Giá trị văn hóa phi vật thể ở bắc ninh năm 2024

Bắc Ninh hội tụ, sản sinh và lưu truyền một kho tàng các Di sản Văn hóa quý báu của dân tộc, trong đó có những di sản được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện của Nhân loại.

Giá trị văn hóa phi vật thể ở bắc ninh năm 2024
(Nhấp chuột để xem kích thước chuẩn)

Bắc Ninh là vùng đất văn hóa với những sắc thái riêng vừa tiêu biểu, vừa độc đáo.

Nơi đây hội tụ, sản sinh và lưu truyền một kho tàng các di sản văn hóa quý báu của dân tộc, trong đó có những di sản được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện của Nhân loại.

Hà Nội (TTXVN 22/10) Bắc Ninh là vùng đất văn hóa với những sắc thái riêng vừa tiêu biểu, vừa độc đáo. Nơi đây hội tụ, sản sinh và lưu truyền một kho tàng các di sản văn hóa quý báu của dân tộc, trong đó có những di sản được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Tỉnh Bắc Ninh cũng đã làm tốt công tác bảo tồn, gìn giữ giá trị di sản văn hóa, gắn liền với phát triển du lịch.

Di sản văn hóa vật thể đã được kiểm kê khoa học trên địa bàn tỉnh hiện có với 1.589 di tích lịch sử, trong đó có 195 di tích cấp quốc gia, 386 di tích cấp tỉnh, 8 hiện vật, nhóm hiện vật bảo vật quốc gia…, tiêu biểu là 4 di tích quốc gia đặc biệt: chùa Dâu, chùa Bút Tháp, chùa Phật Tích, Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý,… Hệ thống di sản phi vật thể của Bắc Ninh cũng vô cùng phong phú, đa dạng, đặc sắc mà tiêu biểu là di sản Dân ca Quan họ và Ca trù đã được thế giới vinh danh từ một thập niên trước. Các nghệ thuật trình diễn dân gian như tuồng, chèo, trống quân, múa rối nước; trò chơi dân gian; lễ hội truyền thống; tập quán tín ngưỡng; nghề thủ công... cũng được gìn giữ, phát huy và có ý nghĩa thiết thực trong đời sống đương đại.

Giá trị văn hóa phi vật thể ở bắc ninh năm 2024

Dân ca quan họ Bắc Ninh - một trong các di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

Hiện nay, Bắc Ninh đã hoàn thành lập Quy hoạch tổng thể 02 di tích Quốc gia đặc biệt chùa Bút Tháp và chùa Phật Tích; Hoàn thành lập Nhiệm vụ Quy hoạch tổng thể 02 di tích Quốc gia đặc biệt Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý và chùa Dâu. Đầu tư hỗ trợ trùng tu, tu bổ di tích lịch sử văn hóa, cách mạng Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương, khu di tích lịch sử và du lịch văn hóa đền Cao Lỗ Vương, chùa Bảo Tháp, chùa Bút Tháp. Hỗ trợ tu bổ cấp thiết các di tích: chùa Điều Sơn, chùa Đáp Cầu, Đền thờ Lý Thường Kiệt (Đền thờ gốc); xây dựng mới đền thờ Lý Thường Kiệt xã Tam Giang, huyện Yên Phong; phục dựng đền thờ Hàn Thuyên, xã Lai Hạ, huyện Lương Tài. Đầu tư tu bổ các di tích cách mạng tiêu biểu như: Khu lưu niệm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ; khu lưu niệm đồng chí Ngô Gia Tự và xây dựng mới Nhà lưu niệm đồng chí Lê Quang Đạo. Thực hiện cam kết quốc tế về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại - Dân ca Quan họ Bắc Ninh bao gồm: Phục dựng không gian sinh hoạt văn hóa Quan họ tại các làng Quan họ gốc; Đầu tư hỗ trợ trang thiết bị, kinh phí tổ chức lớp truyền dạy cho các Câu lạc bộ Quan họ; đầu tư kinh phí bảo vệ Ca Trù (Theo Quyết định số 780/QĐ-UBND ngày 04/7/2013 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Quan họ Bắc Ninh và Ca trù giai đoạn 2013 - 2020”). Hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các làng quan họ gốc và các làng quan họ thực hành.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng xây dựng Hồ sơ ứng cử quốc gia đề nghị UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp “Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ”; phục hồi và phát triển nghề làm tranh. Đầu tư bảo tồn và phát huy giá trị các loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian truyền thống: Tuồng, Chèo, Trống quân… Đầu tư bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật Múa rối nước làng Đồng Ngư, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành; Đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử “Di sản văn hóa Bắc Ninh”; Tiếp tục hỗ trợ kinh phí tu bổ chống xuống cấp 257 lượt di tích được nhà nước xếp hạng (quốc gia và cấp tỉnh) từ nguồn ngân sách tỉnh; Tiếp tục triển khai Quyết định số 1237/QĐ-UBND ngày 26/10/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch kiểm kê và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn 2016 – 2020.

Công tác tôn vinh nghệ nhân lĩnh vực văn hóa phi vật thể được quan tâm. Đến nay, đã có nhiều người được tỉnh phong tặng danh hiệu Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Các nghệ nhân đã có nhiều cống hiến trong công tác gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh.

Hàng năm, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao hỗ trợ một số trang thiết bị và nguồn kinh phí cho các câu lạc bộ thực hành di sản văn hóa phi vật thể.

Tuy nhiên, công tác bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa phi vật thể vẫn còn nhiều khó khăn. Công tác tuyên truyền, quảng bá về di sản văn hóa phi vật thể và gắn kết các di sản văn hóa với hoạt động du lịch còn hạn chế, chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong tổ chức khai thác phục vụ phát triển du lịch. Nguồn kinh phí hỗ trợ các hoạt động bảo tồn, tổ chức truyền dạy và quảng bá, giới thiệu các giá trị di sản văn hóa phi vật thể chưa đáp ứng yêu cầu. Kinh phí cấp cho công tác kiểm kê và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể còn hạn chế nên kết quả đạt được chưa cao. Một số nghệ nhân cao tuổi am hiểu văn hóa truyền thống đã qua đời, vì thế một số loại hình văn hóa phi vật thể bị mai một. Tác động của cơ chế thị trường, sự xâm nhập của nhiều loại hình văn hóa từ bên ngoài tràn vào nên một số loại hình văn hóa phi vật thể truyền thống không được trình diễn thường xuyên nên dần bị mai một…

Để tiếp tục lưu giữ và phát huy có hiệu quả các giá trị văn hóa phi vật thể trong dân gian, các cấp, ngành, địa phương và mỗi một người dân cần nâng cao nhận thức về truyền thống văn hóa của dân tộc, từ đó mỗi cá nhân có ý thức bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Các ban, ngành liên quan cần tiến hành kiểm kê thường xuyên, liên tục các di sản hiện có trên địa bàn nhằm góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng của địa phương; vận dụng ứng dụng công nghệ thông tin vào việc kiểm kê để nâng cao độ chính xác; thực hiện tốt công tác kiểm kê, lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương khoa học và có hệ thống thông qua việc tư liệu hóa, số hóa hệ thống di sản văn hóa phi vật thể nhằm nhận diện và xác định mức độ tồn tại, giá trị và sức sống của từng loại di sản văn hóa trong cộng đồng, trên cơ sở đó đề xuất phương án bảo tồn, phát huy hiệu quả; nâng cao vai trò quản lý, định hướng của Nhà nước; đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, gắn hoạt động xây dựng đời sống văn hóa, trong đó cần chú trọng đến nguyên tắc “bảo tồn sống” - tức là bảo tồn các loại hình văn hóa phi vật thể ngay chính trong đời sống cộng đồng…

Bắc Ninh có bao nhiêu di sản văn hóa phi vật thể?

Như vậy, đến nay, tỉnh Bắc Ninh có 8 di sản được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Bắc Ninh có nét văn hóa gì?

Bắc Ninh còn là cái nôi của văn hóa dân gian (quan họ, ca trù, tuồng, chèo, múa rối nước, trống quân). Đặc biệt, dân ca Quan họ Bắc Ninh đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Bắc Ninh có bao nhiêu di tích được công nhận?

Theo kết quả kiểm kê mới nhất, Bắc Ninh có 1.589 di tích, trong đó 643 di tích được xếp hạng gồm: 4 di tích quốc gia đặc biệt; 204 di tích quốc gia, 435 di tích cấp tỉnh. Toàn tỉnh hiện có 14 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia.

Ở Bắc Ninh có lễ hội gì?

Một số lễ hội tiêu biểu được liệt kê dưới đây:.

Lễ hội Lim (thị trấn Lim, huyện Tiên Du) được tổ chức vào 13 tháng giêng hàng năm, tổ chức thi hát quan họ..

Lế hội đền Bà Chúa Kho, Thành phố Bắc Ninh..

Lễ hội đình làng Đồng Đông ( Xã Đại Đồng Thành - Thị xã. ... .

Lễ hội làng Tam Tảo, xã Phú Lâm, huyện Tiên Du..