng năm của nghiên cứu sinh; hướng dẫn, hỗ trợ, đánh giá, theo dõi và đôn đốc nghiên cứu sinh thực hiện nhiệm vụ học tập và nghiên cứu theo kế hoạch đã thông qua;
b) Đề xuất hoặc có ý kiến về những thay đổi trong quá trình học tập, nghiên cứu của nghiên cứu sinh;
c) Đề xuất để nghiên cứu sinh được đánh giá luận án tại đơn vị chuyên môn và được bảo vệ luận án tại Hội đồng đánh giá luận án của cơ sở đào tạo;
d) Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy chế của cơ sở đào tạo."

Từ quy định trên thì người hướng dẫn nghiên cứu sinh sẽ có trách nhiệm:

- Thông qua kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa và hằng năm của nghiên cứu sinh; hướng dẫn, hỗ trợ, đánh giá, theo dõi và đôn đốc nghiên cứu sinh thực hiện nhiệm vụ học tập và nghiên cứu theo kế hoạch đã thông qua;

- Đề xuất hoặc có ý kiến về những thay đổi trong quá trình học tập, nghiên cứu của nghiên cứu sinh;

- Đề xuất để nghiên cứu sinh được đánh giá luận án tại đơn vị chuyên môn và được bảo vệ luận án tại Hội đồng đánh giá luận án của cơ sở đào tạo;

- Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy chế của cơ sở đào tạo.

Người hướng dẫn nghiên cứu sinh có quyền được đề xuất thay đổi đề tài luận án của nghiên cứu sinh hay không?

Căn cứ Điều 10 Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT quy định về việc thay đổi đề tài luận án của nghiên cứu sinh như sau:

"Điều 10. Thay đổi trong quá trình đào tạo
1. Nghiên cứu sinh và người hướng dẫn được đề xuất với cơ sở đào tạo về việc thay đổi đề tài luận án, bổ sung hoặc thay đổi người hướng dẫn, thay đổi đơn vị chuyên môn phụ trách và chuyển cơ sở đào tạo. Việc thay đổi phải kèm theo điều chỉnh kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa và bảo đảm thời gian đào tạo tuân thủ quy định tại Điều 3 của Quy chế này."

Như vậy, người hướng dẫn nghiên cứu sinh có quyền được đề xuất với cơ sở đào tạo về việc thay đổi đề tài luận án, bổ sung của nghiên cứu sinh.