House keeping là bộ phận gì trong khách sạn

Trong kinh doanh khách sạn, chất lượng dịch vụ phòng được đảm bảo, mang lại cảm giác hài lòng cho khách lưu trú một phần lớn nhờ công sức của bộ phận Housekeeping. Tuy nhiên so với những bộ phận khác thì Housekeeping được cho là một công việc khá âm thầm, lặng lẽ, tuy nhiên cũng không thể phủ nhận tầm quan trọng và sự đóng góp của bộ phận này mang lại. Vậy Housekeeping là gì? Nhiệm vụ của bộ phận buồng trong khách sạn là như thế nào? Hãy cùng Blog Vimi đi tìm ra lời giải cặn kẽ nhất cho câu hỏi này ngay sau đây.

House keeping là bộ phận gì trong khách sạn
Định nghĩa Housekeeping và những điều cần biết về nghề

Housekeeping hay Housekeeping Department là thuật ngữ để chỉ một bộ phận chịu trách nhiệm về sự sạch sẽ, tiện nghi và thoải mái cho khách ở khu vực buồng phòng. Housekeeping có nhiệm vụ duy trì tiêu chuẩn phòng lưu trú của khách sạn, đảm bảo phòng nghỉ luôn sạch đẹp trước khi khách nhận phòng và sau khi trả phòng. Đây là một bộ phận thầm lặng nhưng mang trọng trách vô cùng lớn trong việc mang lại doanh thu cho khách sạn.

2. Bộ phận Housekeeping gồm những vị trí nào?

House keeping là bộ phận gì trong khách sạn
Các vị trí trong bộ phận Housekeeping

✔ Bộ phận Buồng phòng (Room Attendant): nhiệm vụ chính của bộ phận là dọn dẹp phòng nghỉ cho khách, kiểm tra và liên hệ bảo dưỡng các trang thiết bị, bổ sung đầy đủ các vật dụng cần thiết trong phòng.

✔ Bộ phận Giặt ủi (bao gồm Laundry và Uniform): chịu trách nhiệm thu gom các đồ cần giặt của khách (khi có yêu cầu), vận hành các quy trình giặt ủi đồ của khách, các loại vật dụng bằng vải (rèm cửa, thảm, khăn trải bàn,…) của bộ phận khác trong khách sạn và cả đồng phục của nhân viên.

✔ Bộ phận tầng/ khu vực công cộng (Public Area Attendant): có vai trò là đảm bảo vệ sinh các khu vực công cộng, hành lang, cầu thang, thang máy, sảnh… và cả các khu vực nội bộ của nhân viên trong khách sạn.

✔ Bộ phận văn phòng (Housekeeping Officer): là những người giữ vai trò đảm nhiệm các công việc hành chính liên quan đến giấy tờ, sổ sách của cả bộ phận. Bao gồm nhân viên order taker, thư ký,…

3. Nhân viên Housekeeping cần làm những công việc gì?

House keeping là bộ phận gì trong khách sạn
Những công việc một Housekeeper cần làm

  • Công việc chính của nhân viên buồng phòng là làm sạch phòng trước, trong và sau thời gian lưu trú của khách hàng
  • Tuân thủ đúng nghiệp vụ trải ga giường khách sạn, đảm bảo tươm tất và thẳng nếp, làm sạch giường, thay chăn ga, gối đệm mới.
  • Lau sạch bụi và dọn dẹp mọi ngóc ngách trong phòng
  • Làm sạch và lau bóng trong phòng vệ sinh, vòi nước, bồn rửa mặt, bồn tắm và gương soi
  • Lau và rửa sàn nhà, tẩy các vết bẩn, vết ố và hút bụi
  • Thay toàn bộ khăn tắm mới, các vật dụng cần thiết khác nếu là đồ dùng một lần cần bỏ đi hoặc thay thế.
  • Kiểm tra tình trạng hoạt động của các thiết bị điện sau đó báo lên quản lý để giải quyết nếu có sự cố.
  • Đối với khách check-out, cần kiểm tra xem khách có để quên đồ không, đồng thời kiểm tra tình trạng thiết bị/ vật dụng khác để báo về bộ phận Tiền sảnh.

4. Những yếu tố cần có của một Housekeeping là gì?

House keeping là bộ phận gì trong khách sạn
Làm Housekeeping cần những tố chất gì?

Kiến thức nghiệp vụ

Bất kỳ công việc gì cũng đòi hỏi phải có lượng kiến thức và chuyên môn nhất định. Với tính chất của công việc làm dịch vụ, một Housekeeper (hay nhân viên dọn phòng) cần phải nắm bắt rõ các quy trình công việc, những thuật ngữ đặc thù chuyên ngành của bộ phận và trong khách sạn. Ngoài ra, muốn trở thành một housekeeper chuyên nghiệp, mỗi một nhân viên cần tự giác cập nhật các kiến thức liên quan đến ngành nghề của mình, tham gia vào các khóa học đào tạo của bộ phận, khách sạn để nâng cao nghiệp vụ cho bản thân.

Sức khỏe

Là một công việc phải hoạt động liên tục nên housekeeper phải là người có sức khỏe tốt, dẻo dai để có thể hoàn thành công việc tốt nhất. Vào những mùa du lịch cao điểm, lượng khách quá tải khiến công việc của nhân viên dọn dẹp cũng phải xử lý một khối lượng công việc lớn, việc mang vác dụng cụ và đẩy xe sẽ tiêu tốn khá nhiều sức lực.

Ngoài ra, trong công việc hàng ngày, nhân viên housekeeper nên hạn chế các tư thế như gập lưng, khom người, ngồi xổm,… quá lâu để tránh có thể gây ra các chấn thương và ảnh hưởng không tốt cho cơ thể.

Tác phong

Là người làm dịch vụ, thường xuyên phải tiếp xúc với khách thì tác phong bên ngoài là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để thể hiện sự chuyên nghiệp. Housekeeper phải luôn đảm bảo đồng phục được gọn gàng, sạch sẽ. Khi tiếp xúc với khách hàng luôn cần có thái độ lịch sự, nhã nhặn, niềm nở.

Tôn trọng khách hàng

Các đối tượng khách hàng lưu trú tại khách sạn thường là những du khách đến từ nhiều vùng miền khác nhau, do đó người làm Housekeeping cần phải tôn trọng phong tục, tập quán, văn hóa của họ, không được phép nhận xét, chỉ trỏ hay bàn tán trước mặt khách để tránh gây mất hài lòng. Ngoài ra, luôn phải đảm bảo không gian riêng tư, yên tĩnh cho khách hàng nhằm tạo ra cảm giác thoải mái trong thời gian ở khách sạn để ghi lại ấn tượng tốt.

Thật thà

Thật thà là yếu tố nhất thiết phải có của người làm việc trong ngành khách sạn nhất là đối với nhân viên Housekeeping đức tính đó lại càng quan trọng. Bởi Housekeeper là người trực tiếp dọn dẹp phòng khi khách đang lưu trú hoặc các khu vực công cộng dành cho khách. Nếu khách làm rơi đồ, nhặt lại được hãy trả lại cho khách hàng một cách nhanh nhất có thể để không gây ảnh hưởng xấu đến cả hai bên.

Yêu nghề

Với bất cứ công việc nào cũng vậy, cần phải có niềm đam mê với công việc mình làm thì mới có thể hoàn thành công việc một cách vui vẻ và nhanh chóng từ đó sẽ cảm thấy muốn gắn bó với chúng lâu dài. Là một công việc khá vất vả và đôi khi gặp phải tình huống khó xử đến từ khách hàng, đồng thời làm về dịch vụ sẽ luôn phải đem lại sự hài lòng cho khách hàng trước tiên mà đôi khi chịu phần thiệt thòi về bên mình.

Vì vậy, nếu không có đủ lòng tin và yêu nghề thì chắc hẳn bạn sẽ rất dễ bỏ cuộc.

5. Lộ trình thăng tiến của một nhân viên Housekeeping

House keeping là bộ phận gì trong khách sạn
Sơ đồ thăng tiến của ngành buồng phòng

Nhân viên

Nhân viên dọn phòng là vị trí cơ bản thuộc bộ phận Buồng phòng (Housekeeping), thu nhập nhân viên buồng phòng dao động tùy theo quy mô khách sạn, kinh nghiệm, kỹ năng dao động từ 4 – 7 triệu đồng/tháng.

Giám sát

Giám sát tầng thường phổ biến ở các khách sạn 4 – 5 sao, còn khách sạn quy mô nhỏ hơn thì sẽ có giám sát buồng phòng. Đây là vị trí quản lý cấp trung, chịu sự quản lý của trưởng bộ phận Buồng phòng. Mức lương của giám sát tầng khoảng 5 – 10 triệu/tháng, còn mức lương giám sát buồng phòng thường từ 7 – 12 triệu/tháng.

Trưởng bộ phận

Trưởng bộ phận là vị trí cao nhất của ngành Housekeeping với mức lương cơ bản từ 10 – 15 triệu/tháng và có cơ hội tiếp tục phát triển cao hơn thành tổng giám đốc khách sạn (GM).

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi mang đến ở trên sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu bạn đang có định hướng trở thành một Housekeeper của các khách sạn hoặc resort, hãy đọc thật kỹ và đưa ra quyết định đúng đắn nhất cho bản thân. Vimi chúc bạn sẽ thành công và luôn vui vẻ trong cuộc sống!

Qua bài chia sẻ này, chúng ta đã hiểu rõ hơn về “housekeeping là gì”, để tìm hiểu thêm các kiến thức liên quan khác, bạn đọc có thể tham khảo tại Blog Vimi. Ngoài chia sẻ các kiến thức mở rộng về xã hội, giáo dục, nhân sự… chúng tôi còn là nhà cung cấp số lượng lớn các sản phẩm van công nghiệp (van bướm, van 1 chiều, van y lọc…), các sản phẩm đồng hồ đo lưu lượng và sản phẩm phụ kiện ống (phụ kiện inox, phụ kiện gang…).

Bộ phận buồng là gì?

Nhân viên Housekeeping có nhiệm vụ giữ vệ sinh và dọn dẹp phòng ngủ của khách. Công việc chính bao gồm hút bụi sàn nhà, lau chùi đồ nội thất, chà rửa toilet và bổ sung các vật dụng cần thiết trong phòng tắm như kem đánh răng, dầu gội, bàn chải, thay chăn ga gối nệm…

Quản trị Housekeeping là gì?

Housekeeping được hiểu là bộ phận buồng phòng, chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng các phòng ngủ luôn sạch sẽ, vệ sinh, tươm tất theo đúng tiêu chuẩn quy định. Nhằm đảm bảo căn phòng sạch sẽ, đạt chất lượng tiêu chuẩn. Đổng thời, sẵn sàng cho khách check – in vào lưu trú.

Bộ phận buồng phòng bao gồm những gì?

Bộ phận buồng phòng được phân thành các bộ phận nhỏ chẳng hạn như dọn phòng, giặt ủi, kho vải, vệ sinh công cộng, cây xanh, cắm hoa, v.v. Nhiệm vụ của bộ phận buồng phòng: Chuẩn bị và đảm bảo phòng sạch.

Trưởng bộ phận HK là gì?

Trưởng bộ phận Housekeeping hay còn được gọi là trưởng bộ phận buồng phòng khách sạn. Đây là người chịu trách nhiệm quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động của nhân viên trong bộ phận.