Headhunt trung bình 1 tháng done được bao nhiêu case năm 2024

Mỗi doanh nghiệp, tổ chức trong xã hội đều cần phải có một lượng tài sản nhất định để tiến hành, duy trì hoạt động. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp thực hiện các giao dịch tài chính (financial transactions) như: mua hàng, bán hàng, sản xuất, vay vốn đầu tư, trả lương cho nhân viên… Những giao dịch này làm thay đổi lượng tài sản vốn có của doanh nghiệp. Nhiệm vụ của Kế toán là ‘số hóa’ những thay đổi này — ghi chép, kiểm tra và cung cấp một cách hệ thống, toàn diện các thông tin về tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp, tổ chức.

Kế toán giúp trả lời những câu hỏi: Doanh nghiệp sản xuất mặt hàng nào? Giá bán là bao nhiêu? Hoạt động của doanh nghiệp lãi hay lỗ? Tài sản của doanh nghiệp còn bao nhiêu?… thông qua các hoạt động:

  • Thu nhận: Ghi chép lại các hoạt động kinh tế vào các chứng từ kế toán (journal entries).
  • Xử lý: Hệ thống hóa các thông tin từ chứng từ kế toán vào sổ sách kế toán (ledgers).
  • Cung cấp: Tổng hợp số liệu để lập các báo cáo tài chính (financial statements).
  • Bản cân đối kế toán (Balance sheet)
  • Báo cáo thu nhập/Báo cáo lãi lỗ (Income statement)
  • Báo cáo lưu chuyển tiền mặt (Cash flow statement)
  • Báo cáo vốn chủ sở hữu (Statement of owner’s equity)

Bằng việc ‘số hóa’ hàng trăm, hàng nghìn giao dịch tài chính vào bốn bản báo cáo tài chính cơ bản, Kế toán không chỉ giúp những người trong nội bộ doanh nghiệp đưa ra các quyết định kịp thời để vận hành hiệu quả công việc kinh doanh, mà còn cung cấp thông tin cho cả những người bên ngoài doanh nghiệp như cổ đông, ngân hàng cho vay, đối thủ cạnh tranh, các cơ quan quản lý nhà nước…, giúp họ ra các quyết định phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm. Vậy mới nói “Kế toán là ngôn ngữ của kinh doanh”— Chỉ cần đọc hiểu được những báo cáo tài chính là bạn cơ bản đã nắm được tình hình hoạt động của một doanh nghiệp, tổ chức rồi!

Kế toán có thực sự khô khan và tẻ nhạt? Làm gì nếu học Kế toán?

Khi nhắc tới Kế toán, nhiều người thường liên tưởng đến cảnh một nhân viên ngồi thu lu trong góc văn phòng, bên trái là chồng tài liệu sổ sách, bên phải là chiếc Casio huyền thoại, ngày 8 tiếng bấm bấm máy tính, gõ file excel những con số tẻ nhạt, vô nghĩa. Công việc hàng ngày của Kế toán viên có thật quanh đi quẩn lại chỉ có những phép tính, những tờ giấy, máy tính và báo cáo tài chính?

Tất nhiên là không rồi! Trái với hình dung của nhiều người, công việc Kế toán thực ra vô cùng đa dạng, phong phú. Ngoài việc thu thập, xử lý thông tin để đưa vào báo cáo tài chính, Kế toán viên còn đóng vai trò là những chuyên gia phân tích, tư vấn, thậm chí có thể trở thành những điều tra viên, thám tử khi cần thiết. Còn ai hiểu sâu và thông thạo thông tin kinh tế tài chính hơn chính những con người sử dụng “ngôn ngữ của kinh doanh” hàng ngày như thế?

Dù bạn thích đi đây đi đó hay thích sự ổn định, thích sự rõ ràng, rành mạch hay thích phán đoán, dự liệu, thích công việc văn phòng yên tĩnh với một vài đồng nghiệp quen thuộc hay thích giao tiếp với khách hàng, gặp gỡ nhiều người mới mẻ một cách thường xuyên— Kế toán đều có công việc phù hợp dành cho bạn. Tùy thuộc vào sở thích, tính cách, kĩ năng, phong cách làm việc, sinh viên học ngành Kế toán có vô số lựa chọn nghề nghiệp, từ những vị trí truyền thống như thủ quỹ, giữ sổ sách, kế toán kho, kế toán tổng hợp…, cho tới các lĩnh vực khác như Kiểm toán (Auditing), Thuế (Taxation), Tư vấn tài chính (Financial Advisory), Tư vấn chiến lược (Strategic Consulting), Thẩm định (Due Diligence), Định giá doanh nghiệp (Business Valuation)… Đây đều là những ngành đòi hỏi kiến thức Kế toán nền tảng thật vững chắc.

Dù theo đuổi bất kì con đường sự nghiệp nào, để làm tốt công việc, một Kế toán viên cần hội tụ ít nhất hai phẩm chất: trung thực và cẩn thận. Kế toán viên được mệnh danh là những người bảo hộ của thông tin tài chính (guardians of financial information); họ đảm bảo rằng bất kì ai muốn sử dụng những thông tin đó đều có thể tin tưởng nó. Bởi vậy, Kế toán viên phải cung cấp các thông tin một cách khách quan, minh bạch và đáng tin cậy. Bên cạnh đó, nghề Kế toán luôn gắn liền với tài liệu, sổ sách, giấy tờ chứa đựng những con số ‘biết nói’ quan trọng về tình hình tài chính của đơn vị, vì thế Kế toán viên phải cực kì cẩn thận, tỉ mỉ trong việc giữ gìn tài liệu cũng như tính toán, phân tích những con số để làm sao chúng ‘nói’ chính xác nhất với người sử dụng thông tin.

Phân loại Kế toán

Headhunt trung bình 1 tháng done được bao nhiêu case năm 2024

Nhà tuyển dụng là ai?

Kế toán là bộ phận không thể thiếu ở tất cả các đơn vị tổ chức, vì vậy thị trường việc làm của nghề này rất rộng lớn, ổn định và có nhiều tiềm năng. Một công ty nhỏ có thể chỉ cần một nhân viên giữ sổ sách, nhưng một tập đoàn lớn có thể tuyển hàng chục nhân viên kế toán phụ trách các mảng khác nhau.

Những sinh viên học ngành Tài chính, Ngân hàng, Kinh tế, Kế toán, hay Kiểm toán chắc không còn xa lạ gì với Big Four— bốn ông lớn kế toán- kiểm toán hàng đầu thế giới: PricewaterhouseCoopers (PwC), Ernst & Young (EY), Deloitte Touche Tohmatsu, và KPMG. Có mặt ở Việt Nam được khoảng 20 năm nay, có thể nói Big4 là nhóm những công ty nước ngoài tồn tại lâu nhất, có uy tín, tổ chức nhất với nhiều kinh nghiệm địa phương, chứng kiến không biết bao nhiêu thăng trầm của Việt Nam trong quá trình phát triển thời kỳ đổi mới. Cùng môi trường làm việc quốc tế chuyên nghiệp, Big4 đưa ra vô vàn những cơ hội nghề nghiệp đầy hấp dẫn và con đường đào tạo, thăng tiến nhanh nhất. Bởi lẽ đó, không có gì bất ngờ khi cuộc đua vào bốn công ty này lại khốc liệt đến vậy: Trung bình mỗi Big tiếp nhận hơn 2.000 hồ sơ, và sau 4-5 vòng tuyển dụng cực kì khắt khe, chỉ 40-50 bạn sinh viên năm cuối (chưa đến 3% tổng số hồ sơ) sẽ được trở thành những kế toán, kiểm toán viên, chuyên gia tư vấn tương lai.

Ngoài Big4 còn rất nhiều các công ty toàn cầu lớn khác như Mazars, Grant Thornton, A&C, UHY, Kreston ACA, VietAuditor, Ecovis… Những doanh nghiệp và các tổ chức phi lợi nhuận trong nước (bệnh viện, trường học…) cũng không thiếu cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên.

Đọc thêm: http://www.vacpa.org.vn/Page/GioiThieuCongTyKiemToan.aspx

Một ngày làm việc điển hình

Công việc của ngành Kế toán muôn hình muôn vẻ, nên thật khó để chọn ra “a typical day” của những Kế toán viên. Lịch làm việc một ngày của họ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ độ lớn của công ty, thứ bậc họ nắm giữ trong công ty, loại dịch vụ họ làm, cho đến thời điểm làm việc trong năm. Nhìn chung, trong khi công việc của một Kế toán viên truyền thống chỉ xoay quanh việc giữ sổ sách, ghi chép lại cẩn thận các giao dịch tài chính và kê khai thuế, thì công việc của một Kế toán viên công (public accountant) đa dạng hơn rất nhiều. Bài viết sẽ chủ yếu xoay quanh công việc của Kế toán viên công, cụ thể là của một Kiểm toán viên trong Big4.

Nhắc tới Kiểm toán, phần đông đều nghĩ tới sự khắc nghiệt, nhọc nhằn, ngày làm hùng hục hơn 8 tiếng đồng hồ, vị chi một tuần làm 45-50 tiếng là ít, và phải liên tục bay đi bay lại để đến văn phòng của đối tác. Tuy nhiên, đặc thù của ngành Kiểm toán là tính chất “mùa vụ”, tức là sẽ có những mùa bận làm quần quật không ăn, không ngủ 12 tiếng/ngày, 6 ngày/tuần cho kịp deadline (rơi vào tháng 1-3), nhưng cũng sẽ có những mùa thảnh thơi nghỉ ngơi, đi du lịch cho đỡ phí ngày nghỉ phép (tháng 8, 9), xen vào giữa là những mùa hên xui, có thể không có việc gì, có thể bận vì một số công ty báo cáo giữa kì (tháng 6, 7) hoặc phải chuẩn bị cho giai đoạn cuối năm (tháng 10-12).

“Với một số khách hàng có hệ thống phức tạp, hoặc báo cáo deadline chặt, thường lịch làm việc một ngày là: sáng 7h dậy để đến công ty cho đúng giờ, làm việc liên tục tại công ty hoặc tại khách hàng đến 9h đêm, đi ăn nhẹ chút gì đó rồi lại về làm tiếp đến 11h đêm. Nếu như sắp đến hạn phải ra báo cáo thì việc ngủ lại văn phòng hoặc làm đến 1 hoặc 2h sáng là bình thường.” (trích một auditor tại PwC)

“Một ngày làm việc của intern: đến cơ quan trước 8h. Đúng 8h cùng team đến khách hàng. Làm việc đến 12h đi ăn trưa. 1h làm tiếp đến 5h thì rục rịch quay về công ty. Làm việc tiếp tại công ty đến tầm 8h hoặc về nhà làm. Quan trọng là kịp deadline. Thường lúc 6h thì ở văn phòng có ăn nhẹ rất vui. Ở lại muộn nữa được ăn tối miễn phí nên về nhà chỉ việc ngủ!” (Lời thú nhận/Confession của một ex-KPMG)

“Dự án dài hay ngắn phụ thuộc vào việc bạn làm kiểm toán bên ngân hàng hay bên doanh nghiệp. Các dự án với bên ngân hàng thường kéo dài 3-4 tháng vì mỗi ngân hàng có nhiều chi nhánh, kèm với đó là nhiều giấy tờ, sổ sách. Còn các dự án với bên doanh nghiệp thì tầm 1-2 tuần, công việc nhanh và không phức tạp bằng, hết doanh nghiệp này mình chuyển sang doanh nghiệp khác. Lời khuyên của mình là làm kiểm toán bên doanh nghiệp thì sau này làm CFO tốt hơn vì mình được tiếp xúc, va chạm nhiều, có nhiều cách nhìn, kinh nghiệm từ nhiều ngành khác nhau, nhìn được bức tranh toàn cảnh hơn”. (trích một consultant tại PwC HN)

Mức độ công việc còn phụ thuộc vào chức vụ mà Kiểm toán viên nắm giữ. Một thực tập sinh hoặc nhân viên mới vào sẽ chỉ được giao kiểm tra, so sánh những con số đơn giản chứ không đưa ra ý kiến đánh giá gì về độ tin cậy của báo cáo tài chính. Associate năm đầu kiểm tra những tài khoản ít rủi ro, ít nguy cơ gian lận (non-significant accounts), trong khi Associate năm 2, 3 phụ trách đánh giá những tài khoản trọng yếu có khả năng bị gian lận cao hơn như hàng trong kho, doanh số bán hàng… (significant accounts). Senior là cầu nối trung gian giữa Associate, Manager, và đối tác/khách hàng (client), vừa phải chịu trách nhiệm liên lạc trực tiếp với khách hàng để xin tài liệu, vừa phải phân công công việc cho cấp dưới và theo dõi hiệu quả làm việc của nhân viên. Manager quản lý, đáng giá mức độ rủi ro cho phép cùng Partner.

Accounting jokes:

Welcome to the accounting department, where everybody counts.

An accountant is someone who solves a problem you didn’t know you had in a way you don’t understand.

What do you call an accountant with an opinion? — An auditor.

Where do homeless accountants live? — In a tax shelter.

A fine is a tax for doing wrong. A tax is a fine for doing well.

What do you call a financial controller who always works through lunch, takes two days holiday every two years, is in the office every weekend, and leaves every night after 10 p.m.? — Lazy.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TÌM VIỆC TRONG NGÀNH KẾ TOÁN?

Big4 track

Headhunt trung bình 1 tháng done được bao nhiêu case năm 2024

Hàng năm, các công ty Big4 thường có hai kỳ thi tuyển: Kỳ thi tuyển thực tập sinh (Internship) vào tháng 8 & 9 và kỳ tuyển nhân viên chính thức (Staff/Associate) vào tháng 3 & 4. Quy trình tuyển dụng thường sẽ gồm 4-5 vòng.

Headhunt trung bình 1 tháng done được bao nhiêu case năm 2024

Mặc dù khá giống nhau về quy trình tuyển chọn nhưng đợt tuyển thực tập sinh nhìn chung vẫn dễ thở hơn đợt tuyển nhân viên chính thức, và nếu làm tốt, thực tập sinh sẽ được tuyển thẳng lên làm nhân viên chính thức. Đối với những bạn sinh viên đăng tuyển cho vị trí nhân viên, KPMG còn có thêm vòng phỏng vấn nhóm/mô phỏng công việc (work simulation) trước vòng phỏng vấn với HR để kiểm tra kĩ năng làm việc nhóm của các bạn.

Ngoài hai đợt tuyển chính kể trên, Big4 còn nhận thực tập sinh/nhân viên qua con đường referral, tức là do người trong công ty giới thiệu ứng tuyển. Advisory thường tuyển theo cách này vì quy mô của Advisory ở Việt Nam còn nhỏ. Sau khi được người trong nội bộ công ty giới thiệu, ứng viên vẫn phải trải qua các bài kiểm tra và các vòng phỏng vấn như bình thường.

Kế toán doanh nghiệp ngoài Big4

Đối với phần lớn các công ty vừa và nhỏ ở Việt Nam, yêu cầu đầu vào cho vị trí nhân viên Kế toán (Junior accountant, có thể là Kế toán thu-chi, Kế toán tiền lương, Kế toán bán hàng, Kế toán kho…) rất cơ bản, chỉ cần bạn có bằng đại học, cao đẳng, hoặc thậm chí trung cấp về Kế toán để nắm giữ những kiến thức căn bản nhất như kế toán kép (double entry). Kế toán thành viên mới vào sẽ được hướng dẫn phần mềm kế toán và làm những nhiệm vụ vô cùng đơn giản, có hướng dẫn cụ thể. Càng có nhiều kinh nghiệm, càng lên cao, nhiệm vụ sẽ dần phức tạp hơn.

Con đường thăng tiến của Kế toán doanh nghiệp không được rõ ràng, cụ thể như Big4 mà phụ thuộc rất lớn vào số năm kinh nghiệm của bạn cũng như độ lớn của công ty. Từ vị trí junior accountant, bạn sẽ dần tiến lên làm Kế toán tổng hợp (General accountant) với nhiệm vụ hướng dẫn và giám sát hiệu suất làm việc của các Kế toán thành viên, rồi sau đó đến Kế toán trưởng (Chief accountant), xây dựng, tổ chức, và quản lý toàn bộ hệ thống kế toán của danh nghiệp.

Yêu cầu bằng cấp

Yêu cầu tối thiểu để có thể làm Kế toán doanh nghiệp là bằng trung cấp Kế toán; để làm Kế toán- Kiểm toán các công ty lớn hơn là bằng cử nhân đại học về Kiểm toán, Kế toán, Tài chính, Ngân hàng, Kinh tế, Luật hoặc những lĩnh vực liên quan. Bên cạnh đó, bằng thạc sỹ và tiến sỹ cũng ngày càng trở nên phổ biến và dần trở thành một yêu cầu cần thiết để thành công. Ngoài tấm bằng cử nhân, thạc sỹ hay tiến sỹ, những nhân viên trong ngành Kiểm toán cũng cần phải trải qua những kì thi để có chứng chỉ như CPA, ACCA, CAT…

Riêng với Kế toán chính phủ:

Theo Luật Kiểm toán Nhà nước vào năm 2005, bằng kiểm toán nhà nước được cấp bởi Tổng Kiểm toán Nhà nước (State Auditor General) tới những cá nhân hội đủ những điều kiện trong bộ luật. Tất cả những kiểm toán viên được cấp bằng chứng nhận phải có ít nhất 1 bằng cử nhân về Kiểm toán, Kế toán, Tài chính, Ngân hàng, Kinh tế, Luật hoặc những lĩnh vực liên quan trực tiếp tới Kiểm toán. Các kiểm toán viên còn phải dự 1 khoá đào tạo về Kiểm toán nhà nước trong vài tháng và đã có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong ngành hoặc 3 năm làm kiểm toán tại Kiểm toán Nhà nước Việt Nam (State Audit of Vietnam).

Yêu cầu kĩ năng

  • Nhu cầu học hỏi: Ngoài việc phải nắm chắc các kiến thức chuyên môn cơ bản (khái niệm, quy trình kế toán), những người trong ngành Kế toán còn phải liên tục trau dồi bản thân và cập nhật những thông tin, thay đổi mới nhất của các bộ luật, nguyên tắc kế toán, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế thị trường với nhiều biến động như bây giờ.
  • Khả năng dùng máy tính: Sử dụng thành thạo các ứng dụng văn phòng MS (Words, Excel, Powerpoint). Kinh nghiệm sử dụng các phần mềm kế toán (Fast, Misa, FMS…) là một điểm cộng lớn cho những bạn muốn làm Kế toán truyền thống, còn không cần thiết cho những bạn muốn làm Kế toán công.
  • Kĩ năng phân tích, suy luận (critical & analytical thinking)
  • Khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh. Một ngoại ngữ khác cũng giúp bạn rất nhiều trong quá trình tìm việc.
  • Khả năng làm việc hiệu quả dưới áp lực: làm việc 40-60 tiếng/tuần, vị trí càng cao làm càng nhiều giờ
  • Kĩ năng giao tiếp, làm việc nhóm: với không chỉ đồng nghiệp, cấp trên, cấp dưới, mà còn với đối tác.

KẾ TOÁN VIỆT NAM VÀ CÁC CHUẨN MỰC QUỐC TẾ

Các chuẩn mực báo cáo tài chính

Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, việc lập báo cáo tài chính theo Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (“IFRS”- International Financial Reporting Standards) ngày càng nhận được sự ủng hộ của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Ở Mỹ, thị trường nội địa vẫn nằm ngoài khuôn khổ của IFRS và tuân theo Các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung (“GAAP”- General Accepted Accounting Principles). Tuy nhiên Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) đã xác nhận việc đưa IFRS vào các mô hình của Mỹ được coi là nhiệm vụ ưu tiên.

Tại Việt Nam, Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (“VAS”- Vietnamese Accounting Standards) gồm 26 chuẩn mực và Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam (“VSA”- Vietnamese Standards of Auditing) gồm 37 chuẩn mực được xây dựng dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) và Luật Kế toán Việt Nam theo nguyên tắc phù hợp với đặc điểm nền kinh tế và tình hình các doanh nghiệp tại Việt Nam. Khác với VAS/VSA, IAS mặc dù đưa ra rất chi tiết các định nghĩa, phương pháp làm, cách trình bày và những thông tin bắt buộc phải trình bày trong các báo cáo tài chính nhưng IAS không bắt buộc phải sử dụng chung các biểu mẫu báo cáo tài chính, hệ thống tài khoản, các hệ thống chứng từ, sổ kế toán. IAS có bộ khung khái niệm và tính thống nhất cao giữa các chuẩn mực. Ngược lại, VAS/VSA còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng và đặc biệt còn tồn đọng mâu thuẫn giữa các chuẩn mực hoặc không có sự thống nhất giữa chuẩn mực và hướng dẫn về chuẩn mực đó. Thêm nữa, hệ thống pháp luật của Việt Nam rất rườm rà, phải sử dụng nhiều biểu mẫu, giấy tờ, thông qua nhiều công đoạn ở nhiều cấp bậc, khiến cho công việc bị đình trệ, phức tạp không cần thiết. Điều này xuất phát chủ yếu từ việc hệ thống kế toán ở Việt Nam còn quá chú trọng vào khả năng kiểm soát hơn là khả năng quản lí rủi ro và hiệu quả công việc, gây khó khăn cho các doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư và vận hành ở Việt Nam. Sự khác biệt giữa các chuẩn mực báo cáo tài chính hiện nay tạo lợi thế tạm thời cho các bạn sinh viên đại học trong nước so với các bạn du học sinh hoặc sinh viên các trường quốc tế.

Đến nay, lập báo cáo tài chính theo IFRS đang trở nên ngày càng phổ biến hơn theo yêu cầu của các tập đoàn mẹ, các bên cho vay, cũng như phát sinh từ sự tham gia của các tập đoàn kinh tế lớn vào thị trường vốn quốc tế. Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đang trong quá trình ban hành chuẩn mực mới tiếp cận gần hơn với IFRS, nhằm nâng cao tính công khai, minh bạch trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp niêm yết, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong việc thu hút các nguồn vốn nước ngoài. Các bạn sinh viên bất kể trong hay ngoài nước đều nên theo dõi, cập nhật để nắm bắt nhanh nhất những thay đổi của các chuẩn mực.

Bối cảnh ngành Kế toán ở Việt Nam

Việt Nam đang trong tiến trình đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và sâu sắc nền kinh tế, xây dựng nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, mở cửa và hội nhập. Cùng với sự đổi mới kinh tế, hệ thống Kế toán Việt Nam đã và đang cải cách sâu sắc, triệt để, từng bước tiếp cận và hòa nhập với nguyên tắc, thông lệ, chuẩn mực phổ biến trên thế giới. Kế toán, Kiểm toán không chỉ là công cụ quản lý kinh tế – tài chinh thuần túy mà đã trở thành một lĩnh vực dịch vụ, một nghề nghiệp được thừa nhận trong nền kinh tế thị trường. Quá trình hình thành và phát triển của thị trường dịch vụ Kế toán Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn: môi trường pháp lý đã được nghiên cứu, soạn thảo, và ban hành tương đối đầy đủ, chi tiết, rõ ràng, phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện của Việt Nam. Sự ra đời của các hiệp hội nghề nghiệp kế toán, kiểm toán tại Việt Nam (VAA, VACPA) đã có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của thị trường dịch vụ này.

Tuy nhiên thị trường vẫn tồn đọng nhiều bất cập, điển hình nhất là chất lượng dịch vụ chưa có cơ chế giám sát, đánh giá rõ ràng, và chưa có chuẩn mức về đạo đức nghề nghiệp, khiến ngành Kế toán- Kiểm toán Việt Nam mới chỉ dừng lại ở mức “nghề” chứ chưa phải một lĩnh vực professional. Với danh nghĩa là những người bảo hộ của thông tin tài chính, những Kế toán viên, và hơn cả là những Kiểm toán viên, phải luôn đặt lợi ích của xã hội lên trên lợi ích cá nhân của các doanh nghiệp, đặt sự công bằng, minh bạch, chính xác lên trên lợi nhuận. Tuy vậy, vì chưa có cơ chế giám sát nghiêm ngặt nên vẫn tồn đọng hiện tượng “cook the book”— điều chỉnh con số chỗ này một tí, chỗ kia một tẹo để báo cáo tài chính trông đẹp mắt hơn, tình hình tài chính của doanh nghiệp nhìn tốt hơn nhiều lần so với thực tế. Thay vì “bới lông tìm vết”, vạch ra những con số bất thường, những lỗ hổng trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp, Kiểm toán viên đôi lúc chịu áp lực từ trên cao cũng “ngậm bồ hòn làm ngọt”, biết sai nhưng vẫn phải chỉnh sửa thành đúng để giữ mối quan hệ với khách hàng. Điều này đặc biệt gây ra nhiều ức chế cho các bạn du học sinh hoặc sinh viên trường quốc tế đã quen với sự rõ ràng, minh bạch ở môi trường nước ngoài.

Thêm nữa, khác với định nghĩa “Kiểm toán là kiểm tra lại công việc [báo cáo tài chính] của Kế toán theo một chuẩn mực nhất định”, ở đa phần các công ty vừa và nhỏ của Việt Nam, Kiểm toán lại là người chuẩn bị báo cáo tài chính cho công ty, còn Kế toán mới chỉ dừng ở việc giữ sổ sách, cung cấp số liệu (unadjusted trial balance) cho Kiểm toán. Sau khi Kiểm toán chuẩn bị báo cáo tài chính xong, hai bên thống nhất về các con số, và công ty chỉ cần ký xác nhận. Đây có lẽ là điểm khác biệt lớn nhất trong miêu tả công việc của Kế toán, Kiểm toán viên Việt Nam so với trên trường quốc tế.

Tóm lại, cùng quá trình hội nhập quốc tế, thị trường Kế toán Việt Nam đang có nhiều biến chuyển theo chiều hướng tích cực. Nhu cầu về nhân lực của ngành vẫn tiếp tục tăng, tạo cho các bạn sinh viên vô số những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn. Đây cũng là một trong số những ngành có mức thu nhập trung binh cao (lương cho sinh viên mới ra trường của các công ty kiểm toán tầm 4-5 triệu/tháng, của Big4 tầm 7-8 triệu/tháng), con đường thăng tiến rõ ràng, công việc ổn định (job security cao, nguy cơ mất việc thấp), và nhất là sự đa dạng trong nhiệm vụ. Tuy vậy, các bạn cũng nên cân nhắc vô cùng kĩ lưỡng xem bản thân mình có thực sự yêu thích công việc này không. Với cường độ và áp lực công việc cao, thời gian làm việc kéo dài, bạn sẽ dễ dàng kiệt sức và chán nản nếu chỉ chọn công việc vì mức lương bổng hấp dẫn.

CÁC NGUỒN THAM KHẢO

http://www.investopedia.com/

http://www.vacpa.org.vn/

https://www.facebook.com/ACCA.Vietnam/

https://www.facebook.com/doikiemtoan

http://blog.kenan-flagler.unc.edu/from-corporate-boardrooms-to-courthouses-what-accountants-really-do/