Gạt hóa đơn chi phí trước khi công an hỏi năm 2024

Nguyễn Quang Bền (SN 1975) là chủ doanh nghiệp tư nhân (DNTN); Quang Đức và Lê Lợi (SN 1976) là chủ DNTN Quang Hiếu. Các cá nhân và doanh nghiệp này cùng nơi cư trú và có trụ sở tại xã Thủy Phù, TX. Hương Thủy, tỉnh TT-Huế. Cả hai cùng thuê Lê Tín (SN 1963, trú xã Thủy Phù) làm kế toán quản lý hồ sơ kế toán, lập báo cáo thuế cho doanh nghiệp của mình.

Gạt hóa đơn chi phí trước khi công an hỏi năm 2024
13 bị cáo tại phiên xét xử sơ thẩm

Trong quá trình kinh doanh, nhận thấy doanh thu của DN hàng ngày rất lớn và lợi dụng chính sách của Nhà nước về việc cho DN được khấu trừ thuế giá trị gia tăng (GTGT), Tín đã bàn bạc với Bền, Lợi tìm mua hóa đơn GTGT khống mặt hàng xăng (là hóa đơn không có hàng hóa dịch vụ kèm theo) của các đơn vị DN kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh, để kê khai chi phí đầu vào, nhằm được hưởng chính sách khấu trừ thuế GTGT và hạch toán, kê khai chi phí được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) cho DNTN Quang Đức và DNTN Quang Hiếu.

Bền, Lợi đồng ý và giao cho Tín tìm mua hóa đơn GTGT, cùng thống nhất giá mua là 2% trên tổng số tiền hàng hóa trước thuế của 01 số (tờ) hóa đơn GTGT. Để hợp thức hóa số hóa đơn này, Bền, Lợi và Tín đã lập hồ sơ kê khống hỗ trợ chi phí nhiên liệu cho nhân công, nhưng trên thực tế không chi hỗ trợ số tiền này.

Sau khi thống nhất với Bền và Lợi, Tín tìm gặp Lê Vĩnh Phong (SN 1982, trú phường Phú Bài, TX. Hương Thủy) và Hồ Văn Nhật (SN 1967, trú phường An Đông, TP. Huế) để hỏi mua hóa đơn khống, hóa đơn GTGT xuất cho mặt hàng xăng.

Gạt hóa đơn chi phí trước khi công an hỏi năm 2024
Toàn cảnh phiên toà

Từ năm 2017-2021, Bền đã bàn bạc, thống nhất với Tín mua 4.216 số hóa đơn GTGT của các cá nhân, DN trên địa bàn tỉnh bằng cách Tín trực tiếp liên hệ và mua của Phong, Nhật 3.953 số hóa đơn, số còn lại do Bền tự mua, xin hóa đơn. Sau đó sử dụng số hóa đơn trên để kê khai thuế GTGT và hạch toán kê khai vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập tính thuế TNDN cho DNTN Quang Đức với tổng số tiền hàng trước thuế là 35,365 tỷ đồng, nhằm trốn thuế với số tiền 10,528 tỷ đồng, trong đó thuế GTGT là 3,536 tỷ đồng và thuế TNDN gần 7 tỷ đồng.

Với thủ đoạn nêu trên, từ năm 2017-2019, Lợi và Tín mua 1.402 số hóa đơn GTGT, để kê khai thuế GTGT và hạch toán cho DNTN Quang Hiếu với tổng số tiền hàng trước thuế là 11,486 tỷ đồng, nhằm trốn thuế với số tiền 3,446 tỷ đồng, trong đó thuế GTGT là 1,148 tỷ đồng và thuế TNDN là 2,297 tỷ đồng.

Ngoài ra, cơ quan điều tra cũng đã làm rõ các đồng phạm khác nhiều lần mua bán hóa đơn trái phép gồm: Võ Thị Lý (SN 1980), Phan Văn Gô (SN 1985), Trương Thị Minh Nguyệt (SN 1986), Nguyễn Phan Uyên Phương (1986), Nguyễn Thành Luân (SN 1985), Phan Thị Ngọc Tâm (SN 1987), Nguyễn Xuân Dũng (1981) và Nguyễn Thị Hồng (SN 1978). Những bị cáo này đều là nhân viên, hoặc kế toán của các DN trên địa bàn tỉnh TT-Huế.

Tại phiên tòa, các bị cáo thành thật khai báo, ăn năn hối hận, đã khắc phục một phần số tiền thu lợi bất chính.

Vì vậy, HĐXX tuyên phạt: Nguyễn Quang Bền 4 năm tù, Lê Lợi 3 năm 6 tháng tù, Lê Tín 2 năm 9 tháng tù về hai tội danh “Trốn thuế” và “Mua bán trái phép hoá đơn”; Lê Vĩnh Phong 1 năm 3 tháng tù; Hồ Văn Nhật 1 năm 6 tháng tù về tội “Mua bán trái phép hoá đơn”. Đồng thời, 5 bị cáo này phải chịu thêm hình phạt bổ sung từ 30 triệu đến 200 triệu đồng.

(ĐTCK) Quá trình điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, công an phát hiện và bóc tách đường dây mua bán hóa đơn có giá trị gần 1.000 tỷ đồng, trong đó tiền thuế GTGT hơn 90,5 tỷ đồng.

Quá trình điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, công an phát hiện và bóc tách đường dây mua bán hóa đơn có giá trị gần 1.000 tỷ đồng, trong đó tiền thuế GTGT hơn 90,5 tỷ đồng. Các bị cáo chiếm hưởng khoảng 8,8 tỷ đồng.

Ngày 19/12, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án mua bán hóa đơn trái phép do Ngô Thị Thu Huyền (SN 1984, ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) cầm đầu. 4 bị cáo khác giữ vai trò đồng phạm gồm Nguyễn Thị Thu Hương (SN 1974, ở quận Ba Đình), Lê Thị Kim Anh (SN 1974, ở quận Tây Hồ), Bùi Thị Thúy Mi (SN 1992, ở quận Bắc Từ Liêm) và Nguyễn Thị Bích Thủy (SN 1984, ở quận Hai Bà Trưng).

Trước đó, quá trình điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, công an phát hiện Công ty TNHH sản xuất cơ khí và xây dựng Minh Quân có dấu hiệu mua bán trái phép hóa đơn GTGT.

Kết quả điều tra làm rõ, cuối năm 2013-2016, Huyền và đồng bọn thành lập mới và mua lại 13 doanh nghiệp với giá từ 100 – 150 triệu đồng/công ty mua bán hóa đơn GTG. Với trường hợp cần chuyển khoản để hợp thức hóa đơn, nếu khách hàng tự bỏ tiền thì các đối tượng thu 3,5%; nếu không, thu 3,7% - 4,2% trên tổng số tiền hàng trước thuế ghi trên hóa đơn.

Để tránh cơ quan quản lý thuế phát hiện, Huyền “bắt mối” với các nhóm khác để mua hóa đơn khống kê khai đầu vào cho 13 công ty “ma”. Đối tượng cũng sử dụng chính hóa đơn của 13 công ty “ma” tự kê khai cho nhau nhằm giảm chi phí đầu vào. Trừ toàn bộ chi phí, các đối tượng được hưởng lợi từ 0,8% - 1,2% trên tổng số tiền hàng trước thuế ghi trên hóa đơn.

Tổng số hóa đơn GTGT các bị cáo ghi nội dung xuất bán khống cho các đơn vị là 8.811 số hóa đơn. Tổng số tiền ghi trên hóa đơn là 983,8 tỷ đồng; trong đó tiền hàng là 893,2 tỷ đồng; tiền thuế GTGT là 90,5 tỷ đồng.

Cơ quan điều tra xác định, đường dây trên đã tiếp tay cùng một số doanh nghiệp làm thất thu cho ngân sách nhà nước 90,5 tỷ đồng. Số tiền các đối tượng thu lợi bất chính là 8,8 tỷ đồng. Trong đó bị cáo Huyền hưởng lợi khoảng 3,9 tỷ đồng; Hương 3,8 tỷ đồng; Kim Anh 1,1 tỷ đồng; Mi 15 triệu đồng; Thủy 65 triệu đồng.

Tại Tòa sáng nay (19/12), quá trình thẩm tra, các bị cáo có lời khai không thống nhất về số tiền hưởng lợi. Ngoài ra, việc mua bán một số công ty “ma” cũng chưa được làm rõ. Sau khi hội ý, HĐXX quyết định tạm hoãn phiên tòa, trả hồ sơ điều tra bổ sung.