Hạnh kiểm yếu học lực trung bình năm 2024

Hà Nội yêu cầu chấm dứt ngay việc vận động học sinh không đăng ký tham dự Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

Để tham dự thi tuyển vào lớp 10 THPT công lập năm học 2023-2024, Hà Nội quy định thí sinh phải đã tốt nghiệp THCS chương trình giáo dục phổ thông hoặc chương trình giáo dục thường xuyên.

Năm học 2022-2023, Hà Nội dự kiến có hơn 129.000 học sinh lớp 9 tham gia xét công nhận tốt nghiệp THCS. Theo kế hoạch, từ nay đến trước ngày 14-5, các trường THCS, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên tổ chức xét công nhận tốt nghiệp THCS cho học sinh.

Học sinh sẽ được cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp THCS tạm thời vào trước ngày 21-5-2023 để làm thủ tục tham gia dự tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2023-2024.

Theo đó, học sinh phải được xếp loại hạnh kiểm cả năm học lớp 9 từ trung bình trở lên; xếp loại học lực cả năm học lớp 9 từ trung bình trở lên, nếu không thuộc đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên, khuyến khích.

Nếu thuộc đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên, khuyến khích, học sinh đủ tiêu chuẩn xét công nhận tốt nghiệp THCS nếu xếp loại học lực yếu nhưng các môn học tính điểm trung bình đạt từ 3,5 điểm trở lên, trong đó, môn toán hoặc môn ngữ văn đạt từ 5,0 trở lên.

Mới đây, một số phụ huynh bày tỏ bức xúc về việc nhà trường ép buộc con em họ không được dự thi vào lớp 10 THPT công lập năm học 2023-2024 do học lực kém, ảnh hưởng đến quyền lợi học sinh.

Trước tình hình này, chiều 26-4, Sở GD-ĐT Hà Nội đã yêu cầu Trưởng phòng GD-ĐT các quận, huyện, thị xã rà soát, kiểm tra, xác minh và xử lý nghiêm (nếu có tình trạng nêu trên); đồng thời quán triệt, chỉ đạo bằng văn bản tới tất cả các trường THCS trên địa bàn chấm dứt ngay việc vận động, tuyên truyền học sinh không đăng ký tham dự Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT năm học 2023-2024 và các năm tiếp theo (nếu có).

Sở khẳng định, việc học tập và đăng ký nguyện vọng tuyển sinh vào các trường THPT là quyền, nhu cầu của học sinh và cha mẹ học sinh. Công tác phân luồng sau cấp THCS, các nhà trường phải định hướng cho học sinh rõ để có sự lựa chọn phù hợp, không mang tính ép buộc.

Trên tinh thần đó, Sở GD-ĐT đề nghị các Trưởng phòng GD-ĐT các quận, huyện, thị xã và Hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn chịu trách nhiệm trước Sở GD-ĐT, UBND các quận, huyện, thị xã nếu để xảy ra hiện tượng trên và kịp thời tổng hợp, báo cáo bằng văn bản về Sở GD-ĐT (qua phòng Giáo dục trung học) trước 15 giờ ngày 28/4/2023.

Sau khi xem kết quả cuối năm của con mình trên Vnedu, một phụ huynh hết sức bức xúc gọi điện chia sẻ với người viết: “Thầy ơi, tôi rất bất bình với xếp loại hạnh kiểm của cô giáo D. chủ nhiệm lớp cháu K. (con gái của nhân vật – người viết), cháu tổng kết cả năm được 5.6, nhưng học lực yếu.

Con tôi học yếu, tôi biết, nhưng cô giáo đánh giá hạnh kiểm cháu loại khá, tôi không nhất trí. Không phải tôi bênh con, nhưng bất cứ ai biết K. kể cả cô giáo D. cũng thừa nhận cháu là người tốt, vừa rồi nhặt được của rơi tìm người trả lại đó.

Tôi hỏi cô giáo D., tại sao cô đánh giá cháu K. hạnh kiểm khá mà không phải là tốt, cô trả lời, do cháu K. học lực yếu, nên hạnh kiểm không thể tốt được”.

Hạnh kiểm yếu học lực trung bình năm 2024

Cách đánh giá hạnh kiểm học sinh hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. (Ảnh minh họa: VTV)

Học lực yếu đánh giá hạnh kiểm tốt được không?

Học lực yếu nên không được đánh giá hạnh kiểm tốt là quan niệm của không ít giáo viên hiện nay. Chính cách hiểu, cách làm, cách đánh giá như thế đã gây bức xúc cho phụ huynh học sinh.

Một học sinh sống có trách nhiệm, biết chia sẻ, biết yêu thương bạn bè, nhặt được của rơi trả lại cho người đánh mất như K. trong câu chuyện trên, giáo viên chủ nhiệm đánh giá hạnh kiểm khá vì học lực yếu, bản thân người viết cũng thấy... bức xúc.

Khoản 1 Điều 4 Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT quy định quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông vẫn giữ nguyên giá trị sau khi Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực, ghi rõ:

“Tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm:

1. Loại tốt:

  1. Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường; chấp hành tốt luật pháp, quy định về trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông; tích cực tham gia đấu tranh với các hành động tiêu cực, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội;
  1. Luôn kính trọng thầy giáo, cô giáo, người lớn tuổi; thương yêu và giúp đỡ các em nhỏ tuổi; có ý thức xây dựng tập thể, đoàn kết, được các bạn tin yêu;
  1. Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, giản dị, khiêm tốn; chăm lo giúp đỡ gia đình;
  1. Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, có ý thức vươn lên, trung thực trong cuộc sống, trong học tập;

đ) Tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;

  1. Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục, các hoạt động do nhà trường tổ chức; tích cực tham gia các hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
  1. Có thái độ và hành vi đúng đắn trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống theo nội dung môn Giáo dục công dân."

Trong 7 tiêu chí đánh giá hạnh kiểm học sinh chỉ có 1 tiêu chí liên quan đến học lực. Hay nói cách khác, học lực chỉ chiếm 1/7 số điểm khi đánh giá hạnh kiểm của 1 học sinh.

Mối quan hệ giữa hạnh kiểm và học lực được quy định tại Điểm D Khoản 1 Điều 4 Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT: Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, có ý thức vươn lên, trung thực trong cuộc sống, trong học tập.

Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, có ý thức vươn lên, trung thực trong học tập.

Tuyệt đối không quy định kết quả của học học tập (học lực) phải đạt (giỏi, khá, trung bình, yếu, kém), học lực không quyết định hạnh kiểm của học sinh.

Như vậy, học sinh có học lực yếu, nhưng đạt các điểm trong Khoản 1 Điều 4 Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT tốt, hoàn toàn đủ điều kiện xếp hạnh kiểm loại Tốt.

Thực tế trong trường học, có học sinh năng lực học văn hóa yếu nhưng là học sinh tử tế, lễ phép, tôn trọng thầy cô; sống có trách nhiệm với bản thân và gia đình; sẻ chia và yêu thương bạn bè.

Vì thế không thể căn cứ vào học lực để đánh giá hạnh kiểm, đạo đức của học trò nói riêng và người khác nói chung là hoàn toàn chính xác.

Tài liệu tham khảo:

https://luatvietnam.vn/giao-duc/thong-tu-26-2020-tt-bgddt-sua-doi-quy-che-danh-gia-xep-loai-hoc-sinh-trung-hoc-190228-d1.html