Hàng hóa nga đi theo đường biển nào năm 2024

VOV.VN - Nhu cầu vận chuyển hàng hoá bằng đường sắt qua Nga đã tăng vọt trong bối cảnh các đơn vị giao hàng đang nỗ lực tìm phương án thay thế cho tuyến Biển Đỏ - một trong những tuyến vận tải biển huyết mạch của thế giới này.

Do căng thẳng tại Biển Đỏ, các tuyến đường sắt qua Nga đang chứng kiến nhu cầu ngày càng tăng, dù chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong số container được vận chuyển giữa khu vực Viễn Đông và châu Âu.

Hàng hóa nga đi theo đường biển nào năm 2024

Đường sắt Nga. Ảnh: TASS.

Căng thẳng tại Biển Đỏ đã gây ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng toàn cầu và đe doạ đà phục hồi mong manh của nền kinh tế thế giới.

Theo dữ liệu của nền tảng Xeneta, lượng đặt chỗ trên tuyến đường này tăng mạnh trong tháng 1 vừa qua, thậm chí lên tới 60% nhờ chi phí thấp hơn vận tải hàng không và nhanh hơn so với vận tải đường biển. Theo Công ty vận chuyển RailGate Europe, hành trình này trung bình mất từ ​​​​14 đến 25 ngày tùy thuộc vào điểm xuất phát và điểm đến, ít hơn đáng kể so với thời gian đi biển.

Sau khi xung đột tại Ukraine bùng phát, số lượng đặt chỗ cho tuyến đường qua Nga đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, năm ngoái, tuyến đường này bắt đầu phục hồi do thời gian vận chuyển hợp lý và giá cả phải chăng.

Đáng chú ý, sau hàng loạt vụ tấn công nhằm vào các tàu thương mại ở Biển Đỏ vào cuối năm 2023, nhu cầu vận chuyển bằng đường sắt càng tăng. Trong khi đó, Tết Nguyên đán được tổ chức tại nhiều nước trong tháng 2 này cũng có khả năng kích thích nhu cầu. Tuần trước, hãng tàu Đức Hapag Lloyd cho biết sẽ tiếp tục định tuyến lại các tàu của mình cho đến khi có thông báo mới.

Theo các nhà phân tích, các tàu container sẽ chưa thể nối lại hành trình qua kênh đào Suez của Ai Cập ít nhất trong 6 tháng đầu năm 2024. Điều này buộc các chủ hàng và hãng vận chuyển phải định tuyến và tính toán lại chi phí.

Chuyên gia Alan Bayer tại Mỹ nhận định: “Nhìn chung, khoảng 20% thương mại thế giới di chuyển qua kênh đào Suez. Và do hành động quân sự hoặc cuộc tấn công vào các tàu, bạn sẽ thấy giá cước vận chuyển hàng hoá sang Mỹ chẳng hạn sẽ tăng từ 200% đến 300% so với mức giá hồi tháng 10, tháng 11, dù vẫn thấp hơn mức đỉnh của năm 2021 và 2022 khi đại dịch Covid-19 bùng phát.”

Theo Công ty hậu cần Rail Bridge Cargo của Hà Lan, lượng đặt chỗ trên tuyến đường sắt Trung Quốc - châu Âu đã tăng 37% trong 4 tuần qua. Những chủ hàng không muốn gửi hàng qua đường sắt chạy qua Nga có thể sử dụng tuyến đường chạy từ Trung Quốc qua Kazakhstan đến Thổ Nhĩ Kỳ qua Biển Caspian, nhưng tuyến này mất khoảng 26-29 ngày. Chi phí vận chuyển một container 40 feet từ Trung Quốc đến châu Âu bằng đường sắt ước tính vào khoảng 7.900 USD.

Theo tờ Sputnik, Nga có kế hoạch tăng vận tải hàng hóa qua NSR lên 80 triệu tấn vào năm 2024, đồng thời rút ngắn hải trình đi từ châu Âu sang châu Á.

Phát biểu tại cuộc họp nội các vào tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin tái khẳng định tầm quan trọng của NSR, đồng thời lưu ý thêm chính phủ Nga nên tập trung mọi nguồn lực cần thiết để phát triển dự án NSR.

Người đứng đầu Điện Kremlin nhấn mạnh: "Chúng ta cần xem xét kỹ lượng vấn đề tài chính đối với bất kỳ dự án đầu tư hạ tầng nào của đất nước, nhưng tôi muốn nhắc lại rằng dự án NSR là một trong những chiến lược phải được ưu tiên của Nga. Đặc biệt, các bộ trưởng không nên nghĩ về việc tiết kiệm hay cắt giảm ngân sách đối với NSR”.

Theo Tổng thống Putin, dự án NSR chắc chắn sẽ được thực hiện mặc dù đã có những lo ngại về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Vì sao dự án NSR quan trọng đối với Nga?

NSR là một huyết mạch vận tải hàng hải Bắc Cực đầy tham vọng của Nga chạy qua vùng biển thuộc Vùng đặc quyền kinh tế của nước này ở cực Bắc, trải dài từ biển Okhotsk và biển Bering ở phía đông đến biển Barents và biển Trắng ở phía tây.

Hải trình này dài khoảng 5.600 km, là tuyến hàng hải ngắn nhất giữa châu Âu và châu Á, trong khi tuyến đường biển cũ từ biển Hoa Đông đến Biển Bắc khoảng 9.000 km và phải đi qua kênh đào Suez.

Sau khi đưa vào hoạt động chính thức, NSR dự kiến ​cho phép vận chuyển hàng hóa giữa châu Á và châu Âu chỉ trong vòng 19 ngày, lần lượt nhanh hơn khoảng 40% - 60% so với việc lưu thông qua Kênh đào Suez hoặc Mũi Hảo Vọng.

NSR sẽ giúp Nga trở thành đối tác chính trong quá trình vận chuyển thương mại trị giá hàng ngàn tỷ USD mỗi năm, Ngoài ra, tuyến đường này tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển, khai thác vùng lãnh thổ cực bắc của Nga, bao gồm cả trữ lượng dầu và khí đốt khổng lồ chưa được khai thác.

Theo báo cáo được Bộ Quốc phòng Mỹ công bố năm 2021, vùng Bắc Cực có thể chứa gần 1/3 trữ lượng khí đốt tự nhiên toàn cầu chưa được thăm dò cùng với nguồn đất hiếm có giá trị hơn 1.000 tỷ USD.

Lầu Năm Góc cũng nhiều lần mô tả vùng biển xung quanh Bắc Cực là tuyến đường biển huyết mạch và hải quân Mỹ có vai trò đặc biệt ở khu vực này nhằm duy trì tự do an ninh hàng hải.

Chiến lược kiểm soát Bắc Cực của Nga qua NSR

Trên thực tế, các khoản đầu tư hàng tỷ USD của Moscow tại vùng Bắc Cực trong nhiều thập kỷ gần đây đã bắt đầu phát huy hiệu quả. Hạm đội phương Bắc và hạm đội tàu phá băng nguyên tử của Nga ở vùng vòm Bắc Cực hoàn toàn có thể giúp nước này phát triển và đảm bảo an ninh cho NSR.

Hiện Nga gần như hoàn tất việc xây dựng cũng như sửa chữa 16 cảng nước sâu và 14 sân bay xung quanh vùng vòm Bắc Cực. Ngoài ra, Moscow còn thành lập một bộ chỉ huy tác chiến ở Bắc Cực, đồng thời thiết lập cơ sở hạ tầng phòng không và tìm kiếm cứu nạn khu vực để tạo điều kiện thuận lợi cho an ninh và an toàn.

Hồi thàng 3 vừa qua, Nga đã thông qua “Khái niệm chính sách đối ngoại mới”, trong đó NSR chiếm một vị trí nổi bật. Theo tài liệu này, các ưu tiên chính trong chính sách đối ngoại của Nga bao gồm thúc đẩy tuyến giao thông huyết mạch Bắc Cực “như một hành lang giao thông quốc gia có tính cạnh tranh, tạo khả năng cho giao thông vận tải quốc tế giữa châu Âu và châu Á”.

Trước đó, hồi tháng tháng 7/2022, Nga cũng thông qua một học thuyết hải quân cập nhật, trong đó đưa NSR là một trong 6 hướng ưu tiên chiến lược để cải thiện vị thế của Nga “như một cường quốc hải quân và củng cố vị thế của nước này trong số các cường quốc hải quân hàng đầu thế giới”.

Học thuyết Hải quân sửa đổi liệt kê những nỗ lực của một số quốc gia không thân thiện nhằm làm suy yếu sự kiểm soát của Nga đối với NSR, bao gồm việc cho phép hiện diện ngày càng tăng của cơ sở hạ tầng quân sự nước ngoài. Đây cũng là một trong 10 mối đe dọa hàng đầu đối với Nga trong không gian hàng hải.