Giải sách giáo khoa hóa 8 trang 75 năm 2024

Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Giáo dục MST: 0102183602 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 13 tháng 03 năm 2007 Địa chỉ: - Văn phòng Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà 25T2, Đường Nguyễn Thị Thập, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. - Văn phòng TP.HCM: 13M đường số 14 khu đô thị Miếu Nổi, Phường 3, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh Hotline: 19006933 – Email: [email protected] Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Giang Linh

Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 597/GP-BTTTT Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 30/12/2016.

Giải Hóa 8 Bài 22: Tính theo phương trình hóa học với lời giải chi tiết rõ ràng giúp các em học sinh nắm chắc được những kiến thức căn bản của bài học để hiểu rõ hơn về tính theo phương trình hóa học trong chương trình SGK môn Hóa 8.

Giải bài tập Hóa 8: Tính theo phương trình hóa học

\>> Bài trước đó: Hóa học 8 Bài 21: Tính theo công thức hóa học

A. Tóm tắt lý thuyết Hóa 8 bài 22 Tính theo phương trình hóa học

Các bước tiến hành:

Viết phương trình hóa học.

Chuyển đổi khối lượng chất hoặc thể tích chất khí thành số mol chất

\=> Dựa vào phương trình hóa học để tìm số mol chất tham gia hoặc chất tạo thành

Chuyển đổi số mol chất thành khối lượng (m = n.M) hoặc thể tích khí ở đktc (V = 22,4.n)

B. Giải bài tập SGK Hóa 8 trang 75, 76.

Bài 1 SGK trang 75 hóa 8

Sắt tác dụng với axit clohiđric:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.

Nếu có 2,8 g sắt tham gia phản ứng, em hãy tìm:

  1. Thể tích khí hiđro thu được ở đktc.
  1. Khối lượng axit clohiđric cần dùng.

Hướng dẫn giải bài tập

Số mol sắt tham gia phản ứng:

nFe = 0,05 mol

  1. Thể tích khí hiđro thu được ở đktc:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.

Theo phương trình hóa học, ta có: nH2 = nFe = 0,05 mol

Thể tích khí thu được ở đktc là: VH2= 22,4.n = 22,4.0,05 = 1,12 lít

  1. Khối lượng axit clohiđric cần dùng

Theo phương trình hóa học, ta có:

nHCl = 2nFe = 2.0,05 = 0,1 mol

Khối lượng HCl cần dùng là: mHCl = M.n = 0,1.36,5 = 3,65 g

Bài 2 SGK trang 75 hóa 8

Lưu huỳnh S cháy trong không khí sinh ra chất khí mùi hắc, gây ho, đó là khí lưu huỳnh đioxit có công thức hóa học là SO2

  1. Viết phương trình hóa học của phản ứng lưu huỳnh cháy trong không khí.
  1. Biết khối lượng lưu huỳnh đioxit tham gia phản ứng là 1,6 g. Hãy tìm:
  • Thể tích khí lưu huỳnh đioxit sinh ra ở đktc
  • Thể tích không khí cần dùng ở đktc. Biết khí oxi chiếm 1/5 thể tích của không khí.

Hướng dẫn giải bài tập

  1. Phương trình hóa học của S cháy trong không khí:

S + O2 → SO2

Số mol của S tham gia phản ứng:

nS = 16/32 = 0,05 mol

Theo phương trình hóa học, ta có: nSO2 = nS = nO2 = 0,05 mol

\=> Thể tích khí sunfurơ sinh ra ở đktc là:

VSO2 = 22,4.0,05 = 1,12 lít

Tương tự thể tích khí oxi cần dùng ở đktc là:

VO2 = 22,4.0,05 = 1,12 lít

Vì khí oxi chiếm 1/5 thể tích của không khí nên thể tích không khí cần là:

\=> Vkk = 5 VO2 = 5.1,12 = 5,6 lít

Bài 3 SGK trang 75 hóa 8

Có phương trình hóa học sau:

CaCO3 CaO + CO2

  1. Cần dùng bao nhiêu mol CaCO3 để điều chế được 11,2 g CaO?
  1. Muốn điều chế được 7 g CaO cần dùng bao nhiêu gam CaCO3?
  1. Nếu có 3,5 mol CaCO3 tham gia phản ứng sẽ sinh ra bao nhiêu lít CO2 (đktc)?
  1. Nếu thu được 13,44 lít khí CO2 ở đktc thì có bao nhiêu gam chất rắn tham gia và tạo thành sau phản ứng?

Hướng dẫn giải bài tập

Phương trình phản ứng hóa học:

CaCO3 CaO + CO2

  1. Số mol CaCO3 cần dùng là:

Theo phương trình phản ứng hóa học, ta có:

nCaCO3 = nCaO = 11,2/56 = 0,2 mol

Vậy cần dùng 0,2 mol CaCO3 để điều chế CaO

  1. Khối lượng CaCO3 cần dùng để điều chế 7g CaO là:

Số mol: nCaCO3 = nCaO = 7/56 = 0,125 mol

Khối lượng CaCO3 cần thiết là:

mCaCO3 = M.n = 100.0,125 = 12,5 gam

  1. Thể tích CO2 sinh ra:

Theo phương trình phản ứng hóa học, ta có:

nCaCO3 = nCaO = 3,5 mol

VCO2 = 22,4.n = 22,4.3,5 = 78,4 lít

  1. Khối lượng CaCO3 tham gia và CaO tạo thành:

nCaCO3 = nCaO = nCO2 = 13,44/22,4 = 0,6 mol

Vậy khối lượng các chất: mCaCO3= 0,6.100 = 60 gam

mCaO = 0,6 . 56 = 33,6 gam

Bài 4 SGK trang 75 hóa 8

  1. Cacbon oxit CO tác dụng với khí oxi tạo ra cacbon đioxit. Hãy viết phương trình hóa học
  1. Nếu muốn đốt cháy 20 ml CO thì phải dùng bao nhiêu mol CO2 để sau phản ứng người ta chỉ thu được một chất khí duy nhất?
  1. Hãy điền vào những ô trống số mol các chất phản ứng và sản phẩm có ở những thời điểm khác nhau. Biết hỗn hợp CO và O2 ban đầu được lấy đúng tỉ lệ về số mol các chất theo phương trình hóa học.

Số mol Các thời điểm Các chất phản ứng Sản phẩm CO O2 CO2 Thời điểm ban đầu to 20 ... ... Thời điểm t1 15 ... ... Thời điểm t2 ... 1,5 ... Thời điểm kết thúc t3 ... ... 20

Hướng dẫn giải bài tập

  1. Phương trình phản ứng:

2CO + O2 → 2CO2

  1. Lượng chất CO2 cần dùng:

Theo phương trình phản ứng, để thu được một chất khí duy nhất là CO2 thì số mol các chất tham gia phản ứng phải theo đúng tỉ lệ của phương trình hóa học. Ta có:

nO2 = ½ nCO2 = 1.20/2 = 10 mol

  1. Bảng số mol các chất:

Các thời điểm Số mol Các chất phản ứng Sản phẩm CO O2 CO2 Thời điểm t0 20 10 0 Thời điểm t1 15 7,5 5 Thời điểm t2 3 1,5 17 Thời điểm ết thúc 0 0 20

Bài 5 SGK trang 76 hóa 8

Hãy tìm thể tích khí oxi đủ để đốt cháy hết 11,2 lít khí A

Biết rằng:

  • Khí A có tỉ lệ khối đối với không khí là 0,552
  • Thành phần theo khối lượng của khí A là: 75% C và 25% H

Các thể tích khí đo ở đktc

Hướng dẫn giải bài tập

Khối lượng mol khí A tham gia phản ứng là:

dA/kk = 0,552 => MA = 29 . 0,552 = 16 g

mC = (16.75)/100 = 12; mH = (16.25)/100 = 4

Đặt công thức hóa học của khí A là CxHy, ta có:

12.x = 12 => x = 1

1.y = 4 => y = 4

Công thức hóa học của khí A là CH4

Phương trình phản ứng

CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O

Theo phương trình phản ứng, thể tích oxi bằng hai lần thể tích khí CH4 nên thể tích khí oxi đủ để đốt cháy hết 11,2 lít khí A là:

VO2 = 2.VCH4 = 11,2.2 = 22,4 lít

\>> Bài tiếp theo tại: Giải Hóa 8 Bài 23: Bài luyện tập 4

C. Giải bài tập SBT Hóa 8 bài 22 Tính theo phương trình hóa học

Để hỗ trợ bạn đọc trong quá trình học tập cũng như làm bài tập. VnDoc biên soạn hướng dẫn giải bài tập sách bài tập tại:

  • Giải bài tập SBT Hóa học lớp 8 bài 22: Tính theo phương trình hóa học

D. Trắc nghiệm hóa 8 bài 22 Tính theo phương trình hóa học

Câu 1: Cho thanh magie cháy trong không khí thu được hợp chất magie oxit. Biết mMg = 7,2 g. Tính khối lượng hợp chất

  1. 2,4 g
  1. 9,6 g
  1. 4,8 g
  1. 12 g

Câu 2: Cho phương trình CaCO3 → CO2 + H2O

Để điều chế 2,24 l CO2 thì số mol CaCO3 cần dùng là

  1. 1 mol
  1. 0,1 mol
  1. 0,001 mol
  1. 2 mol

Câu 3: Ba + 2HCl → BaCl2 + H2

Để thu được 4,16 g BaCl2 cần bao nhiêu mol HCl

  1. 0,04 mol
  1. 0,01 mol
  1. 0,02 mol
  1. 0,5 mol

Trắc nghiệm Hóa học 8 bài 22 gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm khách quan kèm đáp án hướng dẫn giải chi tiết tại:

  • Trắc nghiệm hóa 8 bài 22 Tính theo phương trình hóa học

................................

Mời các bạn tham khảo một số tài liệu liên quan:

  • Trắc nghiệm Hóa học 8 bài 22
  • Hóa học 8 Bài 22: Tính theo phương trình hóa học
  • Giải bài tập trang 79 SGK Hóa lớp 8: Bài luyện tập 4 - Mol và tính hóa học

Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 8, Chuyên đề Vật Lý 8, Chuyên đề Hóa 8, Tài liệu học tập lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.