Gia đình neo đơn là gì

Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng? Thủ tục thực hiện hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng? Các trường hợp trợ giúp xã hội khẩn cấp?

Theo quy định của pháp luật quy định thì người cao tuổi tại Việt Nam là đối tượng được hưởng các chế độ trợ cấp xã hội, theo đó người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên. Việc được hưởng các chế độ đó Nhà nước đã xem xét về thân thế và hoàn cảnh người cao tuổi để xét các chế độ một cách phù hợp. Dưới đây là bài viết tham khảo về quy định chế độ trợ cấp hàng tháng cho người già neo đơn.

Gia đình neo đơn là gì

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

Cơ sở pháp lý: Luật người cao tuổi năm 2009

Nghị định 136/2013/NĐ-CP

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi có người Bác gái bên chồng. Không có chồng không có con. Sống chung với gia đình tôi. Nhưng vẫn tách hộ giêng. Bác không có quyền sử dụng đất ở. Hiện nay đã 63 tuổi. Có được hưởng chế độ hộ nghèo. Nhưng hiện nay chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế. Bản thân bác có bệnh nhưng vẫn đi làm giúp việc được. Bác có làm đơn xin chế độ cho người neo đơn. Rất lâu rồi mà không được xã trả lời. Chồng tôi có đến hỏi họ lần nữa hẹn hết lần này đến lần khác. Vây tôi muốn hỏi. Cách làm việc của xã đã đúng quy định chưa. Với trường hợp như Bác tôi liệu có được hưởng chế độ cho người già neo đơn không ạ? Rất mong được luật sư tư vấn.

Luật sư tư vấn:

Trợ giúp xã hội là sự giúp đỡ của Nhà nước, của cộng đồng đối với các đối tượng yếu thế trong xã hội bằng việc hỗ trợ về vật chất, điều kiện sinh sống để đối tượng phát huy khả năng tự lo liệu cuộc sống, vượt qua hoàn cảnh, hòa nhập cộng đồng.

Chủ thể của trợ giúp xã hội là Nhà nước và cộng đồng. Tuy nhiên pháp luật về anh sinh chỉ điều chỉnh quan hệ trợ giúp xã hội đối với chủ thể nhà nước với nguồn kinh phí trợ giúp từ ngân sách nhà nước cho đối tượng được xác định.

Đối tượng được trợ giúp là những người  “yếu thế”, có những thiệt thòi, khó khăn về kinh tế ( hộ nghèo), về sức khỏe (người khuyết tật) hay nhân thân (người cô đơn, không nơi nương tựa, trẻ mồ côi). Đây là những đối tượng rất cần sự giúp đỡ để ổn định cuộc sống.

1. Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng

Theo thông tin bạn cung cấp thì bác gái của bạn hiện nay 63 tuổi thuộc hộ nghèo không có chồng, con nên theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP Đối tượng hưng trợ cấp xã hội hàng tháng như sau:

“5. Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng;

b) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại Điểm a Khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;

c) Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng.”

Mức trợ cấp xã hội hàng tháng dược quy định theo các hệ số sau:

– Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 5 Nghị định này từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi;

– Hệ số 2,0 đối với đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 5 Nghị định này từ đủ 80 tuổi trở lên;

– Hệ số 1,0 đối với đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 5 Nghị định này;

–  Hệ số 3,0 đối với đối tượng quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều 5 Nghị định này;

Do đó, bác gái của bạn thuộc đối tượng được nhà nước cấp chế độ hỗ trợ. Bạn có thể căn cứ vào điều kiện thực tế của bác gái bạn và đối chiếu với các quy định nêu trên để xác định chế độ mà bác gái bạn đủ điều kiện được hưởng. Vì vậy, những người là công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên và thuộc trường hợp nêu trên thì được hưởng trợ cấp hàng tháng.

Như vậy, bác gái của bạn năm nay đã 63 tuổi, thuộc hộ nghèo và hiện tại đang sinh sống một mình và không người chăm sóc, trường hợp này thì bác gái của bạn có đủ điều kiện là người cao tuổi được hưởng trợ cấp hàng tháng thì bạn có thể liên hệ ở Ủy ban nhân nhân xã để họ xem xét và làm thủ tục theo cho bác gái của bạn theo quy định của pháp luật.

2. Thủ tục thực hiện hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng

Căn cứ vào Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về thủ tục thực hiện như sau:

Thứ nhất: Thực hiện lập hồ sơ theo quy định

Đối tượng, người giám hộ của đối tượng hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan làm hồ sơ theo quy định tại Nghị định này gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú (sau đây gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi cư trú. Khi nộp hồ sơ cần xuất trình các giấy tờ sau để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu các thông tin kê khai trong tờ khai:

– Sổ hộ khẩu của đối tượng hoặc văn bản xác nhận của công an xã, phường, thị trấn; Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân;

– Giấy khai sinh của trẻ em đối với trường hợp xét trợ cấp xã hội đối với trẻ em, người đơn thân nghèo đang nuôi con, người khuyết tật đang nuôi con;

– Giấy tờ xác nhận bị nhiễm HIV của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với trường hợp bị nhiễm HIV;

– Giấy tờ xác nhận đang mang thai của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với trường hợp người khuyết tật đang mang thai;

– Giấy xác nhận khuyết tật đối với trường hợp người khuyết tật.

Thứ hai: Tiếp nhận hồ sơ

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, công chức phụ trách công tác Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm rà soát hồ sơ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc xem xét, quyết định việc xét duyệt, thực hiện việc niêm yết công khai kết quả xét duyệt tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 02 ngày làm việc, trừ những thông tin liên quan đến HIV/AIDS của đối tượng.

Thứ ba: Xem xét trường hợp khiếu nại

Trường hợp có khiếu nại, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức xem xét, kết luận, công khai nội dung khiếu nại.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hồ sơ được xét duyệt và không có khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ của đối tượng gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.

Thứ tư: Giải quyết hồ sơ

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện) quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng cho đối tượng.

Trường hợp đối tượng không đủ điều kiện hưởng, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng cho đối tượng.
Thời gian hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người cao tuổi quy định tại các điểm b khoản 5 Điều 5 Nghị định này kể từ thời điểm người đó đủ 75 tuổi, quy định tại điểm c khoản 5 Điều 5 Nghị định này kể từ thời điểm người đó đủ 80 tuổi.

Thời gian hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật từ tháng được cấp giấy xác nhận mức độ khuyết tật. Thời gian hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng của đối tượng khác kể từ tháng Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng.
Thời gian điều chỉnh mức trợ cấp xã hội hàng tháng kể từ tháng đối tượng đủ điều kiện điều chỉnh.

Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 là 360.000 đồng/tháng.
Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.

Như vậy, khi xét thấy bác Gái của bạn thuộc trường hợp được nhận hỗ trợ thì có thể tiến hành làm hồ sơ theo quy định nêu trên để gửi lên cơ quan có thẩm quyền để được xem xét, nhận hỗ trợ từ nhà nước

3. Các trường hợp trợ giúp xã hội khẩn cấp

– Hỗ trợ lương thực và nhu yếu phẩm thiết yếu:

+ Nhà nước hỗ trợ 15 kg gạo/người/tháng trong thời gian 01 tháng hỗ trợ đối với các đối tượng thuộc hộ thiếu đói dịp Tết âm lịch.

+ Hỗ trợ không quá 3 tháng cho mỗi đợt hỗ trợ cho đối tượng thiếu đói do thiên tai, hỏa hoạn, mất mùa, giáp hạt hoặc lý do bất khả kháng khác

+ Đối tượng đang có hoàn cảnh khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc lý do bất khả kháng khác mà mất nhà ở và không có khả năng tự bảo đảm các nhu cầu thiết yếu thì được xem xét hỗ trợ từ nguồn lực huy động hoặc nguồn dự trữ quốc gia: lều bạt, nước uống, thực phẩm, chăn màn, xoong nồi, chất đốt, xuồng máy và một số mặt hàng thiết yếu.

– Hỗ trợ chi phí điều trị người bị thương nặng: Nhà nước hỗ trợ người bị thương nặng do thiên tai, hỏa hoạn; tai nạn giao thông, tai nạn lao động nghiêm trọng hoặc do các lý do bất khả kháng khác tại nơi cư trú được xem xét hỗ trợ với mức tối thiểu bằng 10 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội.

– Hỗ trợ chi phí mai táng: Hộ gia đình có người chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; tai nạn giao thông, tai nạn lao động nghiêm trọng hoặc các lý do bất khả kháng khác được xem xét hỗ trợ chi phí mai táng với mức tối thiểu bằng 50 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội.

Như vậy, ngoài những hỗ trợ cho những đối tượng theo quy định theo mức hàng tháng thì nhà nước cũng có chế độ khẩn cấp với những trường hợp như hỗ trợ do thiên tai, hỏa hoạn, hỗ trợ các chi phí điều trị bị thương do tai nạn hoặc trường hợp bất khả kháng và trường hợp hỗ trợ chi phí mai táng.