Hợp đồng liên danh điều chỉnh theo quy định nào năm 2024

Ngày 08/12/2022, Bộ Xây dựng đã có công văn 5563/BXD-KTXD gửi Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk về việc ký hợp đồng và phụ lục hợp đồng xây dựng đối với Liên danh nhà thầu.

Theo đó, việc quản lý hợp đồng xây dựng thực hiện theo nội dung hợp đồng đã ký, phù hợp hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu và các quy định pháp luật áp dụng cho hợp đồng.

Việc ký hợp đồng với nhà thầu liên danh được quy định tại điểm d khoản 2 Điều 138 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13.

Việc xem xét ký phụ lục hợp đồng với từng thành viên liên danh phải căn cứ vào nội dung thỏa thuận trong hợp đồng đã ký; thỏa thuận liên danh; đặc điểm, tính chất và điều kiện cụ thể của gói thầu; năng lực hoạt động xây dựng của từng thành viên để quyết định, tuân thủ quy định tại Điều 143 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13.

cơ quan kiểm soát, thanh toán căn cứ hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu tư, các điều khoản thanh toán được quy định trong hợp đồng, dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, văn bản giao việc hoặc hợp đồng nội bộ (đối với trường hợp tự thực hiện dự án), số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán, các điều kiện thanh toán và giá trị từng lần thanh toán để thanh toán vốn cho nhiệm vụ, dự án.”

- Tại tiết c, khoản 1 Điều 9 Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công quy định về hồ sơ kiểm soát, thanh toán vốn của dự án quy định hồ sơ chủ đầu tư gửi đến Kho bạc Nhà nước làm thủ tục kiểm soát chi đối với thực hiện dự án gồm có:

“- Kế hoạch đầu tư công hàng năm được cấp có thẩm quyền giao;

- Quyết định phê duyệt dự án đầu tư (hoặc Quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật) của cấp có thẩm quyền, các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có);

- Quyết định hoặc văn bản phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu của cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật Đấu thầu. Văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép tự thực hiện đối với trường hợp tự thực hiện và chưa có trong quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền;

- Hợp đồng, bảo đảm thực hiện hợp đồng (đối với trường hợp hợp đồng quy định hiệu lực của hợp đồng bắt đầu từ khi nhà thầu nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng), phụ lục bổ sung hợp đồng trong trường hợp thay đổi các nội dung của hợp đồng (nếu có), thỏa thuận liên doanh, liên danh (trường hợp hợp đồng liên doanh, liên danh mà các thỏa thuận liên doanh, liên danh không quy định trong hợp đồng);

- Văn bản giao việc hoặc hợp đồng giao khoán nội bộ đối với trường hợp tự thực hiện;

- Văn bản phê duyệt dự toán của cấp có thẩm quyền đối với từng công việc, hạng mục công trình, công trình đối với trường hợp chỉ định thầu hoặc tự thực hiện và các công việc thực hiện không thông qua hợp đồng (trừ dự án chỉ phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật);…”

Tại tiết b khoản 1 Điều 53 Nghị định số 99/2021/NĐ-CPquy định về Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu thực hiện dự án sử dụng vốn đầu tư công quy định: “Chịu trách nhiệm về tính chính xác của khối lượng thực hiện, đơn giá, giá trị đề nghị thanh toán, số liệu, tài liệu cung cấp cho cơ quan kiểm soát, thanh toán và các cơ quan quản lý nhà nước về quản lý, thanh toán vốn đầu tư công.”

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, để KBNN làm căn cứ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư công đề nghị độc giả nghiên cứu phối hợp với chủ đầu tư thực hiện.

Khi dự thầu, nhà thầu liên danh A-B đã có thỏa thuận liên danh và giấy ủy quyền theo quy định. Sau khi nhà thầu liên danh A-B trúng thầu, ký hợp đồng phân rõ phần khối lượng thực hiện. Trong hồ sơ mời thầu mục yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm đối với nhà thầu liên danh chỉ yêu cầu tổng năng lực liên danh đủ năng lực là được.

Sau khi ký hợp đồng, vì nhiều lý do một nhà thầu A lại làm bổ sung thỏa thuận liên danh và giấy ủy quyền, ủy quyền cho nhà thầu B ký biên các bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành (nhà thầu A vẫn thực hiện công việc của mình), ký thanh toán khối lượng, chuyển tiền thanh toán vào tài khoản của nhà thầu B, quyết toán và thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.

Ông Nguyên hỏi, việc ủy quyền sau khi ký hợp đồng như vậy đúng hay sai? Việc ký vào biên bản nghiệm thu khối lượng, phụ lục thanh toán có cần cả 2 nhà thầu của liên danh cùng ký không (đã có giấy ủy quyền) hay chỉ cần nhà thầu B (đã được A ủy quyền)? Các căn cứ pháp lý liên quan quy định ở văn bản nào?

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:

Theo hướng dẫn tại Điều 2 Mẫu thỏa thuận liên danh ban hành kèm theo mẫu hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, "Các bên nhất trí ủy quyền cho ____ [ghi tên một bên] làm thành viên đứng đầu liên danh, đại diện cho liên danh trong những phần việc sau: Ký đơn dự thầu; ký các văn bản, tài liệu để giao dịch với bên mời thầu trong quá trình tham dự thầu, kể cả văn bản đề nghị làm rõ hồ sơ mời thầu và văn bản giải trình, làm rõ hồ sơ dự thầu hoặc văn bản đề nghị rút hồ sơ dự thầu, sửa đổi, thay thế hồ sơ dự thầu; Thực hiện bảo đảm dự thầu cho cả liên danh; tham gia quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng; ký đơn kiến nghị trong trường hợp nhà thầu có kiến nghị; các công việc khác trừ việc ký kết hợp đồng ____ [ghi rõ nội dung các công việc khác (nếu có)]".

Theo đó, trong mẫu thỏa thuận không hướng dẫn về nội dung ký biên bản nghiệm thu, thanh quyết toán hợp đồng...

Đối với vấn đề của ông Nguyên, trường hợp trong thỏa thuận liên danh có các nội dung khác so với hướng dẫn tại mẫu thỏa thuận liên danh trong hồ sơ mời thầu thì bên mời thầu cần yêu cầu nhà thầu làm rõ về nội dung này trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, thương thảo hợp đồng.