Hướng dẫn bệnh nhân sau phẫu thuật phổi năm 2024

Ngày 07 tháng 4 năm 2022, khoa ngoại tổng hợp (B3) bệnh viện 19-8 vừa tiến hành phẫu thuật thành công cho bệnh nhân bị Ung thư phổi.

Bệnh nhân Trần Văn H, nam, sinh năm 1963 (59 tuổi), mã BN 0000025628, tiền sử hút thuốc lá nhiều năm. Vào viện ngày 24 tháng 3 năm 2022. Theo bệnh nhân kể, cách vào viện 03 tháng, ho dai dẳng, không ho máu, không khó thở, không sốt về chiều. Bệnh nhân vào khoa nội hô hấp (A4) bệnh viện 19-8, được chụp cắt lớp vi tính và nội soi phế quản, kết hợp sinh thiết xuyên thành, kết luận: U thùy trên phổi (trái) nghĩ nhiều đến Ung thư.

Bệnh nhân được hội chẩn với các chuyên gia lồng ngực – mạch máu của khoa ngoại tổng hợp, bổ xung các xét nghiệm cần thiết như đo chức năng hô hấp, điện tim, đông máu cơ bản… và lên lịch mổ phiên ngày hôm sau.

Hướng dẫn bệnh nhân sau phẫu thuật phổi năm 2024

Hướng dẫn bệnh nhân sau phẫu thuật phổi năm 2024

Phim CLVT trước mổ của BN

Trong mổ, sau khi cắt được khối U, bệnh phẩm ngay lập tức gửi đi giải phẫu bệnh tức thì, và đúng như dự đoán ban đầu: Ung thư phổi. Các bác sỹ phẫu thuật cắt thùy trên phổi (trái), bóc được các nhóm hạch nhóm số 5, số 6. Ca phẫu thuật tiến hành an toàn, thuận lợi!

Hướng dẫn bệnh nhân sau phẫu thuật phổi năm 2024

Bệnh phẩm

Theo dõi hậu phẫu 07 ngày, bệnh nhân đau rất ít, dẫn lưu ngày đầu ra 100ml dịch hồng, các ngày sau ít dần, 01 dẫn lưu được rút ngày thứ 03, dẫn lưu còn lại được rút ngày thứ 05.

Hiện tại bệnh nhân được chuyển tới trung tâm Ung bướu (B6) bệnh viện 19-8 điều trị tiếp.

Ung thư phổi hay ung thư phế quản là thuật ngữ để chỉ bệnh lý ác tính của phổi xuất phát từ biểu mô niêm mạc phế quản, tiểu phế quản, phế nang, các tuyến của phế quản, hoặc các thành phần khác của phổi.

Ung thư phổi là một trong 3 bệnh ung thư thường gặp nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do ung thư ở phạm vi toàn cầu. Theo GLOBOCAN 2020, tại Việt Nam, tính theo số ca mới mắc, ung thư phổi đứng hàng thứ nhì chỉ sau ung thư gan ở cả 2 giới.

Ung thư phổi được chia thành hai loai chính là ung thư phổi tế bào nhỏ (small cell lung cancer) - chiếm khoảng 10-15% và ung thư phổi không tế bào nhỏ (non small cell lung cancer) - chiếm khoảng 85%.

Các phương pháp điều trị ung thư phổi gồm có phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và điều trị đích.

Theo phác đồ điều trị của Mạng lưới ung thư quốc gia của Hoa Kỳ (NCCN), phẫu thuật là phương pháp lựa chọn đầu tiên và cơ bản khi bệnh ở giai đoạn sớm (giai đoạn còn khu trú, giai đoạn I, II, IIIA). Vai trò và mục đích của phẫu thuật là loại bỏ triệt để khối u và các hạch di căn trong lồng ngực, ngăn chặn xâm nhiễm cục bộ và di căn xa, làm giảm bớt hoặc mất các triệu chứng lâm sàng phát sinh do khối u gây ra, tạo điều kiện thuận lợi cho các phương pháp điều trị bổ trợ khác.

Yêu cầu của phẫu thuật triệt để bao gồm việc cắt trọn thùy phổi mang khối u đạt diện cắt âm tính và vét hạch vùng hệ thống theo bản đồ ở các chặng N1, N2. Đôi khi cần thiết cắt hai thùy kế cận hoặc một bên phổi.

Theo ThS. BS. Lê Văn Thực, phẫu thuật viên cho biết: triệu chứng của bệnh ung thư phổi đôi khi không rõ ràng, dễ nhầm với các bệnh lý khác của phổi. Vì vậy, nhân dân nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, để việc điều trị sẽ triệt để hơn, giảm chi phí và giúp kéo dài thời gian sống sau mổ.

Hiện tại, phẫu thuật điều trị Ung thư phổi vẫn được tiến hành thường quy tại bệnh viện 19-8 bộ Công an.

_BS. Thành – khoa ngoại tổng hợp_

Kiểm duyệt nội dung:

TS. BS. Nguyễn Minh Tuấn – Trưởng khoa Ngoại tổng hợp (B3) – Bệnh viện 19-8

Tài liệu tham khảo:

1. https://gco.iarc.fr/today/data/factsheets/populations/704-viet-nam-fact-sheets.pdf

2. Ngô Quý Châu (2008). U phổi, Nhà xuất bản y học, tr.28 – 160.

3. National Comprehensive Cancer Network (2021), "NCCN clinical practice guidelines in oncology Non-small cell lung cancer".

4. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị u phổi không tế bào nhỏ- Bộ Y tế (2018) ( Ban hành kèm theo quyết định số 4825/ QĐ- BYT)

Tôi mắc bệnh ung thư đại tràng di căn phổi, sắp phẫu thuật cắt thùy phổi phải, cần lưu ý gì sau ca mổ để nhanh hồi phục? (Việt Anh, 47 tuổi, Long An)

Trả lời:

Phẫu thuật cắt phổi hoặc cắt một phần phổi là kỹ thuật chẩn đoán và điều trị các bệnh ở phổi. Có ba phương pháp gồm phẫu thuật mở kinh điển, phẫu thuật nội soi lồng ngực ít xâm lấn có video hỗ trợ và phẫu thuật có robot hỗ trợ.

Phẫu thuật nội soi (ít xâm lấn) là xu hướng chung vì có nhiều lợi ích như thời gian hồi phục nhanh, người bệnh có thể trở lại hoạt động thường ngày với phần phổi còn lại.

Một số bệnh cần phẫu thuật cắt thùy phổi như ung thư phổi, khối u ác tính di căn từ cơ quan khác đến phổi, u phổi lành tính, mô phổi tổn thương (giãn phế quản, khí phế thũng, áp xe phổi, chấn thương phổi)...

Ngoài ra, người bệnh có thể cần phẫu thuật để sinh thiết phổi, màng phổi giúp chẩn đoán một số bệnh như tràn dịch màng phổi tái phát, các nốt phổi, nhiễm trùng phổi, viêm xẹp xơ phổi...

Bạn sắp phẫu thuật cắt thùy phổi bằng phương pháp ít xâm lấn, quá trình hồi phục khoảng 2-4 tuần, nhanh hơn so với mổ mở (6-8 tuần). Sau phẫu thuật, bạn cần lưu ý chế độ ăn đủ dinh dưỡng. Thực phẩm tiêu thụ trong khoảng thời gian này ảnh hưởng lớn đến quá trình lành vết thương.

Người bệnh nên tăng cường thực phẩm nguyên chất thay vì chế biến sẵn. Thực phẩm chế biến sẵn như thịt đỏ, thịt xông khói, xúc xích, thức ăn chiên rán, đồ ngọt, bánh mì trắng thường chứa nhiều đường, muối, chất béo dễ gây viêm, làm chậm quá trình lành vết mổ, táo bón.

Nên ưu tiên rau củ quả tươi, thực phẩm chứa nhiều calo, protein, ngũ cốc nguyên hạt, sữa và chế phẩm từ sữa ít béo, thịt gia cầm bỏ da, thịt nạc, cá, các loại đậu, các loại hạt... Bạn nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ thay vì ba bữa chính để giảm cảm giác chán ăn.

Người bệnh thường khó thở sau phẫu thuật cắt phổi, kèm triệu chứng đau nhức kể cả khi nằm nghỉ. Bác sĩ sử dụng các loại thuốc giảm đau kết hợp các bài tập thở để người bệnh dễ dàng ho khạc đờm. Tập thở sâu thúc đẩy thải dịch và khí ứ đọng trong phổi, tránh nguy cơ xẹp phổi, nhiễm trùng hoặc tràn dịch màng phổi sau mổ. Các bài tập này cũng góp phần bổ sung oxy để hỗ trợ hồi phục cho phổi.

Trong thời gian này, bạn nên hạn chế các hoạt động gắng sức như leo cầu thang, mang vác đồ vật nặng. Nghỉ ngơi, tăng cường tập luyện các bài tập thở với dụng cụ để cơ thể sớm thích nghi với hiện trạng mới của lá phổi.

Hướng dẫn bệnh nhân sau phẫu thuật phổi năm 2024

Người bệnh sau cắt thùy phổi nên tập thở để phổi sớm phục hồi. Ảnh: Freepik

Các bài tập vật lý trị liệu hô hấp và toàn thân là một phần không thể thiếu đối với bệnh nhân sau phẫu thuật cắt phổi nhằm bù đắp cho phần mô phổi đã mất, cải thiện tuần hoàn, sức bền, lực thở và dung tích phổi.

Tập thể dục đúng cách cũng hỗ trợ bạn nhanh hồi phục, tăng cường sức khỏe tổng thể và tinh thần. Tùy thể trạng sau mổ, tuổi tác, bác sĩ tư vấn cho người bệnh khi nào nên tập thể dục. Trung bình sau 4 tuần, người bệnh có thể tập yoga, thiền, đi bộ chậm... Bạn nên bắt đầu với bài tập cường độ nhẹ (không gắng sức), sau đó tăng dần cường độ và thời gian.

Người bệnh cần bảo vệ vết mổ bằng gạc vô trùng để vết mổ không nhiễm bẩn, chà xát, tổn thương. Giữ băng vết mổ luôn khô ráo, nếu ướt cần phải thay lại băng vô trùng, không tự ý đắp hay bôi thuốc lên vết thương hở.

Sau mổ, bạn nên tái khám theo lịch hẹn để đánh giá quá trình hồi phục, lành vết thương, diễn tiến bệnh, khả năng tái phát nếu có. Nếu xuất hiện triệu chứng khó thở không giảm, tri giác lơ mơ, đau ngực, chảy mủ hoặc sưng xung quanh vết mổ, sốt cao không hạ, tiêu tiểu không tự chủ, đau chân... người bệnh nên đến viện ngay.