Giáo án hướng dẫn tin học lớp 5 năm 2024

Cuốn sách "Giáo án hướng dẫn học tin học lớp 5" được biên soạn nhằm giúp các em học sinh có những hiểu biết cơ bản về máy tính và biết sử dụng máy tính trong học tập. Sách có các nội dung theo từng chủ đề phong phú, với cấu trúc mỗi bài học gồm các hoạt động chính như: Hoạt động cơ bản - Hoạt động thực hành - Hoạt động ứng dụng, mở rộng - Em cần ghi nhớ.

Sách được biên soạn theo nội dung chương trình môn Tin học hiện hành, với mục đích giúp học sinh củng cố vững chắc kiến thức và kĩ năng về tin học đã được học và có ý thức, khả năng vận dụng điều đã học vào thực tiễn cuộc sống.

Nội dung cuốn sách cung cấp cho các em học sinh và các thầy cô 5 chủ đề:

CHỦ ĐỀ 1: KHÁM PHÁ MÁY TÍNH

Bài 1. Khám phá Computer

Bài 2. Luyện tập

Bài 3. Thư điện tử (email)

Bài 4. Thư điện tử (tiếp theo)

Học và chơi cùng máy tính: Stellarium

CHỦ ĐỀ 2: SOẠN THẢO VĂN BẢN

Bài 1. Những gì em đã biết

Bài 2. Kĩ thuật điều chỉnh một đoạn văn bản

Bài 3. Chọn kiểu trình bày có sẵn cho đoạn văn bản

Bài 4. Định dạng trang văn bản, đánh số trang trong văn bản

Bài 5. Thực hành tổng hợp

Học và chơi cùng máy tính: XMind

CHỦ ĐỀ 3: THIẾT KẾ BÀI TRÌNH CHIẾU

Bài 1. Những gì em đã biết

Bài 2. Mở rộng hiệu ứng chuyển động

Bài 3. Chèn âm thanh vào bài trình chiếu

Bài 4. Chèn đoạn video vào bài trình chiếu

Bài 5. Đặt thông số chung cho các trang trình chiếu .

Bài 6. Thực hành tổng hợp

Học và chơi cùng máy tính: Windows Movie Maker 2.6

CHỦ ĐỀ 4: THẾ GIỚI LOGO CỦA EM

Bài 1. Những gì em đã biết

Bài 2. Câu lệnh lặp lồng nhau

Bài 3. Thủ tục trong Logo

Bài 4. Thủ tục trong Logo (tiếp theo)

Bài 5. Luyện tập về thủ tục

Bài 6. Thay đổi màu và nét vẽ bằng câu lệnh

Học và chơi cùng máy tính: Đặt số vào đúng vị trí (Sudoku)

CHỦ ĐỀ 5: EM HỌC NHẠC

Bài 1. Làm quen với phần mềm MuseScore

Bài 2. Bước đầu tạo bản nhạc với phần mềm MuseScore

Bài 3. Ghi lời bản nhạc, thay đổi nốt nhạc, thêm ô nhịp

Bài 4. Chèn ô nhịp và thay đổi thông tin về bản nhạc

Bài 5. Thiết lập trang giấy và xuất bài nhạc

Học và chơi cùng máy tính : Gấu chơi Piano

CLICK LINK DOWNLOAD EBOOK TẠI ĐÂY

CLICK LINK DOWNLOAD WORD TẠI ĐÂY

Giáo án Tin học lớp 5 trọn bộ cả năm, mang tới đầy đủ các tiết học trong cả năm học, giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng kế hoạch bài dạy môn Tin học lớp 5 theo đúng quy định mới nhất.

Kế hoạch bài dạy Tin học lớp 5, được biên soạn kỹ lưỡng, cẩn thận, trình bày khoa học, đúng quy định, giúp thầy cô có thêm kinh nghiệm soạn giáo án lớp 5 của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để có thêm kinh nghiệm soạn giáo án điện tử lớp 5:

Giáo án môn Tin học lớp 5 cả năm

Tuần: 01 Tiết thứ: 01Ngày dạy: …………………

CHƯƠNG 1: KHÁM PHÁ MÁY TÍNH

BÀI 1: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT (TIẾT 1)

  1. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Ôn tập những kiến thức cơ bản đã học.
  • Nhận diện được các bộ phận máy tính và chức năng của từng bộ phận.
  • Nêu ra được vai trò của máy tính trong đời sống.

2. Kỹ năng:

Sau khi học xong bài này các em có khả năng nhận biết:

  • Máy tính là công cụ xử lí thông tin.
  • Nhận biết được các thiết bị lưu trữ và sử dụng được chúng.
  • Nhận biết được các dạng thông tin cơ bản..

3. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc trong giờ học.

II. CHUẨN BỊ:

  • Giáo viên: SGK, giáo án, bảng, phấn.
  • Học sinh: tập, bút.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TGHOẠT ĐỘNG CỦA THẦYHOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

6ph

3ph

29ph

(15’)

(10’)

(4’)

2ph

1. Bài cũ:

- Ổn định lớp.

- Khởi động.

2. Bài mới:

Các em đã làm quen với môn tin học được một thời gian rồi. Vậy thì các em có nhớ cách khởi động và tắt máy, cách thực hiện những trò chơi không? Năm nay, thầy sẽ hướng dẫn các em tiếp tục chương trình của bộ môn tin học. Để bắt đầu chương trình, hôm nay thầy sẽ hướng dẫn các em ôn lại những kiến thức mà ta đã được học ở năm qua.

3. Các hoạt động:

  1. Hoạt động 1:

Đặt câu hỏi:

- Thông tin là gì?

- Em hãy nêu các loại thông tin?, mỗi loại hãy cho 1 ví dụ minh chứng.

- Em hãy nêu các thiết bị lưu trữ thông tin?

- Máy tính được chia làm bao nhiêu bộ phận chính?

- Nhiệm vụ từng bộ phận của máy tính?

  1. Hoạt động 2:

- Hỏi: Máy tính có khả năng làm việc như thế nào?

- Hỏi: Máy tính giúp con người làm những gì?

- Hãy kể tên 2 thiết bị ở trong lớp học hoạt động phải dùng điện.

  1. Hoạt động 3:

Điền Đ/S vào các câu sau:

- Máy tính tính toán chậm hơn con người?

- Ti vi hoạt động được là nhờ có điện.

- Có thể học tốt môn Toán nhờ máy tính?

- Em điều khiển máy tính bằng mắt?

- Âm thanh không phải là một dạng thông tin?

- Máy tính có thể bảo quản thông tin?

- Màn hình hiện kết quả làm việc của máy tính?

4. Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Yêu cầu học sinh về nhà xem lại bài đã học.

- Ổn định.

- Hát.

- Lắng nghe.

- Trả lời câu hỏi:

- Thông tin là những lời nói giao tiếp hằng ngày, các kiến thức chung về khoa học, văn hóa, xã hội...

- Thông tin dạng âm thanh, thông tin dạng văn bản, thông tin dạng hình ảnh. VD: tiếng chim hót, tiếng hát; các bài báo, sách SGK; các bức tranh vẽ, ảnh chụp,...

- Đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD, đĩa Flash (USB).

- 4 bộ phận chính: màn hình, phần thân máy, bàn phím, con chuột.

- Bàn phím, con chuột là thiết bị nhập thông tin; thân máy dùng để xử lý thông tin; màn hình dùng để hiện thị kết quả (thiết bị xuất).

- Nhanh, chính xác, liên tục...

- Làm việc, học tập, giải trí, liên lạc

- Quạt, bóng đèn điện...

+ S.

+ Đ.

+ Đ.

+ S.

+ S.

+ Đ.

+ Đ.

- Lắng nghe.

* SỬA CHỮA - BỔ SUNG

..............................................................

..............................................................

..............................................................

..............................................................

* RÚT KINH NGHIỆM

..............................................................

..............................................................

..............................................................

..............................................................

BÀI 1: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT (TIẾT 2)

  1. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Ôn tập những kiến thức cơ bản đã học.

2. Kỹ năng:

  • Vận dụng các kiến thức đã học để thực hiện bài tập cho tốt.

3. Thái độ:

  • Có thái độ nghiêm túc trong giờ học.

II. CHUẨN BỊ:

  • Giáo viên: SGK, giáo án, bảng, phấn.
  • Học sinh: tập, bút.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TG

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

6ph

3ph

29ph

(15’)

(10’)

(4’)

2ph

1. Bài cũ:

- Ổn định lớp.

- Nêu các bộ phận của máy tính để bàn.

2. Bài mới:

Ở tiết trước các em đã được thầy nhắc lại những bộ phận của chiếc máy tính để bàn. Đến tiết này các em sẽ ôn tập tiếp chương trình học của năm qua.

3. Các hoạt động:

  1. Hoạt động 1:

Đặt câu hỏi:

- Thông tin là gì?

- Em hãy nêu các loại thông tin?, mỗi loại hãy cho 1 ví dụ minh chứng.

- Em hãy nêu các thiết bị lưu trữ thông tin?

- Máy tính được chia làm bao nhiêu bộ phận chính?

- Nhiệm vụ từng bộ phận của máy tính?

  1. Hoạt động 2:

- Hỏi: Máy tính có khả năng làm việc như thế nào?

- Hỏi: Máy tính giúp con người làm những gì?

- Hãy kể tên 2 thiết bị ở trong lớp học hoạt động phải dùng điện.

  1. Hoạt động 3:

Điền Đ/S vào các câu sau:

- Máy tính tính toán chậm hơn con người?

- Ti vi hoạt động được là nhờ có điện.

- Có thể học tốt môn Toán nhờ máy tính?

- Em điều khiển máy tính bằng mắt?

- Âm thanh không phải là một dạng thông tin?

- Máy tính có thể bảo quản thông tin?

- Màn hình hiện kết quả làm việc của máy tính?

4. Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Yêu cầu học sinh về nhà xem lại bài đã học.

- Ổn định.

- HS trả lời.

- Lắng nghe.

- Trả lời câu hỏi:

- Thông tin là những lời nói giao tiếp hằng ngày, các kiến thức chung về khoa học, văn hóa, xã hội...

- Thông tin dạng âm thanh, thông tin dạng văn bản, thông tin dạng hình ảnh. VD: tiếng chim hót, tiếng hát; các bài báo, sách SGK; các bức tranh vẽ, ảnh chụp,...

- Đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD, đĩa Flash (USB).

- 4 bộ phận chính: màn hình, phần thân máy, bàn phím, con chuột.

- Bàn phím, con chuột là thiết bị nhập thông tin; thân máy dùng để xử lý thông tin; màn hình dùng để hiện thị kết quả (thiết bị xuất).

- Nhanh, chính xác, liên tục...

- Làm việc, học tập, giải trí, liên lạc

- Quạt, bóng đèn điện...

+ S.

+ Đ.

+ Đ.

+ S.

+ S.

+ Đ.

+ Đ.

- Lắng nghe.

* SỬA CHỮA - BỔ SUNG

..............................................................

..............................................................

..............................................................

..............................................................

* RÚT KINH NGHIỆM

..............................................................

..............................................................

..............................................................

..............................................................

BÀI 2: THÔNG TIN ĐƯỢC LƯU TRONG MÁY TÍNH NHƯ THẾ NÀO? (TIẾT 1)

  1. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Học sinh biết vai trò quan trọng của việc tổ chức thông tin trên máy tính.
  • Học sinh hiểu thế nào là tệp, thế nào là thư mục và vai trò của chúng trong việc tổ chức thông tin trên máy tính.
  • Học sinh biết cách xem nội dung các thư mục và tệp.
  • Nhận biết và đọc được tên các ổ đĩa, các thiết bị lưu trữ.

2. Kỹ năng:

  • Nhận biết được các biểu tượng của ổ đĩa, tệp, thư mục.
  • Thực hiện được các thao tác để khám phá các tệp và thư mục trên máy tính.

3. Thái độ:

  • Có thái độ nghiêm túc trong giờ học, hứng thú khi tiếp xúc với máy tính.

II. CHUẨN BỊ:

  • Giáo viên: SGK, giáo án, máy tính, máy chiếu.
  • Học sinh: tập, bút.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TG

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

5ph

2ph

31ph

(10’)

(21’)

2ph

1. Bài cũ:

- Ổn định lớp.

- Nêu các bộ phận của máy tính xách tay.

2. Bài mới:

Trong năm qua, các em đã học cách lưu trữ các bài thực hành ở đâu? Vậy thì các em có còn nhớ cách lưu hay không? Khi lưu bài ta nên làm gì? ... Bài học hôm nay thầy sẽ cùng các em khám phá một trong các thiết bị lưu trữ của máy tính nhé..

3. Các hoạt động:

  1. Hoạt động 1: Tệp là gì?

- Các chương trình, các kết quả của người dùng được lưu ở đâu?

- GV nhận xét và cho điểm.

- Vậy thì khi lưu một bài vẽ hay một bài thực hành thì ta nên làm gì?

- Vậy tên của một bài thực hành thì ta gọi là 1 tệp. Tệp hay còn gọi là “Tập tin”

  1. Hoạt động 2: Tệp và thư mục:

- Hỏi: Để thuận tiện trong việc tìm kiếm thông tin trong máy tính thì ta phải làm sao?

- Thông tin trong máy tính được lưu trữ trong các tệp, mỗi tệp có một tên tệp để phân biệt và một biểu tượng.

- Các tệp được lưu trữ trong các thư mục, mỗi thư mục có một tên riêng và một biểu tượng. Một thư mục có thể chứa một hoặc nhiều thư mục con nữa.

- Biểu tượng của thư mục có hình dáng một kẹp giấy (thường có màu vàng, ta cũng có thể đổi biểu tượng này).

- Y/C HS cho ví dụ về tệp và thư mục.

VD: Tệp Thuc Hanh.doc, Bai Tap 1.doc, Bai Tap 2.doc, …; Thư mục BAI TAP, BAI THUC HANH, …

4. Củng cố - dặn dò:

- Nhắc lại về thư mục và tệp.

- Về nhà nhớ xem lại bài vừa học chuẩn bị cho tiết tới thực hành thật tốt.

- Nhận xét tiết học.

- Trả lời.

- Lắng nghe.

- Đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD, đĩa Flash (còn gọi là USB).

- Ta nên chọn nơi lưu và đặt tên cho bài thực hành.

- Ghi vở.

- Em hãy cho ví dụ về tệp

- Ta phải sắp xếp thông tin trong máy tính một cách có trật tự.

- Lắng nghe.

- Ghi vở.

- Lắng nghe.

- HS cho ví dụ.

- Lắng nghe.

* SỬA CHỮA - BỔ SUNG

..............................................................

..............................................................

..............................................................

..............................................................

* RÚT KINH NGHIỆM

..............................................................

..............................................................

..............................................................

..............................................................

BÀI 2: THÔNG TIN ĐƯỢC LƯU TRONG MÁY TÍNH NHƯ THẾ NÀO? (TIẾT 2)

  1. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Học sinh biết vai trò quan trọng của việc tổ chức thông tin trên máy tính.
  • Học sinh hiểu thế nào là tệp, thế nào là thư mục và vai trò của chúng trong việc tổ chức thông tin trên máy tính.
  • Học sinh biết cách xem nội dung các thư mục và tệp.
  • Nhận biết và đọc được tên các ổ đĩa, các thiết bị lưu trữ.

2. Kỹ năng:

  • Nhận biết được các biểu tượng của ổ đĩa, tệp, thư mục.
  • Thực hiện được các thao tác để khám phá các tệp và thư mục trên máy tính.

3. Thái độ:

  • Có thái độ nghiêm túc trong giờ học, hứng thú khi tiếp xúc với máy tính.

II. CHUẨN BỊ:

  • Giáo viên: SGK, giáo án, máy vi tính, máy chiếu.
  • Học sinh: tập, bút.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TG

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

5ph

1ph

31ph

(5’)

(6’)

(20’)

2ph

1. Bài cũ:

- Ổn định lớp.

- Kiểm tra bài cũ:

+ Tệp còn có tên khác là gì? Cho 1 ví dụ về Tệp?

+ Biểu tượng của thư mục thường thì có hình dạng ra sao? Và thường có màu gì?

+ Ta có thể thay đổi biểu tượng của thư mục không?

2. Bài mới:

Trong tiết học trước, các em đã học về Tệp và Thư mục. Như vậy, bài học hôm nay thầy sẽ cùng các em khám phá về Tệp và Thư mục nhé.

3. Các hoạt động:

  1. Hoạt động 1: Nhắc lại Tệp và Thư mục:

- Tên của một bài thực hành thì ta gọi là gì?

- Biểu tượng của thư mục có hình dáng như thế nào?, thường có màu gì?, em có thể đổi tên một thư mục hay một tập tin được không?

- Nhận xét, ghi điểm.

  1. Hoạt động 2: Xem các thư mục và tệp

- Để xem các tệp và thư mục có trong máy tính, em hãy “nháy đúp chuột vào biểu tượng My Computer” trên màn hình máy tính, khi đó một cửa sổ hiện ra với nhiều biểu tượng như hình bên dưới (Hình 1).

- Chú ý: biểu tượng của thiết bị nhớ Flash chỉ xuất hiện khi nó được cắm vào máy tính.

- Sau đó, em nháy chuột trái vào nút Folder thì cửa sổ sẽ chuyển sang dạng tương tự như hình sau:

Giáo án hướng dẫn tin học lớp 5 năm 2024

- Cửa sổ này có hai ngăn, cả ngăn bên trái và ngăn bên phải đều cho ta thấy các đĩa và ổ đĩa có trên máy tính.

- Trong hình trên, em thấy tên My Computer ở ngăn bên trái được “bôi đen” tức là My Computer đang được chọn. Ngăn bên phải cho thấy những gì có bên trong đối tượng được chọn.

- Để xem các tệp và thư mục có trong máy tính, em hãy nháy đúp chuột vào tệp hoặc thư mục ở ngăn bên phải (nếu ở ngăn bên trái thì em chỉ cần nhắp chuột 1 lần lên tên của thư mục).

- Cách khác để khám phá máy tính là: nháy chuột phải lên biểu tượng My Computer, sau đó chọn Explore (khám phá) trên danh sách hiện ra sau đó.

  1. Hoạt động 3: Thực hành:

MT: HS tự tìm hiểu thư mục và tập tin đã có trong máy tính.

- Y/C HS khởi động và khám phá máy tính theo các bước đã được hướng dẫn bên trên để xem các thư mục và tập tin có trong máy tính.