Hồ xi măng ngâm bao lâu thì nuôi cá được

Hồ cá mới xây sẽ còn tồn đọng hóa chất, bụi bẩn hoặc rác thải trong quá trình xây dựng. Do vậy, để hồ cá được sạch sẽ và không bị ô nhiễm trước khi bơm nước và thả cá vào hồ, các bạn cần biết cách làm sạch hồ cá xi măng một cách hiệu quả, khoa học. 

Bên cạnh đó, lý do tại sao cần xử lý hồ cá mới xây trước khi thả cá vào nuôi mà bạn cần biết đó là để cá được sống trong môi trường sạch sẽ nhất. Theo đó, nếu không xử lý hồ thì sau khi thả cá, hồ sẽ có nguy cơ bị nhiễm bẩn và ô nhiễm cao hơn. Cá sinh sống trong môi trường này sẽ dễ bị mắc bệnh, không sinh trưởng, phát triển được và thậm chí là chết đi. 

Để xử lý hồ cá mới xây, bạn có thể áp dụng cách dùng phèn chua để ngâm trong khoảng 1 tuần. Cách làm sạch hồ cá xi măng mới xây trước khi đưa cá vào nuôi này sẽ giúp những vết xi măng còn sót lại trong hồ được làm sạch một cách hiệu quả và an toàn. 

Bạn áp dụng phương pháp này như sau: 

  • Sau một thời gian ngâm phèn, bạn dùng nước sạch xả hết lượng phèn được ngâm trong hồ đồng thời ngâm hồ trong vài ngày nữa. Hết thời gian ngâm này, các bạn sẽ tháo cạn nước trong hồ, đồng thời rửa lại sạch sẽ lại. Bên cạnh đó, bạn phơi hồ cá xi măng mới xây xong ít nhất khoảng 5 ngày trong điều kiện trời không mưa, nắng lớn. 

  • Tiếp đó, bạn sẽ sử dụng máy hút bụi để hút sạch lượng vôi vữa còn rơi vãi trong hồ. Sau khi hút xong, bạn dùng khoảng 1 - 2kg chanh tươi, cắt lát và đem chà thật kỹ trong lòng hồ rồi xả lại với nước sạch. 

  • Chanh có tác dụng sát trùng và làm sạch bề mặt hồ xi măng trước khi bơm nước để thả cá. Do vậy, đây là một trong những bước có vai trò vô cùng quan trọng mà các bạn không thể bỏ qua khi xử lý hồ cá mới xây, giúp hạn chế tối đa hiện tượng cá chết do xi măng vẫn còn đọng lại trong hồ. 

Cách xử lý hồ cá mới xây tương đối nhiều bước, nhưng không quá khó và đòi hỏi nhiều kỹ thuật phức tạp. Vì vậy, bạn nên tham khảo và áp dụng để đảm bảo môi trường sống sạch sẽ và an toàn cho những chú cá cảnh của mình sau khi được thả vào “ngôi nhà” mới này. 

Một số hướng dẫn cơ bản và cách làm sạch hồ cá xi măng mới xây trước khi thả cá vào nuôi trên đây chắc hẳn đã mang đến cho bạn những thông tin thú vị và bổ ích. Chúc bạn thành công trong việc xây dựng góc nhỏ thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng!

Xuất bản lần đầu 18 tháng 9 năm 2019

Những gia đình có khuôn viên rộng, yêu thích cá cảnh nên xây hồ cá sân vườn nhỏ vừa tạo màu sắc lại mang đến vẻ sang trọng cho không gian nhà ở. Hồ xây dựng bằng xi măng có diện tích lớn hơn nhiều lần so với bể kính nên đây môi trường tốt để cá phát triển, sinh nở dễ dàng. Cách xử lý nước hồ cá xi măng khi nước bị đục, có mùi tanh trong quá trình nuôi ra sao. Câu trả lời sẽ được chúng tôi giải đáp ngay sau đây.

Hồ cá xi măng là gì

Hồ cá ngoài trời thích hợp với ngôi nhà có không gian sân vườn rộng và thoáng, Với hồ cá ngoài trời, bạn có thể nuôi nhiều loại cá khác nhau như cá Rồng, cá chép Nhật (cá Koi),  cá betta, cá bảy màu… có màu sắc sặc sỡ rất bắt mắt.

Bạn cần phải biết cách chăm sóc cá và các phương pháp xử lý nước để tạo môi trường an toàn cho cá sinh sống và phát triển.  

Hồ xi măng khác hoàn toàn với bể kính bởi vì hồ xi măng được xây ở ngoài trời chịu tác động trực tiếp của nhiệt độ, ánh sáng trực tiếp.  Vì thế cần có các cách vệ sinh riêng để mang lại môi trường sống tốt cho cá sinh trưởng.

Hồ xi măng được cho là ổn định khi độ PH ổn định không còn lên xuống thất thường, không còn mùi xi măng, không có rêu xanh bám quanh thành hồ…

Nhưng trong quá trình nuôi cá, một số lý do khách quan và chủ quan sẽ khiến nguồn nước trong bể bị đục, có mùi, có rêu, tảo… Vậy cách xử lý nước hồ cá xi măng  nào hạn chế tối đa các hiện tượng này mang lại môi trường sống cho cá được  đảm bảo sạch và an toàn. Công ty TNHH Xử Lý Nước Ta sẽ giới thiệu một số cách xử lý nước trong hồ cá xi măng để các bạn tham khảo.

Hồ xi măng ngâm bao lâu thì nuôi cá được
Nước trong hồ cá xi măng cần được xử lý triệt để

Kỹ thuật xử lý nước hồ cá xi măng mới xây

Để xử lý nước hồ cá xi măng mới xây, trước khi nuôi các bạn có thể vệ sinh bằng cách sử dụng phèn chua để ngâm khoảng 1 tuần. Với cách này sẽ giúp làm sạch những vết xi măng còn sót lại trong hồ.

Sau thời gian ngâm, bạn tiến hành xả hết nước ngâm trong đó và dùng nước sạch để rửa và ngâm tiếp trong vài ngày. Cuối cùng bạn tháo sạch nước trong hồ, rửa lại một lần nữa trước khi chính thức bơm nước mới, bón vôi để ổn định độ pH.

Hồ xi măng mới xây xong cần phải để cho thật khô ít nhất 5 ngày. Trong những ngày không mưa, phải nắng lớn.

Bạn sử dụng máy hút bụi hút sạch số vôi vữa còn rơi vãi, sau đó bạn mua chanh ( khoảng 1 hay 2 ký ) cắt lát ra chà đi chà lại trong lòng hồ, rồi xịt nước rửa.

Tác dụng của chanh là sát trùng…Sau khi dùng chanh xát và xả sạch nước bạn dùng bàn chải để cọ hồ. Bước này rất quan trọng nếu không biết cách vệ sinh vẫn còn xi măng bám dính sẽ làm cá chết.

Kỹ thuật xử lý nước hồ cá xi măng bị rêu xanh

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng rêu xanh phát triển trong hồ xi măng nhanh đó là vì bể được xây ngoài trời chịu tác động trực tiếp của ánh sáng mặt trời trong thời gian dài nên quá trình quang hợp kéo dài tạo cơ hội cho rêu xanh phát triển và lan nhanh hơn.

Hồ xi măng ngâm bao lâu thì nuôi cá được

Một nguyên nhân khác khiến cho rêu xanh phát triển mạnh chính là do hồ cá chứa nhiều Nitrat, Photphat. Bên cạnh đó do mật độ nuôi cá quá dày, lượng thức ăn cho cá dư thừa và phân cá thải ra nhiều hơn làm cho lượng Nitrat và Photphat tăng lên. Đây là nguồn dưỡng chất kích thích rêu hấp thụ và phát triển vượt trội.

Cách Xử lý nước hồ cá xi măng bị rêu xanh như sau: bạn cần trải một lớp bê tông trộn với đá mi (loại đá có màu xanh và hạt rất nhỏ) trên sàn nước. Đây là một trong những cách diệt rêu xanh khá hiệu quả và được áp dụng rộng rãi. Sau khi đổ bê tông sau 5 giờ ta dùng bàn chải mềm xoa đều trên lớp bê tông và phun nhẹ nước sạch để rửa trôi. Lớp xi măng sẽ bị trôi và lớp đá nhỏ giữ lại vừa t đẹp vừa có thể ngăn tình trạng rêu xanh bám dày gây trơn bề mặt. Đây là một trong những cách diệt rêu xanh trong hồ nuôi cá bằng xi măng hiệu quả.

Kỹ thuật xử lý nước hồ cá xi măng bị đục

Xử lý nước hồ cá xi măng bị đục luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi chất lượng nước trong hồ chính là điều quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của cá. Đối với những hồ cá xi măng mới chúng ta có thể làm trong nước của hồ bằng cách thả các loại vi sinh vào trong hồ.

Vi sinh có thể bão hòa và chết nếu không đủ chất thải của cá, môi trường chất lượng nước và nhiệt độ môi trường không phù hợp. Cần duy trì hệ vi sinh trong hồ được ổn định để hệ vi sinh sinh trưởng và phát triển. Chính vì thế chúng ta có thể thả vào hồ cá hay tôm tép nhưng không được thả quá nhiều vì hệ vi sinh trong nước hồ đang còn trong giai đoạn hình thành. Nếu thả quá nhiều thì chất thải sẽ không được vi sinh tiêu thụ hết sẽ gây ô nhiễm nguồn nước và gây hại cho cá. Nên thả cá từ từ cho tới khi ổn định.

Nếu đã làm như trên mà nước hồ cá vẫn đục không trong thì đó là do có quá nhiều vi sinh hoặc các vi sinh đã chết quá nhiều dưới hồ và trôi nổi trên mặt nước. Lúc này bạn cần thay nước bằng phương pháp mà không gây ảnh hưởng cho cá là 1 vào 1 ra, các tạp chất sẽ bị loại bỏ. Khi dùng nên tắt lọc tránh gây hại cho vi sinh sót lại. Hãy thêm Chlorine, Chloramine và Amonia để giữ cho hồ cá được cân bằng và có thể thêm các viên vi sinh vào hồ để thúc đẩy quá trình hình thành hệ vi sinh.

Ngoài ra, còn 1 phương pháp đặc biệt khác, đó là sử dụng Công Nghệ Xử Lý Nước MET để xử lý nước hồ cá xi măng. Đây là phương pháp hiện đại, với tính năng xử lý nước tuyệt vời, tuyệt đối an toàn và không sử dụng hóa chất. Công Nghệ MET đã tham gia và đạt 2 giải thưởng danh giá trên thế giới, các chuyên gia khoa học đều đánh giá tốt đối với công nghệ này.

Hồ xi măng ngâm bao lâu thì nuôi cá được
Xử lý nước hồ cá xi măng bằng Công Nghệ Xử Lý Nước MET

Trên đây là những cách xử lý nước hồ cá xi măng hoàn toàn đơn giản nhưng lại mang lại hiệu quả bất ngờ với những hồ cá mới xây và đã qua sử dụng một thời gian. Chúng tôi hy vọng với các cách xử lý mà chúng tôi giới thiệu chắc chắn hồ nước nuôi cá của bạn được sạch sẽ và trong lành, là môi trường tốt để cá sinh sôi, phát triển.