Hướng dẫn cài đặt laravel 5.5

Laravel là một PHP framework rất mạnh nhắm vào mục tiêu hỗ trợ phát triển các ứng dụng web theo kiến trúc Model-View-Controller (MVC). Bài này tôi sẽ hướng dẫn các bạn cài bản Laravel 5.5 chạy trên bản PHP7 mới nhất.

Ta SSH vào VPS Ubuntu với tài khoản root, nếu ko phải root hãy thêm “sudo” vào trc tất cả câu lệnh.

Trc khi cài Laravel ta cần cài update trc đã

apt-get update

-Sau đó tiến hành cài Apache làm webserver

apt-get install apache2 -y >

Ta tiến hành bật Apache lên cũng như cho nó khởi động cùng hệ thống

`systemctl start apache2 > ` systemctl enable apache2

-Tiếp theo ta sẽ cài PHP 7.1, do ko có Repo chính thức nên ta cần thêm vào thủ công

apt-get install python-software-properties > add-apt-repository ppa:ondrej/php

Ta update lại Repo để cài PHP 7.1

apt-get update

Tiến hành cài PHP 7.1

apt install php7.1 php7.1-xml php7.1-mbstring php7.1-mysql php7.1-json php7.1-curl php7.1-cli php7.1-common php7.1-mcrypt php7.1-gd libapache2-mod-php7.1 php7.1-zip -y

– Cài Composer để quản lý Laravel

curl -sS https://getcomposer.org/installer | php >

Ta chuyển thư viện của Composer vào đúng địa chỉ

`mv composer.phar /usr/bin/composer > `

Tiến hành cài đặt Laravel, quá trình sẽ ra khá lâu.

`composer create-project laravel/laravel /var/www/html/laravel > `

Bạn nhận dc thông báo ko nên chạy bằng quyền root, tuy nhiên ko nên quá quan tâm, đó chỉ là khuyến nghị

Những kiến thức về Laravel của bạn quá sơ sài? Bạn cũng không biết cách cài đặt Laravel như thế nào? Đơn giản thôi, chỉ cần bạn tham khảo bài viết sau đây, bạn sẽ có tất cả mọi thứ liên quan đến Framework Laravel. Hãy tin chúng tôi đi!

Framework Laravel là gì?

Laravel là một PHP framework, có mã nguồn mở và miễn phí, được xây dựng nhằm hỗ trợ phát triển các phần mềm, ứng dụng, theo kiến trúc MVC. Hiện nay, Laravel đang là PHP framework phổ biến nhất và tốt nhất.

Hướng dẫn cài đặt laravel 5.5

Phiên bản đầu tiên của Laravel được Taylor Otwell tạo ra vào tháng 6 năm 2011 như một giải pháp thay thế cho CodeIgniter. Với framework này, lập trình viên được hỗ trợ nhiều tính năng mới mẻ, hiệu quả và dễ thực hiện hơn. Cho đến nay, Laravel đã được phát triển đến phiên bản 5.8 với nhiều cải tiến mới mẻ hơn.

Vì sao Laravel lại phổ biến?

Cú pháp dễ hiểu – rõ ràng Hệ thống đóng gói modular và quản lý gói phụ thuộc Nhiều cách khác nhau để truy cập vào các cơ sở dữ liệu quan hệ Nhiều tiện ích khác nhau hỗ trợ việc triển khai vào bảo trì ứng dụng.

Framework, PHP Framework, mô hình MVC là gì?

Framework chính là một thư viện với các tài nguyên có sẵn cho từng lĩnh vực để lập trình viên sử dụng thay vì phải tự thiết kế. Có Framework, lập trình viên chỉ tìm hiểu và khai thác những tài nguyên đó, gắn kết chúng lại với nhau và hoàn chỉnh sản phẩm của mình. Đối với lập trình viên trong mỗi một lĩnh vực, họ cần phải xây dựng các lớp chương trình để xây dựng nên những phần mềm, ứng dụng thành phẩm.

Hướng dẫn cài đặt laravel 5.5

PHP framework là thư viện làm cho sự phát triển của những ứng dụng web viết bằng ngôn ngữ PHP trở nên trôi chảy hơn. Bằng cách cung cấp 1 cấu trúc cơ bản để xây dựng những ứng dụng đó. Hay nói cách khác, PHP framework giúp bạn thúc đẩy nhanh chóng quá trình phát triển ứng dụng. Giúp bạn tiết kiệm được thời gian, tăng sự ổn định cho ứng dụng. Giảm thiểu số lần phải viết lại code cho lập trình viên.

MVC (Model-View-Controller) là mẫu kiến trúc phần mềm trên máy tính nhằm mục đích tạo lập giao diện cho người dùng. Theo đó, hệ thống MVC được chia thành ba phần có khả năng tương tác với nhau và tách biệt các nguyên tắc nghiệp vụ với giao diện người dùng.

Hướng dẫn cài đặt laravel 5.5

Ba thành phần ấy bao gồm:

- Controller: Giữ nhiệm vụ nhận điều hướng các yêu cầu từ người dùng và gọi đúng những phương thức xử lý chúng. - Model: Là thành phần chứa tất cả các nghiệp vụ logic, phương thức xử lý, truy xuất database, đối tượng mô tả dữ liệu như các Class, hàm xử lý… - View: Đảm nhận việc hiển thị thông tin, tương tác với người dùng, nơi chứa tất cả các đối tượng GUI như textbox, images…

Bằng cách này, thông tin nội hàm được xử lý tách biệt với phần thông tin xuất hiện trong giao diện người dùng. Bảo đảm các nguyên tắc nghề nghiệp của lập trình viên.

Ưu điểm và nhược điểm của Laravel

Ưu điểm:

- Sử dụng các tính năng mới nhất của PHP

Sử dụng Laravel 5 giúp các lập trình viên tiếp cận những tính năng mới nhất mà PHP cung cấp, nhất là đối với Namespaces, Interfaces, Overloading, Anonymous functions và Shorter array syntax.

Hướng dẫn cài đặt laravel 5.5

- Nguồn tài nguyên vô cùng lớn và sẵn có

Nguồn tài nguyên của Laravel rất thân thiện với các lập trình viên với đa dạng tài liệu khác nhau để tham khảo. Các phiên bản được phát hành đều có nguồn tài liệu phù hợp với ứng dụng của mình.

- Tích hợp với dịch vụ mail

Lavarel là framework được trang bị API sạch trên thư viện SwiftMailer, do đó, bạn có thể gửi thư qua các dịch vụ dựa trên nền tảng đám mây hoặc local.

- Tốc độ xử lý nhanh

Laravel hỗ trợ hiệu quả cho việc tạo lập website hay các dự án lớn trong thời gian ngắn. Vì vậy, nó được các công ty công nghệ và lập trình viên sử dụng rộng rãi để phát triển các sản phẩm của họ.

- Dễ sử dụng

Laravel được đón nhận và trở nên sử dụng phổ biến vì nó rất d sử dụng. Thường chỉ mất vài giờ, bạn có thể bắt đầu thực hiện một dự án nhỏ với vốn kiến thức cơ bản nhất về lập trình với PHP.

- Tính bảo mật cao

Laravel cung cấp sẵn cho người dùng các tính năng bảo mật mạnh mẽ để người dùng hoàn toàn tập trung vào việc phát triển sản phẩm của mình:

- Sử dụng PDO để chống lại tấn công SQL Injection. - Sử dụng một field token ẩn để chống lại tấn công kiểu CSRF.

Mặc định đều được Laravel escape các biến được đưa ra view mặc định, do đó có thể tránh được tấn công XSS.

Nhược điểm

So với các PHP framework khác, Laravel bộc lộ khá ít nhược điểm. Vấn đề lớn nhất có thể kể đến của framework này là thiếu sự liên kết giữa các phiên bản, nếu cố cập nhật code, có thể khiến cho ứng dụng bị gián đoạn hoặc phá vỡ.

Bên cạnh đó, Lavarel cũng quá nặng cho ứng dụng di động, khiến việc tải trang trở nên chậm chạp.

Những tính năng tuyệt vời của Laravel

Hướng dẫn cài đặt laravel 5.5

Có thể kể đến các tính năng như sau:

- Composer: sử dụng để nâng cấp, cài đặt… - Eloquent ORM: thao tác với cú pháp đẹp mắt và đơn giản. - Restful API: hỗ trợ biến Laravel thành một web service API. - Artisan: cung cấp các lệnh cần thiết để phát triển ứng dụng. - View: giúp code sạch sẽ hơn rất nhiều. - Migrations: hỗ trợ tạo các trường trong cơ sở dữ liệu, thêm các cột trong bảng, tạo mối quan hệ giữa các bảng, hỗ trợ quản lý cơ sở dữ liệu. - Authentication: cung cấp sẵn các tính năng đăng nhập, đăng ký, quên mật khẩu… - Unit Testing: hỗ trợ test lỗi để sửa chữa.

Hướng dẫn chi tiết cách cài đặt Laravel

Thao tác cài đặt Laravel không quá phức tạp. Mời các bạn cùng theo dõi nhé!

Yêu cầu hệ thống để cài đặt Laravel

- PHP >= 5.5.9 - OpenSSL PHP Extension - PDO PHP Extension - Mbstring PHP Extension - Tokenizer PHP Extension - Đối với Windows: sử dụng phần mềm tạo Webserver trên Windows như Openserver, Wamp, Xampp, Ampps…

Cài đặt Laravel thông qua Laravel Installer

Bạn mở Terminal (CMD hoặc Git Bash), gõ dòng lệnh sau: “composer global require “laravel/installer””.

Đối với Windows, đường dẫn là “%appdata%Composervendorbin”. Đối với macOS và Linux, đường dẫn là “~/.composer/vendor/bin”.

Sau khi cài đặt xong, bạn di chuyển vào thư mục htdocs của XAMPP. Sau đó mở cửa sổ lệnh (đối với windows thì nhấp Shift + chuột phải và chọn Command Window Here hoặc Git Bash Here) và gõ: “laravel new blog”.

Trong đó blog chính là tên thư mục laravel project của bạn. Vậy là chúng ta đã cài đặt xong Laravel rồi đấy.

Cài hông Laravel thông qua Composer

Di chuyển thẳng vào thư mục htdocs của XAMPP, tại đây mở cửa sổ lệnh và gõ “composer create-project –prefer-dist laravel/laravel blog”

Trong đó blog chính là tên thư mục laravel project của bạn.

Dùng framework Laravel

Sau khi cài đặt hoàn tất, mở WebServer của bạn lên, đến thư mục public trong thư mục Laravel project hoặc từ thư mục Laravel project, gõ lệnh: “php artisan serve”.

Khi đó trên màn hình console xuất hiện thông báo: ”Laravel development server started on http://localhost:8000/”.

Vào trình duyệt gõ: http://localhost:8000.

Kết luận: Như vậy là bạn đã trang bị thêm nhiều kiến thức xung quanh Laravel và cũng biết cách cài đặt Laravel như thế nào rồi. Bây giờ thì, bắt đầu sử dụng Laravel ngay thôi!