Học cao cấp chính trị để làm gì

[Baonghean.vn] - Sáng ngày 16/3/2022, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến quán triệt Quy định số 57-QĐ/TW, ngày 08/02/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đối tượng, tiêu chuẩn và phân cấp đào tạo lý luận chính trị.

Dự tại điểm cầu Nghệ An có đồng chí Lê Đức Cường - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, các đồng chí lãnh đạo Ban Tổ chức, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trường Chính trị tỉnh và một số đơn vị cấp huyện.

Trên cơ sở tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Quy định số 54-QĐ/TW, ngày 12/5/1999 của Bộ Chính trị về chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng, Nghị quyết số 32-NQ/TW, ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý và tiếp thu ý kiến của các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương, Quy định số 57-QĐ/TW, ngày 08/02/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có nhiều điểm mới về đào tạo lý luận chính trị.

Thứ nhất, lần đầu tiên từ trước tới nay, thẩm quyền ban hành quy định là Ban Bí thư, đã phân cấp, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ đào tạo về lý luận chính trị, trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị liên quan trong từng bậc đào tạo về sơ cấp, trung cấp và cao cấp, giải quyết được vấn đề nhiều cơ quan ban hành quy định, hướng dẫn về đối tượng, tiêu chuẩn thiếu tính phối hợp, liên thông, đồng bộ.

Thứ hai, quy định đã làm rõ và cụ thể về đối tượng, tiêu chuẩn đào tạo lý luận chính trị trong từng cấp:

- Về trình độ sơ cấp lý luận chính trị: Đối tượng học là đảng viên; đoàn viên, hội viên các tổ chức chính trị, xã hội; công chức cấp xã; người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và một số đối tượng khác có nguyện vọng phù hợp với yêu cầu chung. Tiêu chuẩn của người tham gia đào tạo sơ cấp lý luận chính trị thuộc các đối tượng trên phải tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.

- Về trình độ trung cấp lý luận chính trị: Đối tượng đào tạo là cán bộ lãnh đạo, quản lý được quy định tại khoản 1, Điều 5 của Quy định, không trùng với đối tượng đào tạo sơ cấp và cao cấp. Đồng thời, lần đầu tiên quy định rõ đối tượng là cán bộ Quân đội, Công an. Tiêu chuẩn của người được đào tạo trung cấp lý luận chính trị thuộc các đối tượng trên phải là đảng viên dự bị hoặc chính thức; tốt nghiệp cao đẳng trở lên [tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên đối với cán bộ là người dân tộc thiểu số hoặc công tác tại các xã miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn]; với cán bộ học hệ không tập trung thì nữ phải từ 33 tuổi, nam từ 35 tuổi trở lên.

Về trình độ cao cấp lý luận chính trị: Đối tượng đào tạo là cán bộ lãnh đạo, quản lý từ cấp huyện đến Trung ương, không trùng với đối tượng đào tạo trung cấp và phải phù hợp với các văn bản, quy định hiện hành. Tiêu chuẩn của người tham gia đào tạo cao cấp lý luận chính trị thuộc các đối tượng trên phải là đảng viên chính thức, tốt nghiệp đại học trở lên; với cán bộ học hệ không tập trung thì nữ phải từ 38 tuổi, nam từ 40 tuổi trở lên.

- Thứ ba, lần đầu tiên theo quy định này, một số học viện, trường của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được đào tạo trung cấp lý luận chính trị cho cán bộ lực lượng vũ trang.

- Thứ tư, quy định đã xác định rõ việc phân cấp nhiệm vụ đào tạo lý luận chính trị: Trung tâm chính trị cấp huyện được giao đào tạo sơ cấp chính trị. Trường Chính trị cấp tỉnh đào tạo trung cấp lý luận chính trị cho cán bộ của địa phương và của các ban, bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương làm việc trên địa bàn. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đào tạo cao cấp lý luận chính trị.

- Thứ năm, quy định đã phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị liên quan trong từng bậc đào tạo theo nguyên tắc một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm chính; các cơ quan có liên quan có trách nhiệm phối hợp thực hiện, bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, không trùng lặp, chồng chéo.

- Thứ sáu, quy định đã xác định rõ lộ trình dừng việc đào tạo trung cấp lý luận chính trị của các cơ sở đào tạo thuộc các ban, bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương từ ngày 01/01/2024, để các học viện, trường tập trung vào đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ ngành; công tác đào tạo trung cấp lý luận chính trị đối với cán bộ của các bộ, ngành, cơ quan Trung ương do các trường chính trị cấp tỉnh thực hiện.

Ban Tổ chức Trung ương vừa ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Văn bản được ban hành theo Kết luận số 57-KL/TW, ngày 8/3/2013 của Ban Bí thư về “tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp,” trên cơ sở thống nhất với Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh và các cơ quan liên quan, tại công văn số 4741 - CV/BTCTW. Theo văn bản trên, đối tượng được cử đi học cao cấp lý luận chính trị-hành chính gồm hai nhóm cán bộ. Cụ thể, nhóm cán bộ thứ nhất là các vụ trưởng, phó vụ trưởng và tương đương trở lên của các bộ, ban, ngành, đoàn thể, đảng ủy trực thuộc Trung ương; tỉnh ủy viên, thành ủy viên, trưởng, phó các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, thành phố trở lên; cán bộ chủ chốt cấp huyện [Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân] và tương đương; cán bộ được quy hoạch vào các chức danh này. Nhóm cán bộ thứ hai là các trưởng, phó phòng và tương đương của các bộ, ban, ngành, đoàn thể, đảng ủy trực thuộc Trung ương; trưởng phòng và tương đương của các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, thành phố; cấp ủy viên cấp huyện, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và tương đương; trưởng phòng, ban, ngành, đoàn thể cấp huyện và tương đương; cán bộ được quy hoạch vào các chức danh nêu trên. Văn bản hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương cũng quy định tiêu chuẩn cán bộ cử đi học cao cấp lý luận chính trị-hành chính. Theo đó, đối tượng đi học cao cấp lý luận chính trị phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam , có bằng tốt nghiệp đại học trở lên trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam hoặc ở nước ngoài. Về độ tuổi,  đối với hệ tại chức, cán bộ đang giữ chức danh trong nhóm cán bộ được cử đi học có tuổi đời từ 40 tuổi trở lên đối với nam, 35 tuổi trở lên đối với nữ; Đối với hệ tập trung, cán bộ đang giữ chức danh quy định trong nhóm cán bộ được cử đi học có tuổi đời dưới 40 tuổi đối với nam, dưới 35 tuổi đối với nữ. Ngoài các tiêu chuẩn chung trên, Ban Tổ chức Trung ương cũng đưa ra một số quy định riêng với từng trường hợp cụ thể.   Theo đó, cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc nhóm cán bộ được đi học cao cấp lý luận chính trị, hiện đang công tác từ 3 năm trở lên ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, các huyện biên giới, hải đảo, đơn vị và vị trí công tác đặc thù, nếu chưa có bằng tốt nghiệp đại học thì phải có bằng tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng về chuyên môn và bằng tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị-hành chính hoặc trung cấp lý luận chính trị. Cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc nhóm cán bộ được đi học cao cấp lý luận chính trị hiện đang công tác từ 3 năm trở lên ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, các huyện biên giới, hải đảo, đơn vị và vị trí công tác đặc thù, được ưu tiên học hệ tại chức trẻ hơn 5 tuổi so với quy định độ tuổi theo tiêu chuẩn chung. Các chức sắc tôn giáo có yêu cầu học cao cấp lý luận chính trị-hành chính thì được học tại các Học viện khu vực, do cấp ủy trực thuộc Trung ương đề nghị và có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Ban Tổ chức Trung ương. Về tổ chức đào tạo cao cấp lý luận chính trị, Ban Tổ chức Trung ương quy định nhóm cán bộ thứ nhất sẽ được đào tạo tại Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh; nhóm cán bộ thứ hai sẽ được đào tạo tại các học viện khu vực của Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Số lượng học viên mỗi lớp học: Lớp hệ tập trung không quá 50 học viên/lớp, lớp hệ tại chức không quá 110 học viên/lớp. Việc xét duyệt và thẩm định cán bộ đi học cao cấp lý luận chính trị-hành chính hệ tập trung và tại chức tại hệ thống Học viện từ năm 2013 được tiến hành theo quy trình sau: Cấp ủy, cơ quan, đơn vị cử cán bộ đi học trên cơ sở chỉ tiêu được giao, lập hồ sơ cán bộ cử đi học theo quy định. Trung tâm Học viện và các Học viện khu vực theo phân cấp, xét duyệt hồ sơ, lập danh sách học viên theo từng lớp đúng đối tượng, tiêu chuẩn [theo mẫu đính kèm] và chuyển danh sách học viên về cơ quan được giao thẩm định là Ban Tổ chức Trung ương, trung tâm Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Danh sách học viên đã được Ban Tổ chức Trung ương, Trung tâm Học viện thẩm định là danh sách chính thức để Trung tâm Học viện, các Học viện khu vực gọi học viên nhập học và là căn cứ khi xét tốt nghiệp cho học viên. Ban Tổ chức Trung ương thực hiện kiểm tra, giám sát, khảo sát công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Trung tâm Học viện, các Học viện khu vực và các đơn vị liên quan theo quy định. Hằng năm, các cấp ủy, cơ quan, đơn vị lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng gửi về Ban Tổ chức Trung ương trong tháng Tám để tổng hợp và xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho năm tiếp theo./.

[TTXVN]

Việc xác định trình độ lý luận chính trị đối với cán bộ, đảng viên nhằm bảo sự thống nhất về tiêu chuẩn trình độ lý luận chính trị trong Đảng; làm cơ sở xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về lý luận chính trị và thực hiện chính sách đối với cán bộ, đảng viên. Như vậy, trình độ lý luận chính trị là gì. Pháp luật hiện hành quy định trình độ lý luận chính trị như nào? Hãy cũng chúng tôi làm rõ vấn đề này thông qua bài viết Quy định trình độ lý luận chính trị dưới đây:

Nguyên tắc xác định trình độ lý luận chính trị

Lấy nội dung chương trình sơ cấp, trung cấp, cao cấp lý luận chính trị hiện hành của hệ thống trường chính trị của Đảng (trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện; trường chính trị cấp tỉnh, Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh) làm chuẩn để đối chiếu với nội dung, chương trình lý luận chính trị (số môn, số tiết) đã được học của cán bộ, đảng viên.

Thẩm quyền, trách nhiệm xác định trình độ lý luận chính trị

– Ban tổ chức của cấp uỷ cấp huyện và tương đương; ban tổ chức của cấp uỷ cấp tỉnh và tương đương; cơ quan tổ chức cán bộ của các ban, cơ quan đảng, đoàn thể, bộ, ngành và tương đương ở Trung ương có trách nhiệm lập danh sách cán bộ, đảng viên có yêu cầu đề nghị xác định trình độ lý luận chính trị và chuyển đến cơ sở đào tạo theo phân cấp đối tượng và địa bàn đào tạo.

– Trên cơ sở danh sách đề nghị của ban tổ chức cấp uỷ các cấp, cơ quan tổ chức cán bộ của các ban, cơ quan đảng, đoàn thể, bộ, ngành và tương đương ở Trung ương, các cơ sở đào tạo (Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, trường chính trị cấp tỉnh, Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh) chịu trách nhiệm thẩm định, cấp giấy xác nhận. Nếu nội dung, chương trình đã học tương đương với chương trình nào thì căn cứ vào đó để cấp giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị.

– Các trường hợp đã được xác định trình độ lý luận chính trị theo Quy định số 12 QĐ/TC-TTVH  ngày 09-01-2004 của Ban Tổ chức Trung ương và Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) cho đến thời điểm Quy định này có hiệu lực thì không tiến hành xác định lại.

– Việc đối chiếu, xem xét, xác định trình độ lý luận chính trị được tiến hành theo định kỳ, mỗi năm một lần. Mẫu giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị do Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh quy định, hướng dẫn thực hiện thống nhất trong phạm vi toàn quốc.

Học cao cấp chính trị để làm gì

Đối tượng được công nhận trình độ lý luận chính trị

Là cán bộ, đảng viên đã học lý luận chính trị ở các trường ngoài hệ thống trường chính trị của Đảng hoặc đã học đại học chính trị chuyên ngành và sau đại học tại Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, nay có nhu cầu được xác định trình độ lý luận chính trị.

Đối tượng được công nhận có trình độ cao cấp lý luận chính trị bao gồm:

– Người có bằng đại học chính trị, đại học chuyên ngành Mác-Lênin (Triết học Mác-Lênin, Kinh tế Chính trị Mác – Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, Chính trị học, Lịch sử Đảng), đại học chuyên ngành tư tưởng – văn hóa, đại học chuyên ngành tổ chức.

– Người đã tốt nghiệp chương trình đào tạo cán bộ cấp chiến thuật – chiến dịch nhóm ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn, Quản lý – Chỉ huy quân sự (Học viện Quốc phòng, Học viện Chính trị – Quân sự, Học viện Lục quân, Học viện Khoa học quân sự).

– Người có bằng thạc sĩ, tiến sĩ, tiến sĩ khoa học chuyên ngành Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Đối tượng được công nhận có trình độ trung cấp lý luận chính trị là:

– Người đã tốt nghiệp ở các học viện, trường đại học, cao đẳng của các trường thuộc chuyên ngành Kinh tế – Quản trị, kinh doanh, Khoa học Xã hội và Nhân văn ở trong nước.

– Người đã tốt nghiệp hoặc đã học xong chương trình trung học chính trị tại các trường chính trị tỉnh, thành và ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được cấp có thẩm quyền giao trách nhiệm đào tạo trung cấp lý luận chính trị.

– Người đã tốt nghiệp hoặc đã học xong chương trình đào tạo cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân ở cơ sở tại các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

– Người tốt nghiệp hệ dài hạn (từ 2 năm trở lên) không phải chuyên ngành Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh tại các phân hiệu Nguyễn Ái Quốc và các trường Đảng khu vực (trước đây) và phân viện Hà Nội, phân viện Đà Nẵng, phân viện thành phố Hồ Chí Minh, phân viện Báo chí và Tuyên truyền.

– Người tốt nghiệp các ngành khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ và tiến sĩ khoa học (phó tiến sĩ và tiến sĩ cũ) ở trong nước và ở các nước XHCN.

– Người có bằng thạc sĩ chuyên ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn, chuyên ngành Kinh tế – Quản trị, kinh doanh ở trong nước.

– Người đã tốt nghiệp hệ dài hạn trường đào tạo sĩ quan, Quản lý – Chỉ huy quân sự, Công an, các học viện đào tạo cán bộ cấp chiến thuật – chiến dịch ngành hậu cần, kỹ thuật.

Đối tượng được công nhận có trình độ sơ cấp lý luận chính trị gồm:

– Người đã tốt nghiệp các học viện, trường đại học, cao đẳng trong nước (trừ những trường hợp được quy định ở Điểm 2), những người tốt nghiệp các trường trung học chuyên nghiệp khối ngành kinh tế, những người tốt nghiệp các trường trung cấp quân đội, Công an.

– Người đã tốt nghiệp các học viện, trường quân đội cấp phân đội không thuộc nhóm ngành Khoa học xã hội và Nhân văn, quản lý, chỉ huy quân sự, Công an.

Ý nghĩa việc xác định trình độ lý luận chính trị

Việc xác định trình độ lý luận chính trị đối với cán bộ, đảng viên nhằm bảo sự thống nhất về tiêu chuẩn trình độ lý luận chính trị trong Đảng; làm cơ sở xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về lý luận chính trị và thực hiện chính sách đối với cán bộ, đảng viên.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Quy định trình độ lý luận chính trị. Nếu có bất cứ thắc mắc gì liên quan đến các vấn đề pháp lý mong quý độc giả đặt câu hỏi cho chúng tôi để được giải đáp những thắc mắc của mình.