Hai góc phụ nhau bằng bao nhiêu độ năm 2024

Cách chứng minh hai góc bằng nhau được nhiều bạn đọc quan tâm vì vậy chúng tôi hoàn thành bài viết làm sao để chứng minh hai góc bằng nhau cho các lớp 6,7,8,9 cùng tham khảo phương pháp CM 2 góc bằng nhau.

Làm sao để giải bài toán bằng cách lập phương trình

Kiến thức cần nhớ để chứng minh hai góc bằng nhau

1. Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau. (lớp 7)

2. Khi có một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì (lớp 7): – Hai góc đồng vị bằng nhau – Hai góc so le trong bằng nhau – Hai góc trong cùng phía bù nhau

3. Hai tam giác bằng nhau suy ra các góc tương ứng bằng nhau. (lớp 7)

4. Hai tam giác đồng dạng suy ra các góc tương ứng bằng nhau. (lớp 8)

5. Sử dụng tính chất hai góc cùng bù, cùng phụ với một góc khác. (lớp 6)

6. Hai góc ở đáy của tam giác cân thì bằng nhau. (lớp 7, 8)

7. Hai góc kề một đáy của hình thang cân thì bằng nhau.

8. Hai góc đối của hình bình hành thì bằng nhau.

9. Hai góc đối của hình thoi thì bằng nhau.

10. Ba góc trong của tam giác đều bằng nhau và bằng 60 độ.(lớp 7)

11. Sử dụng tính chất tia phân giác của một góc: Tia phân giác của một góc chia góc ấy thành 2 góc nhỏ bằng nhau. (lớp 7)

12. Trong một tam giá cân, đường trung trực ứng với cạnh đáy đồng thời là đường phân giác, đường trung tuyến, đường cao xuất phát từ đỉnh đối diện với cạnh đó.

13. Có cùng số đo hoặc cùng nghiệm đúng một hệ thức.

14. Sử dụng tính chất bắc cầu trong quan hệ bằng nhau.

15. Nếu hai tiếp tuyến của một đường tròn cắt nhau tại một điểm thì: – Tia kẻ từ tiếp điểm đó đi qua tâm là tia phân giác tạo bởi hai tiếp tuyến. – Tia kẻ từ tâm tới điểm đó là tia phân giác của góc tạo bởi hai bán kính đi qua hai tiếp điểm.

* Trong một đường tròn: 16. Các góc nội tiếp bằng nhau chắn các cung bằng nhau 17. Các góc nội tiếp cùng chắn một cung thì bằng nhau 18. Các góc nội tiếp có số đo bằng nửa góc ở tâm cùng chắn một cung 19. Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn là góc vuông. 20. Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung với góc nội tiếp cùng chắn một cung thì bằng nhau.

21. Góc ngoài tại một đỉnh của tứ giác nội tiếp bằng góc trong tại đỉnh đối của tứ giác đó.

Cách chứng minh hai góc bằng nhau theo lớp 6 7 8 9

Toán hình chứng minh hai góc bằng nhau được gặp thường xuyên trong đề thi ở các lớp 6 7 8 9. Đối với mỗi lớp sẽ sử dụng kiến thức hình học tương ứng để chứng minh bài toán. Các lớp lớn hơn được sử dụng kiến thức của lớp nhỏ vào bài làm của mình.

Làm sao xác định hai góc bằng nhau trong hình học là kiến thức rất cần thiết để làm tốt đề thi vào 10 môn toán vì vậy các bạn đang học ôn thi vào 10 cần chú ý tất cả cách chứng minh 2 góc bằng nhau dưới đây

1. Chứng minh hai góc bằng nhau đối với hình học lớp 6.

Ta vận dụng tính chất của tia phân giác:

Định nghĩa: Tia phân giác của một góc là tia nằm giữa hai cạnh của góc và tạo với hai cạnh ấy hai góc bằng nhau.

Tính chất: Nếu tia OM là tia phân giác của góc AOB (OM nằm giữa tia OA và tia OB) Thì Góc AOM = góc MOB = 1⁄2 góc AOB.

2. Chứng minh hai góc bằng nhau theo chương trình hình học lớp 7.

* Cách 1: Vận dụng tính chất góc ở đấy của tam giác cân và hai góc của tam giác đều. * Cách 2: Vận dụng hai tam giác bằng nhau => Hai góc tương ứng của hai tam giác bằng nhau sẽ bằng nhau. * Cách 3: Vận dụng tính chất của hai góc đối đỉnh: Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau * Cách 4: Vận dụng tính chất của hai đường thẳng song song: Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng đã cho và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau, thì: – Hai góc đồng vị bằng nhau. – Hai góc so le trong còn lại bằng nhau. – Hai góc trong cùng phía bù nhau. * Cách 5: Vận dụng tính chất của hai góc có cạnh tương ứng song song (vuông góc) cùng nhọn hoặc cùng tù). * Cách 6: Khi trên hình có góc thứ 3 bằng cả 2 góc đó, ta chuyển về bài toán chứng minh hai góc cùng bằng góc thứ ba, từ đó suy ra Hai góc đó bằng nhau.

* Cách 7: Khi trên hình có góc vuông hoặc có ba điểm thẳng hàng, ta chứng minh hai góc cùng phụ (hoặc cùng bù) với góc thứ 3, suy ra hai góc bằng nhau.

* Cách 8: Khi có một tia nằm giữa hai tia còn lại, ta chứng minh hai góc cùng bằng tổng hoặc hiệu của hai cặp góc tương ứng bằng nhau, suy ra hai góc đó bằng nhau.

Cách chứng minh hai góc bằng nhau đối với hình học lớp 8.

* Cách 1: Vận dụng tính chất về góc của các tứ giác đặc biệt – Trong hình bình hành, các góc đối bằng nhau. – Trong hình vuông, bốn góc vuông bằng nhau.

* Cách 2: Vận dụng hai góc tương ứng của hai tam giác đồng dạng – Hai tam giác đồng dạng với nhau khi chúng có các góc tương ứng bằng nhau.

Phương pháp chứng minh hai góc bằng nhau đối với hình lớp 9.

* Phương pháp 1: Áp dụng tính chất của tứ giác nội tiếp * Phương pháp 2: Áp dụng tính chất của góc nội tiếp, góc ở tâm, góc giữa tia tiếp tuyến và dây cung cùng chắn một cung trong đường tròn hay hai đường tròn bằng nhau.

Sau khi nắm được cách chứng minh hai góc bằng nhau, học sinh lớp 9 có thể tham khảo full các chuyên đề ôn toán vào 10 để học tập các chuyên đề cần thiết cho hành trình thi vào 10 của mình.

Câu hỏi thường gặp

  • Có bao nhiêu cách để chứng minh 2 góc bằng nhau?

    Tùy theo chương trình đang học lớp mấy để có cách chứng minh hai góc bằng nhau. Tổng quan có 21 cách như trình bày ở bài viết để áp dụng chứng minh 2 góc bằng nhau.
  • Đường gì chia 2 góc bằng nhau?

    Đường phân giác của một góc là đường thẳng chia góc đó thành hai góc nhỏ bằng nhau.
  • Hai góc bằng nhau có đối đỉnh không?

    Chưa chắc. Hai góc đối đỉnh thì chắc chắn bằng nhau nhưng 2 góc bằng nhau có thể đối đỉnh có thể không. Lưu ý: Trường hợp 2 góc bằng nhau có chung 1 đỉnh cũng chưa chắc đối đỉnh. Nếu câu trắc nghiệm cho rằng “Hai góc bằng nhau thì đối đỉnh” là đáp án sai.

Trong một tam giác vuông có 2 góc bằng nhau thì bằng bao nhiêu độ?

Bằng 45 độ. Vì Tổng 3 góc trong của một tam giác bằng 180 độ, mà có 1 góc vuông (90 độ) nên tổng 2 góc còn lại bằng 90 độ và 2 góc đó bằng nhau nên mỗi góc là 45 độ.

Hai góc bù nhau là bao nhiêu đo?

Giá trị lượng giác của hai góc bù nhau với giá trị bằng nhau là bao nhiêu? Để trả lời câu hỏi này, ta cần biết rằng hai góc bù nhau có tổng bằng 180 độ, hay pi radians.

Hai góc phụ nhau là hai góc như thế nào?

Hai góc phụ nhau là hai góc có tổng số đo bằng 90°,Ví dụ: góc 30° và góc 60° là hai góc phụ nhau.

Hai góc bù nhau khi nào?

Hai góc nhọn bù nhau trong một tam giác vuông được hình thành từ cặp góc vuông và góc nhọn kề nhau. Vì một tam giác vuông có một góc vuông đúng 90 độ, nên góc nhọn còn lại sẽ là góc bù cho góc vuông đó. Nghĩa là tổng của hai góc này sẽ là 180 độ, tức là hai góc nhọn bù nhau trong tam giác vuông có tổng là 180 độ.

Hai góc phụ nhau thì có tổng số đo là bao nhiêu?

Hai góc phụ nhau có tổng số đo bằng một góc vuông. Hai góc bù nhau có tổng số đo bằng một góc bẹt.