Giới thiệu một số trò chơi âm nhạc TIỂU học

  • Giới thiệu một số trò chơi âm nhạc TIỂU học

    Lễ trao giải ngày hội sáng tạo

  • Giới thiệu một số trò chơi âm nhạc TIỂU học
  • Giới thiệu một số trò chơi âm nhạc TIỂU học

    Lễ trao giải ngày hội sáng tạo

  • Giới thiệu một số trò chơi âm nhạc TIỂU học
  • Giới thiệu một số trò chơi âm nhạc TIỂU học

    Lễ trao giải ngày hội sáng tạo

  • Giới thiệu một số trò chơi âm nhạc TIỂU học
  • Giới thiệu một số trò chơi âm nhạc TIỂU học

    Lễ trao giải ngày hội sáng tạo

  • Giới thiệu một số trò chơi âm nhạc TIỂU học
  • Giới thiệu một số trò chơi âm nhạc TIỂU học

    Lễ trao giải ngày hội sáng tạo

  • Giới thiệu một số trò chơi âm nhạc TIỂU học


Page 2

Trò chơi “Ai nhanh tai, nhanh mắt”

Trò chơi này giúp học sinh thuộc lời ca và rèn luyện sự nhanh tai, nhanh mắt.

Cách chơi: Giáo viên mời 4 hc sinh đứng 4 góc lớp, mang số báo danh từ 1, 2, 3, 4. Giá viên hô 1-1, hc sinh có số báo danh 1 sẽ hát câu 1. Giáo viên hô 2-4, Học sinh có số báo danh 2 sẽ hát câu 4. Tương tự, giáo viên đảo lộn các số báo danh và thứ tự các câu hát.

Trò chơi “Nhìn tranh đoán tên bài hát”

Trò chơi giúp học sinh nhớ lại các bài hát và có khả năng liên tưởng tốt.

Giáo viên chuẩn bị tranh có hình ảnh trống cơm, trống Trường…

Cách chơi: Giáo viên giơ tranh và đưa ra câu hỏi:

Đây là hình ảnh của chiếc trống gì? Hãy hát bài hát có tên chiếc trống này? (bài hát Trống Cơm)

Đây là chiếc trống gì? Nhìn chiếc trống liên tưởng đến bài hát nào đã học? Hãy hát một đoạn bài hát đó? (Mùa thu ngày khai trường).

Trò chơi “Vẽ theo nội dung bài hát”

Tác dụng của trò chơi nhằm ôn lại các bài hát đã học hoặc lời ca của các bài tập đọc nhạc.

Cách chơi: Giáo viên chọn hai đội lên bảng bốc thăm. Đội A hát, đội B vẽ tranh minh họa nội dung bài hát. Khi đội A ngừng hát thì đội B ngừng vẽ. Học dinh dưới lớp chia hai đội làm cổ động viên.

Trò chơi “Ghép tranh đoán tên bài hát”

Tác dụng: Rèn luyện sự nhanh trí, nhanh tay, nhanh mắt và ghi nhớ tốt

Giáo viên chuẩn bị các mảnh của bức tranh.

Cách chơi: Giáo viên cắt bức tranh minh họa ra nhiều mảnh rồi cho học sinh thi đua theo nhóm hoặc cá nhân. Học sinh sẽ ghép bức tranh lại thật nhanh và chính xác nhất . Sau khi ghép xong, đoán tên bài hát và hát lại một đoạn của bài hát.

Trò chơi “Em làm nốt nhạc”

Tác dụng của trò chơi: Rèn luyện tai nghe cho học sinh.

Cách chơi: Giáo viên có thể chia thành nhóm, cá nhân hoặc theo dãy.

Ví dụ lớp có 4 dãy, giáo viên có thể phân chia như sau: Dãy 1 mang tên nốt Đô; dãy 2 mang tên nốt Mi; dãy 3 mang tên nốt Son; dãy 4 mang tên nốt Đố

Khi giáo viên đàn nốt Đô, học sinh dãy 1 đứng lên thật nhanh; giáo viên đàn tiếp nốt Son, học sinh dãy 3 nghe và đứng thật nhanh, cùng lúc đó dãy 1 ngồi xuống. Liên tục, nhịp nhàng như vậy với tốc độ nhanh dần.

Trò chơi “Cùng hòa tấu”

Tác dụng: Giúp học sinh vừa hát vừa kết hợp sử dụng các nhạc cụ gõ đệm hoặc vỗ tay theo đúng nhịp, phách, tiết tấu lời ca.

Chuẩn bị: Thanh phách , song loan, trống nhỏ

Cách chơi: giáo viên chia lớp thành 3 nhóm. Nhóm 1: Song loan; nhóm 2: Thanh phách; nhóm 3: Trống nhỏ.

Giáo viên đưa 1 ngón tay: Nhóm 1 vừa hát vừa gõ song loan đệm theo phách.

Giáo viên đưa 2 ngón tay: Nhóm 2 vừa hát vừa gõ thanh phách đệm theo nhịp.

Giáo viên đưa 3 ngón tay: Nhóm 3 vừa hát vừa gõ trống nhỏ đệm theo nhịp

Giáo viên xòe cả 5 ngón tay: Tất cả 3 nhóm cùng hát và gõ đệm.

                                                                      Một tiết âm nhạc tại trường Tiểu học Bãi Bông

Giới thiệu một số trò chơi âm nhạc TIỂU học
Giới thiệu một số trò chơi âm nhạc TIỂU học
Giới thiệu một số trò chơi âm nhạc TIỂU học
Giới thiệu một số trò chơi âm nhạc TIỂU học
Giới thiệu một số trò chơi âm nhạc TIỂU học
Giới thiệu một số trò chơi âm nhạc TIỂU học

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KRÔNG PẮCTRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯỚC THỌ************************Đề tài Sáng kiến kinh nghiệm:ÁP DỤNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI VÀO TRONG BỘ MÔN ÂM NHẠC CẤP TIỂU HỌCHỌ VÀ TÊN GV : NGUYỄN THỊ THÙY LINH TRƯỜNG : TIỂU HỌC PHƯỚC THỌ BỘ MÔN : ÂM NHẠCNĂM HỌC : 2014 - 2015PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KRÔNG PẮCTRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯỚC THỌ************************Đề tài Sáng kiến kinh nghiệm:ÁP DỤNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI VÀO TRONG BỘ MÔN ÂM NHẠC CẤP TIỂU HỌCHỌ VÀ TÊN : NGUYỄN THỊ THÙY LINH TRƯỜNG : TIỂU HỌC PHƯỚC THỌ BỘ MÔN : ÂM NHẠC NĂM HỌC : 2014 - 2015I/ ĐẶT VẤN ĐỀ1. Lý do chọn đề tài:Mục đích giáo dục hiện nay là đào tạo những con người Phát triển toàn diện, có đủ năng lực cần thiết, đáp ứng sự đòi hỏi của cuộc sống hiện tại. Giáo dục toàn diện là không chỉ giáo dục cho các em có đạo đức tốt, có trình độ hiểu biết, nắm chắc các kiến thức khoa hoc và xã hội, có sức khỏe, biết lao động mà còn phải giáo dục cho thế hệ trẻ nhìn nhận, phân biệt, biết thưởng thức cái đẹp, biết làm đẹp cho cuộc sống nói chung và cuộc sống của mình nói riêng. Vì vậy, có thể nói rằng giáo dục thẩm mỹ cho thế hệ trẻ là không thể thiếu được. Luật Giáo dục năm 2005 ban hành: Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ,thẫm mỹ và các kỹ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt NamXã hội chủ nghĩa, bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm của công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở. Giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh hiểu biết đơn giản cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người, có kỹ năng cơ bảnvề nghe, đọc, nói, viết và tính toán, có thói quen rèn luyện thân thể giữ gìn vệ sinh có hiểu biết ban đầu về nghệ thuật. Để phát triển nhân cách toàn diện của học sinh theo mục tiêu giáo dục trong trường tiểu học, bộ môn Âm nhạc là môn học được Bộ Giáo Dục và Đào Tạo xây dựng trên phân môn chủ yếu là dạy hát. Học âm nhạc là một quá trình liên tục rèn luyện tập hát.Phát triển khả năng âm nhạc đối với học sinh cấp tiểu học. Thông qua học âm nhạc ở giai đoạn đầu chủ yếu là học hát tình cảm trí tuệ của các em được giáo dục bồi dưỡng và phát triển theo năm tháng. Âm nhạc còn là nhu cầu trong đời sống của các em. Âm nhạc giúp cho các em hình thành những hiểu biết sơ đẳng về cái hay, cái đẹp trong âm nhạc, về ý nghĩa âm nhạc đối với đời sống. Trẻ em được ca hát là được tự hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình. Chúng ta vẫn từng nói rằng: “Âm nhạc là môn năng khiếu cũng là môn thực hành”. Tuy nhiên âm nhạc trong trườnghọc không nhằm đào tạo các em trở thành những nhạc sĩ, ca sĩ…Cũng như việc học đọc, học viết, học vẽ, việc học hát, các em được nghe hát nghe nhạc hoặc tham gia trò chơi, vận động theo nhạc đều nhằm mục đích phát triển khả năng âm nhạc. Nâng cao năng lực cảm thụ âm nhạc của các em là cơ sở để hình thành một trình độ văn hoá thẩm mỹ nhất định, góp phần giúp trẻ phát triển năng lực, thẩm mỹ, trí tuệ, thể chất cho trẻ vào hiệu quả giáo dục chung. Nắm bắt được mục đích yêu cầu, nhiệm vụ chính của môn học : “Học vừa chơi chơi vừa học” kết hợp giảng dạy theo phân phối chương trình của bộ môn âm nhạc, chúng ta có thể hoàn thành căn bản tình tiết trên lớp. Hơn nữa, trong kế hoạch dạy học của chương trình Tiểu học năm 2000 (CTTH-2000) quy định giữa hai tiết học, học sinh nghỉ tại chỗ 5 phút. Riêng với học sinh cấp 1 giữa mỗi tiết học có nghỉ 5 phút tại chỗ. Vậy, trong dạy học Âm nhạc nói chung và dạy học phân môn Âm nhạc nói riêng, chúng ta tổ chức hoạt động vui chơi như thế nào để giảm bớt căng thẳng trong học tập cho học sinh mà các em có thể vui đùa thoải mái với bạn bè nhưng ít gây tiếng ồn ảnh hưởng đến các lớp xung quanh, đồng thời rèn luyện các em những phẩm chất tốt đẹp. Dạy Âm nhạc đối với học sinh cấp 1 chủ yếu là dạy học sinh hát và bước đầu tập nghe nhạc, dạy cho học sinh hát đúng giai điệu của bài hát phù hợp với độ tuổi và khả năng tiếp thu của các em, hoà giọng hát cá nhân trong giọng hát chung của tập thể qua giai điệu tiết tấu lời ca của các bài hát nhằm giáo dục tình cảm đạo đức trong sáng, lành mạnh, đời sống tinh thần của các em thêm phong phú. Ngoài giai điệu tiết tấu lời ca của bài hát còn biểu hiện nội dung cụ thể về một sự việc, sự vật. Mỗi bài hát là một cảm xúc, một tâm trạng, một cách nhìn thế giới khách quan và thể hiện nội tâm được diễn tả bằng ngôn ngữ văn học và âm nhạc mà người giáo viên phải đưa cái hồn trong tiết dạy để các em cảm nhận được nét đặc trưng của môn học. Ngoài những mục tiêu yêu cầu đặt ra của môn học cần đạt được trong quá trình giảng dạy tôi lại gặp những khó khăn nhất định và những khó khăn này đã không giúp tôi hoàn thành tốt trong một giờ lên lớp. Chúng ta vẫn biết rằng: Trong mỗi lớp học có nhiều đối tượng học sinh cùng tham gia hoạt động, tất cả học sinh trong lớp đều tiếp thu lượng kiến thức đầy đủ khi giáo viên cung cấp thì đối với môn học của tôi phụ trách qua những giờ thực giảng trên lớp ngoài những em học sinh có năng khiếu có giọng hát hay, mạnh dạn tự tin khi thể hiện bài hát đa số vẫn còn nhiều em quá rụt rè nhút nhát, rất ít xung phong lên biểu diễn bài hát trước lớp, các em còn ngại thiếu sự tự tin và hơn thế nữa các em nghĩ mình hát không hay. Thiết nghĩ đây là môn học được nhiều học sinh yêu thích và có hứng thú khi học, bản thân tôi cũng mong muốn bằng cách nào để giúp cho tất cả các em trong lớp đều được tham gia học tập sôi nổi nhiệt tình và tương đối đồng nhất tạo cho các em biết hoà mình trong tập thể, tạo nên một tâm thế sẵn sàng, ham học và đây cũng là một điều kiện thuận lợi giúp cho các em học tốt những môn học khác .Xuất phát từ những vấn đề đặt ra tôi đã thực nghiệm việc lồng ghép những trò chơi được ứng dụng từ nội dung của bài học để giúp học sinh nhớ được lời ca của bài hát nhanh chóng và dễ dàng, từ những trò chơi được ứng dụng tất cả học sinh trong lớp đều được tham gia và không chỉ có vậy thông qua những trò chơi giúp các em mạnh dạn tự tin hơn khi đứng trước lớp, góp phần giải trí thư giản cho những môn học tiếp theo. Sách hướng dẫn trò chơi Âm nhạc có hướng dẫn rất nhiều trò chơi hay, nhưng có những trò chơi chưa thể áp dụng trong nhà trường của chúng ta được vì đòi hỏi phải có điều kiện thích hợp, không gian , thời gian hợp lý. Chính vì lẻ đó mà qua quá trình nghiên cứu và thực hiện trên lớp tôi đã lựa chọ và sáng tạo thêm một số trò chơi tiêu biểu mà tôi áp dụng trong các tiết dạy Âm nhạc ở trường. Đây là một số trò chơi khá thuận tiện như sau: - Không đòi hỏi phải đầu tư quá nhiều thời gian, dễ dàng thực hiện.- Có thể kéo dài hay rút ngắn thời gian mà không ảnh hưởng đến tiết học .- Học sinh có thể ở tại chổ để tham gia, không phải di chuyển nhiều làm lộn xộn lớp.- Không cần nhiều vật dụng. Trên hết vẫn đảm bảo được tính khoa học, giáo dục và bám sát nội dung bài.Một số hoạt động trò chơi âm nhạc tôi đã áp dụng vào giảng dạy đó là một việc làm nhỏ giúp tôi thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong mỗi năm học. 2. Cơ sở lí luậnNhư chúng ta đã biết, Âm nhạc là môn học mang tính nghệ thuật nên rất khác với những môn học khác, tuy nó không đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối nhưng đòi hỏi người học phải có sự đam mê, có một chút năng khiếu. Điều này không phải ai cũng có. Học Âm nhạc mang đến cho học sinh những phút giây thư giãn, thông qua những câu hát, những lời ca, những cử chỉ, những diệu bộ, cách vận động phụ họa và đặc biệt là các trò chơi Âm nhạc giúp các em thêm yêu thích môn Âm nhạc. Trang bị cho học sinh tri thức, kĩ năng vận động cần thiết cho các hoạt động khác nhau trong cuộc sống. Rèn luyện nếp sống văn minh, lành mạnh, phát triển hứng thú, hình thành thói quen tự lập và tự tổ chức các trò chơi Âm nhạc. Trong quá trình học tập còn giúp các em biết ứng dụng các trò chơi Âm nhạc dân gian vào hoạt động học tập và sinh hoạt ở trong và ngoài nhà trường.Từ đó để học sinh có thể lĩnh hội, khám phá và chiếm lĩnh kiến thức thì người giáo viên phải thường xuyên có nhiều biện pháp kích thích học sinh hứng thú, tự giác, tích cực trong giờ học. Người giáo viên cần luôn tìm đổi mới phương pháp dạy học. Tìm những trò chơi Âm nhạc phù hợp với tiết dạy để giúp học sinh học tập, tích cực hoạt động. Tự giác tri thức phát huy tư duy sáng tạo và các tố chất cho học sinh.3. Cơ sở thực tiễnÂm nhạc là nguồn dẫn dắt các em đến với những hiện tượng sống động của đời sống, giúp các em hình thành sự liên tưởng. Nhịp điệu rắn rỏi mạnh mẽ của bản hành khúc gợi cho các em niềm vui, hào hứng phấn khởi. Bài hát êm dịu đưa trẻ đến tình cảm nhẹ nhàng, thiết tha.Ca hát là một trong những hoạt động âm nhạc được hầu hết các em học sinh yêu thích. Nó là nguồn hứng thú mạnh mẽ để các em cảm thụ nghệ thuật. Ca hát còn là nội dung thường xuyên được tổ chức cùng với các hoạt động khác ở trường .Các em được hát, được tham gia các trò chơi Âm nhạc, được bàn luận về nội dung của các bài hát sẽ tạo ra sự cảm nhận nghệ thuật, có tác dụng giáo dục tình cảm, đạo đức và thẩm mỹ.Vận động theo nhạc là hoạt động phối hợp giữa âm nhạc với các động tác thân thể, hoặc sử dụng đồ chơi âm nhạc tạo cho các em có sự cảm nhận về nhịp điệu, góp phần tích cực vào sự phát triển trí tuệ và thể chất.Trò chơi Âm nhạc giúp các em phát triển năng khiếu, ôn luyện những kĩ năng âm nhạc, trò chơi còn là nguồn cảm hứng đem đến cho các em niềm vui sự hứng khởi trong hoạt động nghệ thuật.Khi các em chơi còn giúp các em phát triển khả năng nghe nhạc ( cao độ, trường độ, định hướng âm thanh, các sắc thái âm nhạc … )Vì thế nhiệm vụ của giáo viên phải là một người dẫn dắt hướng dẫn các em vào các hoạt động Âm nhạc tích cực từ đó các em học tốt, hứng thú vào hoạt động Âm nhạc 4. Đặc điểm tình hình 4.1. Thuận lợiĐối với các phương pháp trong giáo dục Tiểu học thì hoạt động chủ yếu mang tính chủ động, trực tiếp tham gia vào các hoạt động. giáo viên cần khuyến khích các em tham gia tích cực vào quá trình học tập một cách chủ động.Các em tự học là chính. Các em có thể học thông qua các trò chơi, qua khám phá, tìm hiểu, trải nghiệm. Giáo viên chỉ là người “trung gian” hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho các em hoạt động nhằm phát huy hứng thú, phát triển năng khiếu.Giáo viên xác định chủ đề lên kế hoạch lồng ghép các hoạt động phù hợp với trình độ phát triển của mỗi em, cho các em trải nghiệm, tìm hiểu, khám phá, nhận thực thức.* Đối với trường lớp- Giáo viên gặp môi trường làm việc tốt, trường lớp sạch đẹp rộng rãi, mùa đông ấm áp và mùa hè thoáng mát, giúp cho giáo viên có cảm hứng giảng dạy thật tốt, học sinh có tâm lí thoải mái, hứng thú vào quá trình học tập cũng như vui chơi.- Khuông viên sân trường rộng rãi, thích hợp cho các em chơi các trò chơi dân gian.- Nhà trường luôn tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên được nâng cao về chuyên môn như khuyến khích giáo viên tham gia các lớp học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, dự giờ tham quan trường bạn, tiếp cận với công nghệ thông tin cập nhật các tin tức và học hỏi qua mạng Internet.- Giáo viên luôn được sự quan tâm giúp đỡ của nhà trường và phụ huynh. Được sự quan tâm động viên giúp đỡ của các anh chị em đồng nghiệp. 4.2. Khó khăn- Học sinh có sự phát triển không đều về thể chất và trí tuệ, có em sức khỏe yếu, tiếp thu bài còn chậm nên giáo viên gặp không ít khó khăn trong việc truyền thụ kiến thức.- Trong lớp học cũng có một số học sinh nhút nhát, rụt rè trước đám đông nên khó hòa đồng cùng các bạn.- Có một số em cá biệt trong lớp học, không chú ý học tập nên việc nhận thức trong lớp học không đồng đều.- Đa phần các bậc phụ huynh chưa hiểu được ý nghĩa các môn học mà chỉ quan tâm chú trọng đối với môn Toán và Tiếng Việt.5. Những biện pháp sử dụng khi tiến hành giúp học sinh phát triển toàn diện qua môn âm nhạc.* Biện pháp 1- Đầu tư tốt giáo án, đầu tư thời gian tìm tòi sáng tạo các trò chơi mới để rút ra kinh nghiệm trong việc giảng dạy, chuẩn bị đồ dùng dạy học đầy đủ và các trò chơi gây hấp dẫn, hứng thú với học sinh.- Giáo viên phải dạy đúng chương trình và chọn các trò chơi phù hợp với từng nội dung bài học.- Giáo viên phải nắm vững phương pháp của bộ môn, các bước, trình tự trong mỗi tiết học, giáo viên phải luôn thay đổi hình thức giảng dạy nhằm lôi cuốn các em vào giờ học, tổ chức lớp học nhẹ nhàng, linh hoạt * Biện pháp 2- Việc dạy hát là giúp các em cảm thụ giai điệu, lời ca của các tác phẩm âm nhạc. giúp các em thể hiện lời của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ cử chỉ minh họa các em hát và thể hiện cảm xúc của mình.- Dạy hát những bài có giai điệu vui tươi, trong sáng, hóm hỉnh mang sắc thái, tình cảm tha thiết, mộc mạc, tiết tấu đơn giản. Giáo viên chọn những trò chơi phù hợp với lứa tuổi của các em.* Biện pháp 3- Để giúp học sinh thể hiện cảm xúc một cách tự nhiên và bộc lộ hết khả năng của mình cô giáo cho các em hát theo tổ, nhóm, cá nhân, hát thể hiện tình cảm, sắc thái bài hát, cô cho các em hát dưới nhiều hình thức như hát to, hát nhỏ, hát nhanh, hát chậm, hát nối tiếp, hát đối đáp, hát theo hiệu lệnh tay cô giáo. Trong quá trình thể hiện bài hát cô khuyến khích các em thể hiện các động tác minh họa như vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư theo cảm xúc của bài hát các em cảm nhận được.- Ví dụ : Giáo viên cho các em tham gia trò chơi hát theo hiệu lệnh tay : cô đưa tay cao các em hát to, đưa tay ngang mặt các em hát vừa, đưa tay thấp các em hát nhỏ.* Biện pháp 4- Ngoài các bài hát trong chương trình giáo viên sưu tầm thêm các bài hát thiếu nhi có nội dung gần gũi với các em cho các em nghe qua các tiết nghe nhạc nhằm phát huy sự cảm thụ âm nhạc của học sinh. Giáo viên cho các em tham gia trò chơi trong tiết nghe nhạc.* Biện pháp 5- Tạo tâm lí thoải mái, môi trường học tập các em, giáo viên tận dụng diện tích phòng học sắp xếp đội hình chơi trò chơi trong các giờ ôn tập, động viên, khuyến khích học sinh mạnh dạn phát huy tính chủ động của học sinh.- Khi các em hát giáo viên chú ý cách phát âm của học sinh phải hiện kịp thời và sửa sai cho học sinh.* Biện pháp 6 : Rèn luyện nề nếp, kỹ năng, và kích thích sự sáng tạo của học sinh.- Học sinh biết thực hiện các kỹ năng đơn giản trong khi thể hiện bài hát tạo cho các em có cảm giác tự tin, mạnh dạn, nhanh nhẹn và linh hoạt qua việc các em lên biểu diễn thông qua trò chơi thử tài làm ca sĩ.- Tạo điều kiện cho học sinh tự thỏa thuận và tự chọn cách vận động theo ý thích và sự sáng tạo của mình. Giáo viện chỉ hướng dẫn, khuyến khích, động viên các em tự tin với bản thân mình.* Biện pháp 7 : Tạo cho học sinh có tâm lý ổn định.- Giáo viên khen ngợi khuyến khích các em tham gia sáng tạo trò chơi. giáo viên phải tôn trọng sự sáng tạo của học sinh luôn đề cao và đặt sự tin tưởng vào học sinh, tạo cho các em có tâm lí an toàn, đây là nền tảng của sự nhận thức, tự giác, tự tin, thúc đẩy sự phát triển ý tưởng. Từ đó các em thích thú sáng tạo và mạnh dạn thể hiện tình cảm của mình.* Biện pháp 8 - Khi tổ chức cho học sinh vận động theo nhạc hoặc vỗ tay, gõ đệm theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu, múa phụ họa … giáo viên cho học sinh chơi trò thi đua thực hiện theo nhóm, cá nhân sẽ dể dàng phát hiện chỗ học sinh bị sai kịp thời sửa và phát hiện được học sinh nào có năng khiếu.II/ PHẦN NỘI DUNGTrò chơi âm nhạc là trò chơi được tiến hành bằng các yếu tố âm nhạc. Vì vậy, ngoài các quy định chung của trò chơi, giáo viên cần chú ý cho các em thực hiện hình thức chơi có tác dụng phát triển năng khiếu Âm nhạc. giáo viên hướng dẫn luật chơi và làm mẫu để học sinh nắm được cách chơi.Muốn tiến hành trò chơi có kết quả gây được sự chú ý, hào hứng của học sinh ồng thời có tác dụng giáo dục, giải trí, thư giản và ứng dụng nội dung bài học vào trò hơi cần làm tốt một số khâu sau đây:* Trò chơi và cách thức tổ chức trò chơi.1/ Chọn trò chơi: - Mỗi tiết học và tuỳ theo từng bài học mà giáo viên có thể chọn từ 1 - 2 hoạtđộng.- Trò chơi phải thu hút cả lớp cùng tham gia.2/ Chuẩn bị của giáo viên : - Nếu trò chơi có bài hát, giáo viên phải nắm vững bài hát để chủ động dạy các em hát trước khi thực hiện trò chơi.- Nếu trò chơi có hình vẽ, giáo viên phải tập vẽ hoặc vẽ ra giấy trước .- Nếu trò chơi làm động tác, giáo viên phải thực hiện các động tác thành thạo.- Trò chơi có dụng cụ kèm theo phải được chuẩn bị sẵn.3/ Giới thiệu và giải thích trò chơi:- Giáo viên nêu tên trò chơi, cách thức chơi, những thao tác cần thiết, cố gắng thật ngắn gọn làm sao để học sinh hiểu rõ cách thực hiện trò chơi.4/ Điều khiển trò chơi, nhận xét, đánh giá :- Hiệu lệnh rõ ràng.- Tuỳ theo từng loại trò chơi có thể cho học sinh đứng tại chỗ hoạc tổ chức các nhóm đứng thành hàng ngang, hàng dọc hay vòng tròn.- Chơi xong trò chơi, giáo viên nên có nhận xét biểu dương những em làm tốt. Nếu có được phần thưởng nho nhỏ để động viên, tặng các em sẽ gây được không khí thi đua, hào hứng rất tốt .5/ Mấy điều chú ý:- Có những trò chơi hấp dẫn, học sinh thích thú, em nào cũng muốn xungphong tham gia. Khi đó giáo viên phải tổ chức trật tự để không gây ồn ào, lộn xộn, ảnh hưởng đến các lớp xung quanh.- Đến mỗi tiết học có những trò chơi khác nhau .- Trò chơi đã quen thuộc có thể một học sinh điều khiển trò chơi, không nhấtthiết giáo viên lúc nào cũng là người chủ trì.- Trò chơi phải thu hút được cả lớp tham gia.6/ Ứng dụng một số trò chơi trong giảng dạy âm nhạc qua mỗi bài học trên lớp sau đây:6.1: Trò chơi Tập tầm vông- Tác dụng: + Rèn luyện, nhanh tay, tinh mắt.+ Vui chơi, giải trí.- Chuẩn bị:+ Cho học sinh ngồi hoặc đứng vào nhau thành từng đôi một, 1 trong 2 em cầm một viên sỏi nhỏ hoặc viên bi hay mẫu tẩy, mẫu giấy co tròn.+ Nếu cả lớp thì để học sinh ngồi nguyên vị trí cũ, còn cô thay viên sỏi bằng cáikẹo hay quả mận.- Cách chơi :+ Cách 1: Giáo viên hô: “Chuẩn bị…bắt đầu” sau lệnh đó, học sinh cầm sỏitrong tay đưa ra sau lưng khéo léo nắm viên sỏi vào một trong hai tay rồi đưa hai tay về phía trước giả vờ như chuyển viên sỏi từ tay nọ sang tay kia đồng thời cả lớp hát bài Tập tầm vông.+ Cách 2: Giáo viên cầm một cái kẹo giơ cao lên cho học sinh cả lớp nhìn thấy, sau đó giáo viên đưa sau lưng nắm vào một trong hai bàn tay rồi chuyển về phía trước cho học sinh hát bài Tập tầm vông. Giáo viên cho các em xung phong đoán .- Sau mỗi trò chơi giáo viên cần nhận xét và tuyên dương những bạn chơi tốt.6.2 : Trò chơi : Đố quả theo Thơ- Tác dụng : + Thuộc thơ, rèn luyện tư duy hình tượng .+ Vui chơi nhẹ nhàng .- Cách chơi: + Giáo viên thuộc thơ và nêu tên trò chơi : Đố quả theo thơ để học sinh trả lời .+ Quả quen thuộc mà các em biết trong đời sống .a/ Quả gì cong cong Xếp trong một nải Nải xếp thành buồng Khi chín vàng thơm Ăn ngon ngon lắm? b/ Quả gì nhiều mắt Lá sắt có gai Thơm khắp đó đây Khi mùa quả chín? c/ Quả gì nho nhỏ Chín đổ như hoa Tươi đẹp vườn nhà Mà cay xé lưỡi?6.3/ Trò chơi : Hát to hát nhỏ- Tác dụng :+ Học sinh thể hiện sắc thái to, nhỏ qua kí hiệu tay trong mỗi bài hát .- Chuẩn bị :+ Một số bài hát đã học .+ Giáo viên chuẩn bị động tác tay.- Cách chơi: Giáo viên quy ước kí hiệu tay: + Khi giáo viên giơ hai tay cách xa thì học sinh hát to, hai tay gần nhau thì hát nhỏ hơn, khi hai tay gần sát thì hát thầm.+ Giáo viên bắt nhịp những bài học, cả lớp hát theo kí hiệu tay của giáo viên.+ Lưu ý: Học sinh không hát quá to, không gào thét mà cần tập trung thực hiện theo hiệu lệnh .6.4/ Trò chơi : Hát nhanh hát chậm- Tác dụng : + Qua kí hiệu tay của giáo viên, học sinh biết hát nhanh, hát chậm theo đúnghiệu lệnh. - Chuẩn bị : + Một số bài hát đã học .+ Giáo viên chuẩn bị động tác tay chuẩn- Cách chơi: Giáo viên quy ước kí hiệu tay:+ Khi giáo viên guồng hai tay nhanh thì học sinh hát nhanh, guồng hai taychậm thì học sinh hát chậm.+ Giáo viên bắt nhịp các bài hát đã học và hát theo kí hiệu tay của giáo viên.+ Lưu ý: Học sinh không hát quá nhanh, không hát dồn nhịp mà cần tập trung theo đúng hiệu lệnh.6.5 / Trò chơi : Nghe giọng hát tìm người hát. - Tác dụng: + Giúp học sinh nâng cao khả năng nghe nhạc, nhận biết giọng hát của các bạn trong lớp. - Chuẩn bị :+ Một số bài hát đã học. - Cách chơi: + Giáo viên mời một bạn lên bảng, chỉ định ở dưới lớp. Một học sinh hát. Bạn trên bảng quay xuống và đoán tên bạn vừa hát, đoán đúng thì được bạn vừa hát lên thế. Nếu đoán chưa đúng thì tiếp tục trò chơi. Nếu ba lần đoán sai thì giáo viên chỉ định học sinh khác.+ Lưu ý: Lớp trật tự không nói tên bạn hát.6.6 / Trò chơi cùng hòa tấu- Tác dụng+ Giúp học sinh vừa học hát vừa tập sử dụng các nhạc cụ gõ đệm cũng như vỗ tay đúng phách, đúng nhịp, đúng tiết tấu lời ca.- Chuẩn bị:+ Nhạc cụ gõ thanh phách, song loan, trống nhỏ.+ Thẻ điểm.- Cách chơi: + Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm: mỗi nhóm sử dụng một nhạc cụ đệm khác nhau:Nhóm 1: song loanNhóm 2: thanh pháchNhóm 3: trống nhỏ+ Giáo viên đưa 1 ngón tay nhóm 1 thực hiện.+ Giáo viên đưa 2 ngón tay nhóm 2 thực hiện.+ Giáo viên đưa 3 ngón tay nhóm 3 thực hiện.+ Giáo viên đưa 5 ngón tay cả 3 nhóm cung thực hiện hát kết hợp gõ đệm bằng nhạc cụ gõ của nhóm mình được phân công.- Giáo viên nhận xét và tuyên dương từng nhóm.+ Lưu ý: Trò chơi này chỉ thực hiện sau khi học sinh đã thuộc lời ca và hát đúng giai điệu bài hát.6.7 Trò chơi nghe giai điệu đoán tên bài hát- Tác dụng :+ Giúp học sinh nhớ lại giai điệu các bài hát đã học và tập tính nhạy cảm trong Âm nhạc cho các em.- Chuẩn bị:+ Bàn phím điện tử.- Cách chơi:+ Giáo viên đàn giai điệu của một bài hát bất kì trong chương trình các em đã được học. Giáo viên sẽ gọi bất kì em nào để trả lời tên bài hát.+ Học sinh chú ý lắng nghe và trả lời. Những người trả lời sai sẽ bị phạt. Người trả lời đúng sẽ được tuyên dương.+ Lưu ý: Trò chơi này có thể thực hiện trong các tiết ôn tập những bài hát.6.8 Trò chơi đố bạn đoán đúng- Tác dụng:+ Giúp học sinh nhận biết được các câu hát trong bài hát đã học và nâng cao khả năng cảm thụ Âm nhạc cho học sinh.- Chuẩn bị:+ Nhạc cụ gõ đệm.+ Các thăm ghi tên bài hát hoặc câu hát.- Cách chơi:+ Giáo viên chia lớp thành 3,4 nhóm, mỗi nhóm cử một em lên tham gia trò chơi.+ Giáo viên cho học sinh bốc thăm, trong mỗi thăm sẽ có tên của một bài hát hoặc câu hát các em đã học. Sau đó các em sẽ tự chọn hình thức gõ, vỗ tay tiết tấu lời ca hoặc dùng động tác để diễn tả bài hát hoặc câu hát mà mình bốc được.+ Lưu ý: không được thể hiện bằng giọng hát mà chỉ được thực hiện bằng 3 hình thức trên để diễn tả trước lớp.6.9 Trò chơi mô tả tranh đoán tên bài hát- Tác dụng:+ Giúp học sinh phát huy tính sáng tạo và nhớ lại các bài hát đã học khi nghe mô tả bức tranh.- Chuẩn bị :+ Tranh minh họa.- Cách chơi:+ Chia cả lớp thành hai đội A và B.+ Gọi một học sinh đội A lên bảng quay lưng xuống lớp.+ Giáo viên lấy một bức tranh bất kì giơ cho cả lớp xem. Yêu cầu đội A diễn tả lại nội dung bức tranh cho bạn trên bảng đoán tên bài hát. Và cứ thế lần lượt từng đội thực hiện trò chơi.+ Kết thúc đội nào đoán đúng được tên bài hát nhiều hơn thì đội đó thắng.+ Lưu ý: Trò chơi này có thể thực hiện trong những tiết ôn tập những bài hát đã học.III/ Kết quả đạt được:Qua thời gian áp dụng tổ chức một số trò chơi giữa tiết trong dạy học phân môn Âm nhạc tôi nhận thấy hiệu quả của tiết dạy được nâng lên rõ rệt. Ở hai tháng đầu năm, mỗi lớp có ít nhất một vài học sinh còn rụt rè, nhút nhát khi lên biểu diễn bài hát nhưng đến tháng 11 và 12 thì có tiến bộ dần, các em mạnh dạn tham gia vào các hoạt động trong tiết học, tham gia vào các trò chơi cùng lớp làm cho không khí lớp học có sự đoàn kết và sôi nổi hơn. Học sinh rất ham học phân môn Âm nhạc , đến tiết Âm nhạc là các em mừng rỡ, vỗ tay đón giáo viên vì các em được học được chơi, chơi mà học có hiệu quả.Học sinh tham gia trò chơi rất tích cực và các em ngày một nhanh nhẹn hơn, tinh tế hơn và qua trò chơi học sinh nhớ bài học lâu hơn.Dưới đây là kết quả của một lớp học năm học vừa qua có áp dụng trò chơi Âm nhạc vào trong tiết học đạt được như sau :IV/ BÀI HỌC KINH NGHIỆMQua nghiên cứu ta thấy được áp dụng trò chơi vào tiết dạy Âm nhạc có vai trò rất quan trọng trong việc dạy học Âm nhạc, chúng biến giờ học khô khan thành sôi động, biến lí thuyết suông thành cuộc sống thực, là cầu nối giữa lớp học với thế giới bên ngoài. Nếu chúng ta đầu tư được các trò chơi hay, hấp dẫn, phù hợp thì cũng đồng nghĩa với việc chúng ta có được những tiết dạy thu hút học sinh và đạt được hiệu quả cao.Khi ứng dụng một số trò chơi trong giảng dạy âm nhạc kết quả rất khả quan trong thực tiễn. Nhưng tôi nhận thấy, bởi đây là một đề tài vô cùng lớn và sâu sắc. Do vậy, việc giáo viên chuẩn bị kỹ một tiết dạy cần được tôn trọng, quan tâm đầu sĩsốHSĐầu năm Cuối nămHTT HT Chưa HT HTT HT Chưa HT SL % SL % SL % SL % SL % SL %25 5 20 7 28 13 52 15 60 6 24 4 16tư chừng nào, thì một giờ lên lớp hiệu quả chừng ấy. Nhận thấy tầm quan trọng của môn học mình đang đảm nhận. Bản thân tôi cần nhận thấy cần trao dồi kiến thức nhiều hơn, cả về nghiệp vụ lẫn kiến thức thường thức phổ thông, cần phải sưu tầm, tìm tòi, đọc nhiều hơn để công tác giảng dạy ngày một tốt hơn.V/ KẾT LUẬNViệc dạy Âm nhạc ở Tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh là thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Ở đây người ta đặc biệt coi trọng các hoạt động kết hợp với hát như vận động phụ họa trò chơi Âm nhạc. Học sinh sẽ được hấp dẫn lôi cuốn vào các hoạt động làm cho giờ học nhạc thêm vui tươi, sinh động. Qua đó học sinh lĩnh hội được những kiến thức thuộc về văn hoá Âm nhạc một cách nhẹ nhàng và sâu sắc. Sử dụng trò chơi trong giảng dạy Âm nhạc là phương pháp dạy học tích cực đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị bài dạy trước khi lên lớp, thực hiện được các hoạt động trong giờ học một cách nhịp nhàng, giúp học sinh tiếp thu bài chủ động, sáng tạo, có hiệu quả. Còn rất nhiều trò chơi Âm nhạc nhưng phải tìm tòi, chọn lựa cho phù hợp với môn Âm nhạc để áp dụng vào bài học để đạt hiệu quả cao. Trong quá trình viết đề tài, tài liệu tham khảo còn quá ít, thời gian tiếp cận còn hạn chế. Tôi chỉ viết những gì thực tế giảng dạy trên lớp đã đạt được kết quả khả quan khi ứng dụng vào giảng dạy. Do vậy trong quá trình thực hiện đề tài này tôi còn nhiều thiếu sót, rất mong được đồng nghiệp đóng góp thêm ý kiến quý báu để đề tài được hoàn chỉnh hơn. Phước Thọ, ngày 05 tháng 09 năm 2014 Người viết Nguyễn Thị Thuỳ Linh