Học tập vì ngày mai lập nghiệp từ năm nào năm 2024

HGĐT- Đó là đoàn viên Quốc Thị Thanh Thảo, dân tộc Cao Lan, sinh ra và lớn lên tại xã Tân Quang, huyện Bắc Quang, hiện đang là sinh viên năm thứ 3, trường CĐSP Hà Giang.

Học tập vì ngày mai lập nghiệp từ năm nào năm 2024

Thực hiện Cuộc vận động “Thanh niên học tập và làm theo lời Bác” của tuổi trẻ cả nước nói chung và của đoàn viên - thanh niên Hà Giang nói riêng, trong những năm qua, Quốc Thị Thanh Thảo đã ra sức thi đua học tập, rèn luyện để ngày một hoàn thiện bản thân. Trao đổi với chúng tôi bên lề Hội nghị biểu dương thanh niên tiên tiến học tập và làm theo lời Bác năm 2009, Thảo cho biết: Là một sinh viên sư phạm nên nhiệm vụ hàng đầu là học tập, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề giáo. Trong quá trình học tập ở trường, Thảo luôn định ra cho mình phương hướng học tập, rèn luyện riêng, đó là phải đi học đều, đi học đúng giờ, nghiêm túc trong giờ học và tiếp thu những kiến thức thầy, cô giảng ngay trên lớp; tận dụng tối đa thời gian để rèn luyện kỹ năng và nghiệp vụ sư phạm. Ngoài việc học tập để nâng cao kiến thức, Thảo không ngừng tu dưỡng rèn luyện bản thân để trở thành một công dân tốt, chấp hành tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thực hiện nghiêm nội quy, quy chế của nhà trường. Là một nữ sinh, Thảo luôn giữ cho mình lối sống lành mạnh, giản dị, luôn đoàn kết, giúp đỡ bạn bè và mọi người xung quanh. Luôn thực hiện tốt vai trò là người cán bộ Đoàn, cán bộ lớp gương mẫu, Thảo đã cùng BCH Đoàn trường lập danh sách, lên kế hoạch giúp đỡ các đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập, góp phần đưa phong trào học tập và rèn luyện của Đoàn ngày một đi lên, được các thầy, cô giáo và bạn bè tín nhiệm, yêu mến. Với sự dạy bảo và giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo và sự nỗ lực vươn lên của bản thân, kết qủa học tập của Thảo không ngừng tiến bộ. Trong suốt 3 năm học tại trường thì cả 3 năm Thảo đạt được danh hiệu sinh viên giỏi. Không những thực hiện tốt nhiệm vụ học tập, Thảo còn là người rất năng động, sôi nổi trong các hoạt động văn hoá - văn nghệ do các cấp, Đoàn trường phát động và đạt được những thành tích cao trong những hội thi do các cấp Hội, Tỉnh đoàn và nhà trường tổ chức như: Đoạt giải xuất sắc phần thi hùng biện tại cuộc thi “Phòng, chống HIV/AIDS” trong khối các trường học năm 2008; đoạt giải nhất cuộc thi “Thanh niên học tập và làm theo lời Bác” năm 2008; giải nhất cuộc thi “Tuyên truyền viên du lịch” trong Ngày hội văn hoá các dân tộc thị xã Hà Giang năm 2009; giải nhất cuộc thi “Cán bộ Đoàn giỏi” cấp tỉnh năm 2009…

Chiều nay (11/12), tại trụ sở Bộ Giáo dục và Đào tạo đã diễn ra buổi thảo luận với chủ đề “Tuổi trẻ học tập vì ngày mai lập nghiệp” thuộc Trung tâm thảo luận số 7 của Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X.

Tham gia buổi thảo luận có hơn 100 đại biểu ưu tú dự Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X.

Báo cáo đề dẫn chỉ rõ, trong nhiệm kỳ qua, Đoàn Thanh niên các cấp đã tổ chức tốt phong trào thi đua học tập, tiến quân vào khoa học công nghệ và phong trào "Sáng tạo trẻ", có tác động sâu sắc tới thanh niên. Nhiều sân chơi trí tuệ mới với những công trình nghiên cứu thể hiện sự sáng tạo, trí tuệ được tổ chức. Thông qua các hoạt động đó đã xuất hiện nhiều gương thanh niên tiêu biểu trong học tập, nghiên cứu, rèn luyện tay nghề, đạt giải cao trong các kỳ thi trong và ngoài nước. Các hoạt động khuyến học, khuyến tài, chăm lo, hỗ trợ thanh niên thông qua các quỹ học bổng, giải thưởng, tuyên dương, khen thưởng, biểu dương gương "người tốt, việc tốt", tôn vinh tài năng trẻ được tổ chức thường xuyên;…

Các dại biểu Đại hội tập trung trí tuệ nhằm góp phần vào thành công chung của Đại hội X

Tuy nhiên, còn tồn tại một số hạn chế: tính thường xuyên, liên tục trong việc tạo môi trường cho thanh niên học tập, nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ chưa được duy trì tốt. Công tác tư vấn, hướng nghiệp, hỗ trợ thanh niên tiếp cận với công nghệ mới còn hạn chế; việc tham mưu xây dựng chính sách tài năng trẻ chưa đầu tư đúng mức. Một bộ phận thanh niên thiếu quyết tâm phấn đấu vươn lên, ý chí phấn đấu không cao, chưa tích cực học tập, rèn luyện, trau dồi kỹ năng, nghiệp vụ. Kỹ năng thực hành, khả năng thích ứng với nghề nghiệp của một số thanh niên chưa thích ứng nhanh với thị trường lao động, đặc biệt học sinh, sinh viên tốt nghiệp chưa có việc làm, hoặc làm không đúng chuyên môn còn khá phổ biến.

Tại buổi thảo luận các đại biểu đã đánh giá thực trạng công tác hỗ trợ, chăm lo của tổ chức Đoàn đối với thanh niên trong học tập, tập trung vào những vấn đề khó khăn, vướng mắc tại cơ sở. Phản ánh nhu cầu, nguyện vọng, mong muốn của thanh niên với tổ chức Đoàn trong học tập vì ngày mai lập nghiệp. Đề xuất các giải pháp của tổ chức Đoàn trong việc quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ thanh niên trong học tập; xác định giải pháp cụ thể cho mỗi đối tượng thanh niên; đồng thời, đặt ra yêu cầu, trách nhiệm của thanh niên trong học tập vì ngày mai lập nghiệp.

Đại biểu Tỉnh Đoàn Nghệ An Nguyễn Văn Thưởng cho rằng, “Đổi mới phương thức giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên thanh niên cần tập trung đẩy mạnh thực hiện toàn diện hai phong trào lớn của Đoàn “5 xung kích” và “4 đồng hành”, đặc biệt tập trung chú trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, lý tưởng cách mạng cho ĐVTN, coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của hoạt động Đoàn.

Vấn đề đặt ra là công tác giáo dục của Đoàn cần phải được đổi mới để nâng cao hiệu quả, để phù hợp với tâm lý, sở thích của thanh niên, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội,

Theo đồng chí Thưởng, Trung ương Đoàn cần tham mưu để chỉ đạo các cấp, ngành trong hệ thống chính trị tích cực phối hợp với Đoàn thanh niên trong công tác giáo dục thanh niên, giành sự quan tâm đặc biệt đối với thanh niên để xây dựng lớp thanh niên xứng đáng là rường cột của quốc gia.

Đại biểu Phan Ngọc Anh - Bí thư Đoàn trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh có ý kiến: Việc tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp cho sinh viên đại học là quá muộn. Nên làm từ cấp 2 hoặc cấp 3 không nên để đến lúc vào đại học mới tư vấn.

Đề xuất của đại biểu Ngọc Anh cho rằng, nên để các em học sinh cấp 2, cấp 3 được tư vấn hướng nghiệp từ sớm để chọn đúng ngành, đúng trường mình mong muốn từ đó định hướng được tương lai của bản thân, điều đó góp phần tạo nguồn nhân lực cao cho đất nước.

Đến từ Thủ đô Hà Nội, giải pháp mà đại biểu Nguyễn Hoàng Hà đưa ra đó là, các trường nên ký thoả thuận hợp tác với các doanh nghiệp để sinh viên có thể thực tập tại các doanh nghiệp. Khi ra trường sẽ vững tâm hơn và có kinh nghiệm thực tế hơn.

Quan tâm đến đối tượng học sinh ở vùng sâu vùng xa còn nhiều khó khăn, đại biểu Nguyễn Tuấn Nam – Phó Bí thư Tỉnh đoàn Lạng Sơn có ý kiến đề nghị các bộ ngành, Trung ương Đoàn cần quan tâm đến việc động viên các em đến trường và có những giải pháp để các em được hưởng các chính sách chế độ ưu tiên.