Hiến máu tình nguyện nghĩa cử cao đẹp

Máu là món quà vô giá mà cuộc sống đã ban tặng cho mỗi chúng ta. Hằng ngày, hằng giờ, trên cả nước luôn gặp phải những hoàn cảnh rất khó khăn vì không có đủ máu kịp thời cung cấp cho những ca cấp cứu. Chỉ cần hiến một phần máu của mình bạn đã cứu được nhiều người trước nguy cơ mất người thân, bạn bè và trước tiên là cứu được tính mạng của chính các người bệnh đang cần đến máu.

Mỗi giọt máu là biểu hiện của sự sống và tiếp sức cho sự sống. Khi dòng máu chảy trong cơ thể một người chỉ là để duy trì sự sống nhưng cũng dòng máu ấy chảy trong cơ thể nhiều người thì nó trở thành một làn sóng của yêu thương, là tinh thần “đồng bào” cao đẹp.

Hiến máu tình nguyện nghĩa cử cao đẹp

Chúng ta có thể nhường cơm xẻ áo cho người nghèo, cho trẻ em mồ côi, những người hoạn nạn được thì hãy đừng ngần ngại khi hiến một phần máu trong cơ thể mình cho những người bệnh đang ngày đêm trông đợi hành động của chúng ta. Hiến máu nhân đạo cứu người là một hành động cao cả, một nghĩa cử cao đẹp thể hiện sự hiểu biết, lòng nhân ái và trách nhiệm của mỗi cá nhân với cộng đồng; thể hiện sâu sắc truyền thống tương thân tương ái của dân tộc ta. Người bệnh được truyền máu không chỉ được tiếp nhận vào cơ thể mình một loại thuốc quý mà còn được đón nhận cả tình thương bao la của đồng loại.

Ngoài việc cứu sống tính mạng con người, hiến máu còn mang lại sức khoẻ cho chính người hiến máu. Khoa học đã chứng minh việc hiến máu theo hướng dẫn của bác sỹ có lợi cho sức khỏe, nếu một người mất đi 10–15% lượng máu thì không ảnh hưởng gì đến lượng máu tuần hoàn trong cơ thể vì ngay lúc đó máu dự trữ sẽ được đưa ra lưu thông trong tuần hoàn máu. Khi tham gia hiến máu, máu của chúng ta được đổi mới hằng ngày, sản sinh lượng máu mới, các cơ quan sinh máu sẽ được kích thích và quá trình sinh tạo máu sẽ hoạt động với tốc độ gấp 8-10 lần so với bình thường. Hoạt động này nhằm nhanh chóng lấy lại sự cân bằng của cơ thể. Sau khi hiến máu khoảng 3-4 tuần, các thành phần trong máu phục hồi lại gần như bình thường, khi đó các thành phần trong máu được trẻ hoá, nâng cao sức đề kháng chống bệnh tật. Hiến máu nhiều lần giảm nguy cơ ứ đọng sắt và giảm nguy cơ bệnh tim mạch, rất có lợi đối với người có quá nhiều hồng cầu, sắt và lượng máu đặc. Hiến máu là cách tự kiểm tra và giám sát sức khoẻ của mình.

Quyền lợi của người tham gia hiến máu là được khám và tư vấn sức khoẻ miễn phí để đảm bảo bạn đủ cân nặng, huyết áp bình thường, không bị mắc các bệnh về tim mạch, được kiểm tra và thông báo kết quả các xét nghiệm máu (hoàn toàn bí mật): nhóm máu, HIV, virut viêm gan B, virut viêm gan C, giang mai, sốt rét… Trong trường hợp người hiến máu có nhiễm hoặc nghi ngờ các mầm bệnh này thì sẽ được bác sỹ mời đến để tư vấn sức khỏe, phòng chống bệnh tật. Ngoài ra, người hiến máu được bồi dưỡng và chăm sóc theo các quy định hiện hành, đặc biệt được cấp Giấy Chứng nhận hiến máu tình nguyện của Ban Chỉ đạo hiến máu nhân đạo. Ngoài giá trị về mặt tôn vinh, Giấy Chứng nhận hiến máu có giá trị bồi hoàn máu, số lượng máu được bồi hoàn lại tối đa bằng lượng máu người hiến máu đã hiến (trong trường hợp người hiến máu không may cần phải truyền máu). Giấy Chứng nhận này có giá trị tại các bệnh viện, các cơ sở y tế công lập trên toàn quốc và có giá trị suốt đời người hiến máu.

Các bác sỹ khuyến cáo, nhằm đảm bảo sức khỏe, sau khi hiến máu, nên uống nhiều nước, không nên lao động nặng trong 2 ngày đầu. Trong ngày đi hiến máu, nên hạn chế sử dụng rượu bia, cần tăng cường thức ăn bổ máu như thịt, cá, trứng, sữa, đậu tương… Khoảng cách giữa các lần hiến máu an toàn là 12 tuần 1 lần. Sau khi hiến máu nên tăng cường sử dụng các chất dinh dưỡng bổ máu: thịt, gan, trứng, sữa…; dùng thêm các thuốc bổ máu nếu có thể. Việc cho và nhận máu đều được thực hiện theo những quy định nghiêm ngặt, để đảm bảo tính an toàn cho cả người cho và người nhận.

Để thể hiện tình nhân ái, cộng đồng và tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh”, hiểu được ý nghĩa nhân văn sâu sắc và lợi ích của việc hiến máu nhân đạo, ngay từ bây giờ mỗi CBCNV chúng ta hãy cùng tham gia hoạt động hiến máu nhân đạo – đó là hành trình để cuộc sống thêm ý nghĩa hơn vì máu từ trái tim ta sẽ truyền đến trái tim của mọi người mang theo tình yêu thương nhân loại bao la.

Trương Huyền (tổng hợp)

Những năm gần đây, công tác tuyên truyền, vận động người dân hiến máu được các cấp, các ngành, nhất là ngành y tế và các phương tiện thông tin đại chúng thực hiện khá bài bản, hiệu quả. Từ đó tạo ra những phong trào: “Mỗi giọt máu, một tấm lòng”, “Một giọt máu cho đi-một cuộc đời ở lại”, “Giọt máu hồng là nghĩa tình cho cộng đồng”… Những phong trào này, có lúc được nâng lên thành chiến dịch hiến máu khi lượng máu dự trữ ở các bệnh viện khan hiếm.

Hiến máu tình nguyện nghĩa cử cao đẹp
Hiến máu tình nguyện nghĩa cử cao đẹp
Hiến máu tình nguyện nghĩa cử cao đẹp
Hiến máu tình nguyện nghĩa cử cao đẹp
Hiến máu tình nguyện nghĩa cử cao đẹp
Ảnh minh họa. TTXVN.

Trên thực tế, việc hiến máu không chỉ góp phần cứu sống người bệnh mà còn mang lại sức khỏe cho chính người hiến máu. Người tham gia hiến máu được khám và tư vấn sức khỏe miễn phí để bảo đảm đủ các điều kiện, được thông báo kết quả các xét nghiệm máu. Người hiến máu cũng được cấp giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện của Ban chỉ đạo hiến máu nhân đạo. Giấy chứng nhận này có giá trị bồi hoàn máu, số lượng máu được bồi hoàn lại tối đa bằng lượng máu đã hiến (trong trường hợp người hiến máu không may cần phải truyền máu). Nó có giá trị tại các bệnh viện, các cơ sở y tế công lập trên toàn quốc và có giá trị suốt đời người hiến máu. Trên thế giới có người đã hiến máu hơn 400 lần, còn ở Việt Nam là hơn 100 lần, sức khỏe hoàn toàn tốt.

Hiện nay, kho dự trữ máu tại Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương luôn ở tình trạng khan hiếm, có ngày chỉ còn dưới 2.000 đơn vị máu, trong khi nhu cầu cấp cứu và điều trị của 180 bệnh viện phía Bắc mỗi ngày cần tới 1.700-1.800 đơn vị. Trên thực tế, mỗi năm nước ta cần khoảng 1.800.000 đơn vị máu để cấp cứu, điều trị bệnh nhân, nhưng chỉ đáp ứng được khoảng 54%. Điều này càng cho thấy việc hiến máu luôn là vấn đề cần thiết và cấp bách.

Từ trước tới nay, việc hiến máu hầu hết là tự nguyện và có rất ít quyền lợi cho người hiến máu. Để phong trào hiến máu có sự tham gia của đông đảo mọi người và thường xuyên hơn, Nhà nước mà trực tiếp là ngành y tế cần có những chính sách và chế độ bồi dưỡng thiết thực cho người tham gia hiến máu. Ngoài việc khám, tư vấn miễn phí về sức khỏe, bồi hoàn lượng máu khi cần, nên trả kinh phí để người hiến máu bồi dưỡng sức khỏe, có chi phí đi lại và bỏ thời gian đi hiến máu. Có như vậy mới kích thích được tinh thần tự nguyện và ý thức trách nhiệm của mọi người với phong trào này.

Hiến máu là mang niềm tin, niềm hy vọng về sự sống cho người bệnh và những người kém may mắn. Đó là món quà vô giá mà mỗi chúng ta trao cho cuộc đời. Mong rằng phong trào hiến máu ở nước ta sẽ diễn ra thường xuyên, liên tục, ở mọi lúc, mọi nơi, ở mọi tổ chức chính trị xã hội và mỗi con người. Được như vậy, quỹ máu dùng cho việc chữa trị bệnh tật và cứu người sẽ nhiều thêm và sẽ có nhiều người được cứu sống. Hiến máu sẽ mãi là một hành động nhân đạo, đầy trách nhiệm của chúng ta đối với cộng đồng.

LÊ PHI HÙNG

(CTTĐTBP) - Với thông điệp “Mỗi giọt máu cho đi - Một cuộc đời ở lại”, trong những năm qua, Hội Chữ thập đỏ huyện Đồng Phú đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các tầng lớp nhân dân tham gia hiến máu tình nguyện.

Hiến máu tình nguyện nghĩa cử cao đẹp
Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Thanh Phương tham gia hiến máu tình nguyện

Trong đợt hiến máu lần 2 năm 2022, toàn huyện đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của hàng trăm cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và nhân dân trên địa bàn. Sau khi khám sàng lọc, đã có 369 người đủ điều kiện hiến máu và ban tổ chức đã thu về 369 đơn vị máu hiến. Toàn bộ số máu này đã bàn giao cho Trung tâm Truyền máu - Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. Hồ Chí Minh) để phục vụ công tác cứu chữa bệnh nhân. 

Để người dân trên địa bàn huyện tích cực tham gia hiến máu tình nguyện đợt 2 vừa qua, Hội Chữ thập đỏ huyện đã phối hợp với Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện các xã, thị trấn đã tổ chức các đoàn đến khu dân cư, từng hộ gia đình để phát tờ rơi, tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân đăng ký tham gia hiến máu tình nguyện.

Hiến máu tình nguyện nghĩa cử cao đẹp
Phó Chủ tịch Hội CTĐ tỉnh Nguyễn Thị Hằng Nga tặng kỷ niệm chương cho chị Nguyễn Thị Bình (47 lần hiến máu tình nguyện)

Bà Đặng Thị Luyến, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Tân Hòa, cho biết: “Để công tác hiến máu lần này đạt kết quả cao, Ban Chỉ đạo cùng với các ban ngành, đoàn thể xã và các tình nguyện viên đã trực tiếp tuyên truyền, vận động để người dân hiểu về mục đích, ý nghĩa của hiến máu. Chúng tôi đã đi đến từng ngõ, gõ từng nhà và hướng dẫn cụ thể người dân khi đi hiến máu mang theo CMND hoặc thẻ căn cước, cách thức đăng ký hiến máu, hiến máu để tăng cường sức khỏe”. Trong đợt hiến máu này, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã tặng 1 kỷ niệm chương, 12 bằng khen, 106 kỷ vật cho các cá nhân và gia đình có nhiều đóng góp cho phong trào hiến máu tình nguyện tại huyện Đồng Phú. Chị Nguyễn Thị Bình (ấp 6, xã Đồng Tâm) chia sẻ: “Qua 47 lần hiến máu, tôi cảm thấy hiến máu vừa cứu người vừa tốt cho sức khỏe. Do đó, tôi đã động viên chồng con, người thân tích cực tham gia hiến máu. Hôm nay, tôi rất vinh dự và tự hào được nhận kỷ niệm chương của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam”.

Sau khi hiến máu, các tình nguyện viên còn được các thành viên Câu lạc bộ Thư pháp tình nguyện tại TP. Hồ Chí Minh viết tặng những bức thư pháp thay cho những lời cảm ơn sâu sắc./.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hiến máu tình nguyện nghĩa cử cao đẹp

Hiến máu tình nguyện nghĩa cử cao đẹp

Hiến máu tình nguyện nghĩa cử cao đẹp

Hiến máu tình nguyện nghĩa cử cao đẹp

Hiến máu tình nguyện nghĩa cử cao đẹp

  • Đang truy cập744
  • Hôm nay128,959
  • Tháng hiện tại6,177,315
  • Tổng lượt truy cập154,881,324

Hiến máu tình nguyện nghĩa cử cao đẹp