Hóa đơn đầu vào là hóa đơn bán hàng năm 2024

Căn cứ tại Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 và các văn bản hướng dẫn, có thể phân biệt hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng dựa trên các tiêu chí sau:

Tiêu chí

Hóa đơn bán hàng

Hóa đơn giá trị gia tăng

Đối tượng sử dụng

Dành cho các tổ chức, cá nhân như sau:

- Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp sử dụng cho các hoạt động:

- Bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ trong nội địa

- Hoạt động vận tải quốc tế

- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu

- Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài

Dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:

- Bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ trong nội địa

- Hoạt động vận tải quốc tế

- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu

- Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài

Nội dung hóa đơn

Không ghi thuế suất và tiền thuế GTGT

- Có ghi thuế suất và tiền thuế GTGT

- Tổng cộng tiền thanh toán là đã bao gồm tiền thuế GTGT

Kê khai hóa đơn

- Chỉ cần kê khai hóa đơn đầu ra, không cần kê khai hóa đơn đầu vào

- Chỉ cần kê khai chỉ tiêu [23] trên Tờ khai 01/GTGT hoặc không cần kê khai

- Kê khai đầy đủ cả hóa đơn đầu ra và hóa đơn đầu vào

- Kê khai đầy đủ các chỉ tiêu trên Tờ khai 01/GTGT

Hạch toán

Phần thuế trên hóa đơn đầu vào sẽ được cộng trực tiếp vào nguyên giá tài sản

Phải hạch toán tách biệt thuế GTGT đầu vào, đầu ra và nguyên giá tài sản để tính khấu trừ

Hóa đơn đầu vào là hóa đơn bán hàng năm 2024

Phân biệt hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng? Mẫu hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng mới nhất ra sao? (Hình từ internet)

Mẫu hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng mới nhất ra sao?

Mẫu hóa đơn bán hàng hiện nay là mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư 78/2021/TT-BTC, có dạng như sau:

Hóa đơn đầu vào là hóa đơn bán hàng năm 2024

Tải mẫu hóa đơn bán hàng tại đây: tải

Mẫu hóa đơn GTGT hiện nay là mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư 78/2021/TT-BTC, có dạng như sau:

Hóa đơn đầu vào là hóa đơn bán hàng năm 2024

Tải mẫu hóa đơn GTGT tại đây: tải

Hóa đơn bán hàng có được xem là chi phí hợp lý không?

Chi phí hợp lý là chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế và tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC) quy định như sau:

Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh khoản chi phí này).
Đối với các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đã thanh toán bằng tiền mặt phát sinh trước thời điểm Thông tư số 78/2014/TT-BTC có hiệu lực thi hành thì không phải điều chỉnh lại theo quy định tại Điểm này.
...

Theo đó, nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định thì các khoản chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ được tính vào chi phí hợp lý, không bắt buộc phải là hóa đơn giá trị gia tăng.

Trong thực tế, một số trường hợp khi mua hàng hóa, doanh nghiệp nhận hóa đơn GTGT hàng mua có ngày được lập sau cả ngày của hóa đơn GTGT xuất bán hàng. (Hóa đơn đầu vào sau hóa đơn bán ra). Câu hỏi đặt ra ở đây là đối với bên mua, khi nhận những hóa đơn này thì có được khấu trừ thuế GTGT và được tính chi phí hợp lệ với hóa đơn đầu vào không? Chúng ta tham khảo bài viết dưới đây để nắm được tinh thần xử lý của cơ quan Thuế trong tình huống này.

Kết luận

Trong kiểm tra thuế, âm kho là một trong những dấu hiệu cho thấy đơn vị có thể đã xuất khống hóa đơn hoặc mua bán hóa đơn không hợp lệ, kéo theo nhiều hệ lụy rất rủi ro cho doanh nghiệp. Trong thực tế, nhiều đơn vị chỉ hạch toán tăng hàng tồn kho khi đã nhận được hóa đơn của nhà cung cấp (A) thực xuất nhưng cũng đồng thời hạch toán giảm hàng tồn kho ngay khi xuất bán cho khách hàng (B) của mình. Việc này dẫn tới trong thực tế khi nhà cung cấp (A) xuất hóa đơn muộn sau thời điểm đơn vị đã xuất hóa đơn để giao cho khách hàng (B) thì kho hàng sẽ bị âm về số lượng do không có hàng nhập kho (Hóa đơn mua hàng vào về sau hóa đơn bán hàng ra) . Vậy doanh nghiệp cần nắm được một số thông tin hướng dẫn liên quan của cơ quan thuế cho trường hợp này, khi nguyên nhân khách quan thực tế là do nhà cung cấp đã xuất hóa đơn sai thời điểm.

Như vậy, tinh thần chung, việc xác định điều kiện khấu trừ thuế và tính vào chi phí được trừ căn cứ theo bản chất và tính thực tế của giao dịch xảy ra. Ngoài hóa đơn, để chứng minh giao dịch thực tế phát sinh, bên bán và bên mua nên có các hồ sơ liên quan như hợp đồng, biên bản giao nhận… Do đó, hóa đơn lập sai thời điểm sẽ bị phạt theo thủ tục về hóa đơn, hơn là nhìn nhận đây là hóa đơn không hợp lệ cho mục đích khấu trừ thuế và tính vào chi phí.

  • \> Bên bán: Bị xử phạt về hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm.
  • \> Bên mua: Trường hợp bên mua nhận được hóa đơn sau thời điểm giao hàng thực tế do bên bán xuất hóa đơn không đúng thời điểm giao hàng thì bên mua vẫn được khấu trừ thuế GTGT. Hóa đơn lập sai thời điểm do lỗi của nhà cung cấp vẫn được coi là chứng từ hợp lệ cho mục đích tính chi phí được trừ

Tuy nhiên, xử lý trên đây cũng không phải xử lí luật hóa các quy định. Do đó, với trường hợp cụ thể, công ty có thể gửi văn bản hỏi cơ quan thuế quản lý để có câu trả lời phù hợp nhất.

Về hạch toán kế toán

Tham khảo nguyên tắc hạch toán TK 331 – Phải trả người bán như sau

Những vật tư, hàng hóa, dịch vụ đã nhận, nhập kho nhưng đến cuối tháng vẫn chưa có hóa đơn thì sử dụng giá tạm tính để ghi sổ và phải điều chỉnh về giá thực tế khi nhận được hóa đơn hoặc thông báo giá chính thức của người bán.

Như vậy,

Tại thời điểm thực nhập kho chưa có hóa đơn, kế toán vẫn hạch toán bút toán tăng hàng tồn kho Nợ TK 15x/Có TK 331 – Giá tạm tính

Đến kỳ sau, khi nhận hóa đơn thực tế, nếu có chênh lệch với bút toán đã hạch toán, kế toán tiến hành điều chỉnh sổ kế toán bằng một trong các phương pháp theo quy định (Phương pháp cải chính/Phương pháp ghi số âm/Phương pháp ghi bút toán đảo)

Hóa đơn đầu vào là hóa đơn bán hàng năm 2024

Hướng dẫn của cơ quan thuế

Một số hướng dẫn của Tổng Cục thuế đưa ra quan điểm tương tự là vẫn được khấu trừ thuế GTGT và tính vào chi phí được trừ đối với hóa đơn đầu vào đáp ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật nhưng viết sai thời điểm.

Theo công văn số 2104/TCT-KK ngày 06/06/2016

Căn cứ hướng dẫn nêu trên, trường hợp Ban quản lý dự án Xây dựng phòng thí nghiệm Dioxin mua hàng hóa từ các nhà cung cấp (trang thiết bị, vật tư sử dụng để nghiên cứu). Tuy nhiên, do nguyên nhân khách quan làm chậm thanh toán tiền hàng dẫn đến nhà cung cấp không xuất hóa đơn GTGT khi giao hàng/thanh lý hợp đồng thì Ban quản lý được kê khai, hoàn thuế đối với những hóa đơn GTGT hàng hóa mua vào do người bán lập sai thời điểm nếu các hóa đơn này có đủ điều kiện khấu trừ theo quy định. Các đơn vị cung cấp hàng hóa cho Ban quản lý dự án bị xử phạt về hành vi sử dụng hóa đơn. Đề nghị Cục Thuế thành phố Hà Nội phối hợp, chỉ đạo các đơn vị có liên quan về việc xuất hóa đơn chưa đúng quy định nêu trên để xử phạt.

Theo công văn số 2731/TCT-CS:

Căn cứ hướng dẫn nêu trên, trường hợp Công ty TNHH KMW Việt Nam mua nguyên vật liệu chính của nhà cung cấp trong tháng 1/2016 để phục vụ sản xuất kinh doanh nhưng nhà cung cấp không lập hóa đơn khi giao nguyên vật liệu trong tháng 01/2016 mà tập hóa đơn vào tháng 02/2016. Công ty có các hồ sơ, tài liệu: báo giá, hợp đồng kinh tế và biên bản bàn giao trong tháng 1/2016 thì đề nghị Cục Thuế tỉnh Hà Nam kiểm tra thực tế việc mua bán hàng hóa của Công ty để có cơ sở hướng dẫn Công ty tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với số hóa đơn nêu trên nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định và phối hợp với cơ quan thuế quản lý nhà cung cấp để xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm.

Công văn số 2736/TCT-CS ngày 20/06/2016

Căn cứ hướng dẫn nêu trên, trường hợp năm 2012 Công ty TNHH thương mại Kobelco Việt Nam có ký hợp đồng về việc phân phối thép cho Công ty TNHH Thép Kyoei Việt Nam, Công ty TNHH Thép Kyoei Việt Nam không lập ngay hóa đơn khi xuất hàng cho Công ty mà lập hóa đơn sau khi hàng hóa được Công ty TNHH thương mại Kobelco Việt Nam xuất bán cho bên thứ ba là không đúng quy định (Công ty TNHH Thép Kyoei Việt Nam đã giao thép cho khách hàng của Công ty TNHH thương mại Kobelco Việt Nam vào các ngày 31/7/2012; 13, 15, 16, 20/8/2012; nhưng xuất hóa đơn GTGT số 0000314 ngày 08/9/2012, hóa đơn GTGT số 0000315 ngày 08/9/2012, hóa đơn GTGT số 0000466 ngày 05/10/2012, hóa đơn GTGT số 0000467 ngày 06/10/2012 cho Công ty TNHH thương mại Kobelco Việt Nam).

Đề nghị Cục Thuế TP Hồ Chí Minh kiểm tra việc mua bán hàng hóa giữa Công ty TNHH thương mại Kobelco Việt Nam và Công ty TNHH Thép Kyoei Việt Nam là có thật, có đủ chứng từ chứng minh thời điểm Công ty TNHH Thép Kyoei Việt Nam giao hàng cho Công ty TNHH thương mại Kobelco Việt Nam trước thời điểm Công ty TNHH thương mại Kobelco Việt Nam xuất bán cho khách hàng thì Cục Thuế xem xét để Công ty TNHH thương mại Kobelco Việt Nam được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hóa đơn Công ty Thép Kyoei Việt Nam nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 15 Thông tư số 06/2012/TT-BTC.

Đề nghị Cục Thuế tỉnh Ninh Bình phối hợp với Cục Thuế TP Hồ Chí Minh để xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm của Công ty TNHH Thép Kyoei Việt Nam.

Xử lý tồn kho âm trên sổ sách

Căn cứ pháp lý

Theo Khoản 2, Điều 16, Thông tư 39/2014/TT-BTC

“Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.”

“Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.”

Hóa đơn bán hàng khác gì hóa đơn GTGT?

- Hóa đơn GTGT: Doanh nghiệp kê khai cả hóa đơn đầu ra và hóa đơn đầu vào đủ điều kiện khấu trừ. - Hóa đơn bán hàng: Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bán hàng chỉ kê khai hóa đơn đầu ra, không kê khai hóa đơn đầu vào. - Hóa đơn GTGT: Hoá đơn GTGT có cả chữ ký của người bán hàng và chữ ký của giám đốc.

Hóa đơn bán hàng là hóa đơn gì?

Hóa đơn bán hàng là một loại chứng từ quan trọng trong hoạt động kinh doanh, giúp ghi nhận doanh thu, chi phí và các thông tin khác liên quan đến giao dịch mua bán và là căn cứ để kê khai, nộp thuế và làm chứng từ kế toán.

Bán hàng không có hóa đơn đầu vào bị phạt như thế nào?

Ngoài ra, theo Khoản 5 Điều 24 Nghị định này thì người bán sẽ bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng, đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho người mua. Trên đây là toàn bộ nội dung giải đáp thắc mắc bán hàng không xuất hóa đơn bị xử phạt như thế nào?

Hóa đơn đầu vào là như thế nào?

Hóa đơn đầu vào là cơ sở để hạch toán các chi phí, giảm trừ thuế, và quyết toán thuế với cơ quan thuế Hóa đơn đầu vào giúp doanh nghiệp tính toán chi phí kinh doanh sản xuất để đưa ra những quyết định về giá bán, phân phối, thúc đẩy, truyền thông,...