High mix là gì

Trong series này, mình sẽ giới thiệu đến các bạn những công cụ mixing – mastering cơ bản nhất. Mình sẽ chỉ tập trung trình bày tổng quan về các công cụ này và cách dùng cơ bản của chúng. Mong sẽ cung cấp cho các bạn vừa tập dùng DAW và VST những thông tin bổ ích và giúp các bạn có thể dùng chúng hiệu quả hơn.

Ở số đầu tiên, mình xin giới thiệu các bạn một anh bạn quan trọng nhất trong đại gia đình này: Equalizer (tạm dịch: bộ cân bằng tần số âm), thường viết tắt là eq. Hầu như 99.9% khi mixing các track thì đều phải triệu hồi anh bạn này. Để tìm hiểu xem anh bạn này vì sao quan trọng đến thế, trước hết chúng ta cùng tìm hiểu tần số của âm thanh là gì.

High mix là gì
EQ Eight (Ableton Live)

Tần số là gì?

Âm thanh được phát ra khi có một vật gì đó rung động. Rung động nhanh sẽ tạo ra âm thanh bổng, ví dụ như tiếng cụng ly (những cái ly va vào nhau rung lên rất nhanh hầu như chúng ta chỉ cảm nhận chứ không thấy được rung động này). Rung động chậm hơn sẽ tạo ra âm thanh trầm hơn, ví dụ như tiếng trống da (nếu nhìn kỹ chúng ta có thể thấy mặt trống rung lên). Tần số dùng để chỉ số rung động trong một giây. Một âm thanh thông thường được cấu thành từ nhiều tần số khác nhau. Chúng ta có thể nhận xét: tiếng cụng ly sẽ chứa nhiều tần số cao nên nghe bổng hơn, tiếng trống da chứa nhiều tần số thấp nên nghe trầm hơn.

High mix là gì
EQ Eight có thể hiển thị các tần số của âm thanh trên giao diện theo thời gian thực để người dùng tiện sử dụng

Equalizer (eq) – bộ cân bằng tần số âm

Như cái tên mình tạm dịch, eq là công cụ giúp chúng ta can thiệp vào tần số của một âm thanh. Chúng ta có thể cắt bỏ hoàn toàn một khoảng tần số không cần thiết, hay chỉ giảm âm lượng của chúng, hay tăng âm lượng của một khoảng tần số mình thấy hay… Nhiệm vụ của eq chỉ đơn giản thế thôi!

Các thành phần của một eq

Một eq thường chứa nhiều band (các điểm tác động), còn gọi là filter (đơn vị lọc), ví dụ EQ Three (Ableton Live) có 3 filter là low, mid và high, EQ Eight (Ableton Live) có 8 filter, Pro – Q (Fabfilter) có thể tạo tối đa 24 filter. Mỗi filter thường sẽ cho bạn tùy chỉnh 4 thông số:

  1. Filter type (loại filter)
  2. Frequency (tần số tác động)
  3. Q – bandwidth (độ rộng tác động) hoặc Resonance (chỉ có ở low-pass và high –pass filter)
  4. Gain (cường độ tác động)

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu từng thông số trên.

Filter type

Có 3 loại filter phổ biến nhất: Bell, low – high cut, low – high sheft.

Bell

High mix là gì

Bell filter dùng để tăng hoặc giảm âm lượng của một khoảng tần số nhất định.

Ví dụ khi cần tăng âm lượng khoảng 3k Hz của vocal để giúp vocal sáng hơn giữa bản mix, ta sẽ dùng 1 bell filter. Nghe đoạn audio dưới đây để thấy vocal ở nửa sau sáng và sắc hơn nhờ sử dụng trick nói trên.

Audio 1 – Tác dụng của filter bell

Low cut

High mix là gì
/ high cut
High mix là gì

Ví dụ khi dùng low cut cho tiếng guitarVí dụ khi dùng high cut cho tiếng guitar

Low cut filter còn có một cái tên khác là high pass filter, ngược lại high cut filter cũng có một cái tên khác là low pass filter.

Low cut/high cut thường được dùng để cắt bỏ đi khoảng tần số thấp hoặc cao bị thừa của âm thanh. Ví dụ như vocal thường được cắt bỏ đi từ 80Hz trở xuống vì giọng hát của con người không chứa các khoảng tần số dưới 80Hz, nếu có chỉ là tiếng noise và cắt đi sẽ giúp vocal sạch sẽ hơn.

Low shelf

High mix là gì
/ high shelf
High mix là gì

Low shelf/high shelf filter dùng để tăng giảm âm lượng đồng thời các tần số thấp/cao hơn tần số chỉ định.

Ví dụ khi dùng low shelf cho vocal: nửa đầu -5dB, vocal bị giảm âm lượng các tần số thấp, nghe bị mỏng, nửa sau +5dB, vocal bị dư âm lượng các tần số thấp, nghe bị đục (muddy)

Ví dụ khi dùng high shelf cho vocal: nửa đầu -5dB, vocal bị giảm âm lượng các tần số cao nên nghe bị tối, nửa sau +5dB, vocal bị dư âm lượng các tần số cao, nghe bị chói (harsh).

Dựa vào nhận xét của 2 đoạn audio trên, chúng ta có thể vận dụng dùng low shelf/high shelf filter để khắc phục khi âm thanh của chúng ta bị chói/tối, mỏng/đục.

Ngoài 3 loại filter trên, EQ còn nhiều loại filter khác như:

  • Notch: dùng để cắt triệt để một hoặc 1 khoảng tần số hẹp nào đó. Thường dùng khi bản thu có 1 vài tần số xì, rè chói tai cần cắt đi hoàn toàn (khoảng 7k -16k Hz), có thể gặp khi các thiết bị bị nhiễu điện.
  • Band pass: chỉ cho 1 khoảng tần số nhất định đi qua, cắt hoàn các tần số ngoài khoảng này. Có thể dùng loại filter này để giả hiệu ứng nói chuyện qua điện thoại.
  • Formant: một loại filter khi cắt tạo cảm giác như âm thanh đi qua vòm miệng của người và được phát âm ra theo các khẩu hình a, i, o, u … Loại filter này thường dùng trong các synthesizer để tạo thêm màu sắc cho âm thanh.

High mix là gì
Hình ảnh của một filter formant được tạo bởi nhiều filter bell khác nhau

Trở lại với các thông số của filter, ta còn có

Frequency (tần số tác động)

Nút này giúp chúng ta chỉ định tần số tác động của filter. Ở một số EQ giả lập thiết bị analog như API – 550A mỗi filter chỉ được chọn 7 giá trị tần số mà nhà sản xuất đã thiết lập sẵn. Đối với các eq digital như EQ Eight (Ableton Live) thì chúng ta có thể chọn một tần số bất kỳ cho các filter, do đó khi dùng kỹ thuật surgical eq (eq phẫu thuật, ý chỉ một kỹ thuật tỉ mẩn tìm và cắt bỏ các tần số chói tai trong bản mix) các kỹ sư mixing-mastering thường dùng digital eq.

High mix là gì
Analog EQ API 550A

Q (bandwidth) – Resonance

Q (bandwidth) hay resonance có vai trò hơi khác nhau ở từng loại filter:

Bell filter: thông số này thường được viết là Q hoặc Bandwidth, quyết định độ rộng của hình chuông filter. Với Q thấp, vùng tác động của filter rộng hơn, với đỉnh là tần số chỉ định, độ tác động lài dần đến khi không còn tác động nữa.

  • High mix là gì
  • High mix là gì
Bell filter với Q cao (ảnh trái) và Q thấp (ảnh phải)

Nên để Q cao khi cần cắt chính xác một đỉnh tần số nhất định (surgery eq), nên để Q thấp khi cần cắt hoặc tăng một khoảng tần số như ví dụ trong audio 1.

Low shelf/high shelf filter: Q quyết định độ chuyển tiếp giữa khoảng tần số bị tác động và khoảng tần số còn lại. Với Q cao vùng chuyển tiếp này sẽ dốc hơn, với Q thấp thì vùng chuyển tiếp mượt mà hơn, tác động của filter nghe tự nhiên hơn.

  • High mix là gì
  • High mix là gì
High shelf filter với Q cao (ảnh trái) và Q thấp (ảnh phải)

Low cut/high cut filter: Thông số Q đôi khi được gọi là resonance đối với loại filter này.

  • High mix là gì
  • High mix là gì
Low cut filter với Q cao (ảnh trái) và Q thấp (ảnh phải)

Q thấp làm cho filter cắt mượt hơn (như hình bên phải), thường dùng cho low cut với vocal, giúp vocal mỏng và “bay” hơn trong một số bản mix EDM. Q cao sẽ làm filter đẩy thêm gain ở vị trí bắt đầu cắt, giúp ta nghe rõ tác động của filter khi thay đổi tần số cắt, là cảm giác “sweep” khi DJ vặn low cut filter trên bàn Mixer.

Gain (cường độ tác động)

Trừ low cut/high cut filter (chỉ cắt) thì cả bell và low shelf/high shelf filter đều có thể cắt hoặc tăng âm lượng . Việc cắt hoặc tăng âm lượng bao nhiêu phụ thuộc vào thông số gain này. Nếu ta chọn giá trị gain là số âm tức là ta đang dùng filter đó để cắt, nếu giá trị gain là 0 thì filter đó đang không có tác dộng, nếu giá trị gain là số dương thì ta đang dùng filter để tăng âm lượng của khoảng tần số chỉ định.

Tạm Kết

Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu hết các thông số cơ bản của eq, về cách sử dụng eq cho từng nhạc cụ trong từng dòng nhạc cụ thể là rất đa dạng, nó phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm cũng như đôi tai của chúng ta. Không có một công thức nào là cụ thể cho eq. Mong các bạn thấy bài viết bổ ích và hẹn gặp lại trong bài viết”Các công cụ dùng trong mixing & mastering 101″ tiếp theo. <3

Bài viết liên quan

  • Hướng nghiệp | Chọn Lựa Giữa DJ và Producer
  • Các công cụ dùng trong mixing & mastering 101: Compressor – phần 1
  • Các công cụ dùng trong mixing & mastering 101: Compressor – phần 2