Gạo lứt ăn thường xuyên có tốt không

Một nghiên cứu khác năm 2004 được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng (Journal of Nutrition) cũng chỉ ra rằng ngũ cốc nguyên hạt và rau quả là nguồn thực phẩm quan trọng nhất giúp ngăn ngừa ung thư vú và các loại ung thư do nội tiết tố khác.

5. Lợi ích của gạo lứt đối với việc quản lý cân nặng

Nhiều người đang theo đuổi chế độ ăn kiêng giảm cân thường thắc mắc cơm gạo lứt có tác dụng gì, có giúp giảm cân không? Câu trả lời là “có”. Bởi theo các chuyên gia dinh dưỡng việc chuyển sang ăn cơm gạo lứt thay cơm trắng sẽ giúp bạn duy trì trọng lượng cơ thể cân đối. Nguyên do là vì lượng chất xơ trong gạo lứt tạo cảm giác no lâu nên bạn sẽ ít ăn vặt các thực phẩm không lành mạnh hơn. Gạo lứt giúp giảm cân và thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Ngoài ra, gạo lứt có chứa mangan giúp hỗ trợ sự tổng hợp chất béo của cơ thể.

Một nghiên cứu trên tạp chí Nghiên cứu Dinh dưỡng năm 2008 cũng công nhận hiệu quả của việc dùng gạo lứt trong việc điều chỉnh cân nặng và cải thiện hoạt tính enzyme oxy hóa ở phụ nữ béo phì. Do đó, nếu bạn đang băn khoăn ăn gạo lứt có tốt không thì đừng ngần ngại dùng gạo lứt thay thế cho gạo trắng nhé.

6. Lợi ích của gạo lứt: Tốt cho hệ miễn dịch

Gạo lứt chứa một lượng đáng kể các loại vitamin, khoáng chất và các thành phần phenolic thiết yếu cho một hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Hệ miễn dịch khỏe sẽ giúp tăng tốc độ phục hồi và khả năng chống lại các tác nhân lây nhiễm. Hơn nữa, đặc tính chống oxy hóa của gạo lứt giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào do các gốc tự do, nhờ đó ngăn ngừa bệnh tật và làm chậm quá trình lão hóa.

7. Công dụng của gạo lứt đối với hệ xương

Ăn cơm gạo lứt có tác dụng gì? Câu trả lời là thói quen ăn cơm gạo lứt có thể mang lại rất nhiều lợi ích tốt cho hệ xương. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, gạo lứt chứa nhiều magie (226g gạo lứt đã đủ cung cấp 21% nhu cầu magie hàng ngày) giúp xương chắc khỏe.

Magie là một khoáng chất vi lượng vô cùng quan trọng bên cạnh canxi và vitamin D để giúp xương chắc khỏe. Hơn nữa, magie còn rất cần thiết cho việc chuyển hóa vitamin D thành dạng hoạt hóa để hấp thụ canxi, hỗ trợ sự hình thành xương và ngăn ngừa tình trạng khử khoáng xương.

Việc thiếu hụt magie có liên quan đến tình trạng mật độ xương thấp và có thể góp phần gây viêm khớp và loãng xương sau này. Do đó, bạn còn chần chừ gì mà chưa thêm gạo lứt vào chế độ ăn uống của mình?

8. Công dụng của gạo lứt đối với sức khỏe đường ruột

Ngoài những lợi ích kể trên thì ăn gạo lứt còn có tác dụng gì hay ăn gạo lứt có tốt không? Gạo lứt chứa chất xơ không hòa tan giúp hỗ trợ tiêu hóa. Chất xơ này giúp nhu động ruột diễn ra dễ dàng, giúp giảm nguy cơ bị táo bón cũng như bệnh trĩ.

Gạo lứt cũng chứa một lượng lớn mangan giúp hỗ trợ tiêu hóa chất béo và tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng chế độ ăn không có gluten vì gạo lứt không chứa gluten.

Khi ăn gạo lứt, bạn nên uống nhiều nước để giúp chất xơ phát huy tối đa hiệu quả hỗ trợ tiêu hóa.

9. Tác dụng của gạo lứt đối với hệ thần kinh

Gạo lứt chứa nhiều khoáng chất có công dụng quan trọng với hệ thần kinh như:

  • Mangan: Giúp hình thành các axit béo và hormone cần thiết cho hệ thần kinh. Ngoài ra, mangan cũng giúp cân bằng hoạt động của canxi trong cơ thể, điều khiển hoạt động của hệ thần kinh và cơ để ngăn ngừa co cơ.
  • Vitamin B: Giúp não và hệ thần kinh hoạt động tốt thông qua việc tăng cường trao đổi chất trong não.
  • Kali và canxi: Đóng vai trò quan trọng giúp các tế bào thần kinh và tế bào cơ khỏe mạnh.
  • Vitamin E: Phòng ngừa một số bệnh thần kinh do tổn thương oxy hóa gây ra.

Những lưu ý bạn nên biết khi ăn gạo lứt

  • Bạn nên kiểm tra chất lượng của gạo trước khi mua.
  • Gạo lứt có thể trữ trong môi trường chân không tới 6 tháng ở nhiệt độ phòng.
  • Bạn không nên trữ quá nhiều gạo lứt vì lớp dầu tự nhiên của gạo có thể bị hư khi trữ quá lâu.
  • Bạn không nên để cơm gạo lứt quá lâu và không nên hâm cơm gạo lứt quá một lần. Gạo lứt có lớp xơ bên ngoài nên sẽ lâu chín và hút nhiều nước hơn gạo trắng. Do đó, khi nấu, bạn cần cho nhiều nước hơn để hạt gạo nở, mềm.

Tác dụng của gạo lứt không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể mà còn có công dụng hỗ trợ phòng các bệnh nguy hiểm như ung thư hay loãng xương. Bạn hãy thử bổ sung vào thực đơn hàng ngày các món ăn với gạo lứt để vừa thay đổi khẩu vị vừa tăng cường sức khỏe nhé!

Gạo lứt là loại gạo mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, phù hợp với người bệnh tiểu đường và ăn kiêng nên hiện nay được rất nhiều người sử dụng. Nhưng liệu có phải ai ăn gạo lứt cũng tốt không? Những đối tượng nào không nên ăn loại gạo này thường xuyên? Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Gạo lứt là gì?

Gạo lứt là một loại ngũ cốc nguyên hạt, đã được loại bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài, để lại phần cám gạo và mầm, có chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. 

Gạo lứt ăn thường xuyên có tốt không

Gạo lứt ăn thường xuyên có tốt không

Chúng ta biết được rằng gạo lứt tốt cho sức khỏe. Vậy liệu “ ăn gạo lứt với tần suất như thế nào là hợp lý, gạo lứt có thể thay thế gạo trắng cho bữa ăn hằng ngày không?” Chúng ta chỉ nên ăn gạo lứt 2-3 lần/ tuần, dùng quá thường xuyên gạo lứt không mang lại nhiều lợi ích, thậm chí còn gây phản tác dụng. Bên cạnh đó, khi ăn, bạn nên nhai thật kỹ cho tới khi ra nước mới nuốt để tránh tình trạng khó tiêu, ảnh hưởng tới dạ dày. 

Công dụng của gạo lứt

Gạo lứt là loại gạo chỉ xay và bỏ vỏ trấu nên vẫn còn lớp cám gạo. Gạo lứt rất giàu giá trị dinh dưỡng, đặc biệt là các sinh tố và nguyên tố vi lượng. Ngoài dùng để nấu cơm, gạo lứt còn có thể chế biến thành nước gạo lứt, rất tốt cho sức khỏe và sắc đẹp. Những giá trị dinh dưỡng có trong gạo lứt có công dụng như sau:

  • Giúp giảm cân: Nước gạo lứt rang có thể giúp giảm cân hiệu quả và lành mạnh. Nước gạo lứt rang rất ít calo, vì vậy có thể giúp ngăn ngừa chất béo tích tụ và đốt cháy calo, giảm cảm giác đói.
  • Tăng cường sự trao đổi chất: Gạo lứt có hàm lượng chất xơ cao vì vậy rất tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường sự trao đổi chất. Điều này giúp cho người sử dụng duy trì thân hình lý tưởng.
  • Kiểm soát lượng đường trong máu: Những người đang mắc bệnh tiểu đường sẽ giúp giảm lượng đường tiêu thụ, vì vậy rất tốt cho việc kiểm soát lượng đường trong cơ thể. Đồng thời, việc ăn gạo lứt sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
  • Giảm các cholesterol xấu: Gạo lứt có chứa nhiều chất xơ và vitamin nên sẽ hạn chế được các cholesterol xấu, hạn chế chế nguy cơ gây các bệnh tiểu đường, huyết áp, tim mạch...
  • Ngăn ngừa bệnh sỏi thận: Nguyên nhân gây sỏi thận là ăn quá mặn hoặc uống ít nước. Tuy nhiên, những chất xơ có trong gạo lứt có công dụng hạn chế sự hình thành sỏi thận.
  • Ngăn ngừa oxy hóa: Gạo lứt có công dụng ngăn ngừa quá trình oxy hóa do vitamin và khoáng chất trong gạo lứt giúp cơ thể đào thải các mầm bệnh nguy hiểm.
  • Giúp xương và răng chắc khỏe, ngăn ngừa ung thư: Gạo lứt có một hàm lượng magie cao giúp cho xương chắc khỏe. Bên cạnh đó, thành phần selen và polyphenol có trong thực phẩm này giúp chống bệnh ung thư.
  • Ngăn ngừa bệnh do axit uric: Ngoài những người cao tuổi thường xuyên bị bệnh axit uric thì những người có lối sống không lành mạnh cũng có nguy cơ bị axit uric. Vì vậy các khoáng chất, vitamin hay chất chống oxy hóa và magie sẽ giúp kiểm soát nồng độ axit uric trong cơ thể.
  • Hạn chế được tình trạng stress: Stress sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và khiến thể chất suy yếu. Stress còn có thể gây trầm cảm hoặc là căn nguyên nhiều bệnh nguy hiểm. Vì vậy, các khoáng chất, vitamin có trong gạo lứt sẽ giúp người dùng giải tỏa mệt mỏi sau một ngày căng thẳng.

Gạo lứt ăn thường xuyên có tốt không

Những đối tượng không nên ăn gạo lứt thường xuyên

Người tiêu hoá kém

Gạo lứt cứng và chiều chất xơ hơn gạo trắng nên khó tiêu hoá. Người tiêu hoá kém nếu ăn nhiều gạo lứt sẽ khiến dạ dày phải làm việc vất vả, dễ gây giãn tĩnh mạch và xuất huyết dạ dày. Vì vậy, người tiêu hoá kém hay mắc bệnh về tiêu hoá chỉ nên ăn gạo trắng.

Gạo lứt ăn thường xuyên có tốt không

Người thiếu hụt canxi, sắt

Những người thiếu hụt canxi, sắt tuyệt đối không nên ăn nhiều gạo lứt. Thực phẩm này chứa axit phytic, khi kết hợp với các chất khoáng sẽ kết tủa, làm cản trở quá trình hấp thụ của cơ thể.

Người miễn dịch kém

Gạo lứt chứa nhiều chất xơ, việc dung nạp hơn 50 gr chất xơ mỗi ngày sẽ cản trở việc hấp thụ protein, ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan trong cơ thể và hệ miễn dịch. Vì vậy, những người có miễn dịch kém không nên ăn nhiều gạo lứt.

Người hoạt động thể lực nặng

Gạo lứt là thực phẩm thô, thiếu chất đạm, chất béo và cung cấp ít năng lượng nên không phù hợp với người thường xuyên hoạt động thể lực nặng. Theo chuyên gia, những người hay tập luyện thể lực mạnh nên ăn thực phẩm chứa nhiều đạm để bổ sung năng lượng.

Trẻ em tuổi dậy thì

Dậy thì là giai đoạn cơ thể có yêu cầu đặc biệt về dinh dưỡng và năng lượng. Trẻ em đang ở độ tuổi này ăn gạo lứt sẽ không thể cung cấp đủ dinh dưỡng. Thậm chí, lượng chất xơ có trong gạo lứt còn cản trở hấp thụ và khiến cơ thể trẻ thiếu hụt dinh dưỡng.

Người cao tuổi và trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ với chức năng tiêu hoá chưa hoàn thiện và người cao tuổi chức năng tiêu hoá suy yếu ăn gạo lứt chứa nhiều chất xơ sẽ gây khó tiêu, tạo gánh nặng lớn cho dạ dày. 

Gạo lứt nấu như thế nào?

Để biết gạo lứt nấu như thế nào cho thơm ngon, bổ dưỡng thì trước tiên bạn nên biết cách chọn gạo lứt. Hiện có nhiều loại gạo lứt, mỗi loại sẽ có 1 công dụng và cách nấu khác nhau. Vì vậy, bạn nên chọn loại gạo phù hợp với nhu cầu và mua gạo lứt sạch, điểm bán uy tín, nếu thấy gạo không bị mối, mọt thì sử dụng được.

Bên cạnh đó, mỗi lần ăn, lượng gạo lứt sẽ ít hơn gạo trắng, vì vậy bạn nên chọn túi gạo lứt nhỏ để tránh tình trạng gạo tiếp xúc lâu với bên ngoài không khí hoặc bạn có thể chọn loại gạo được bảo quản trong túi hút chân không. Dưới đây là cách nấu gạo lứt phổ biến nhất:

Gạo lứt ăn thường xuyên có tốt không

  • Bước 1: Vò sơ qua gạo lứt, sau đó ngâm gạo bằng nước ấm. Thời gian ngâm gạo ít nhất là 1 - 2 tiếng. Lý do phải ngâm gạo lứt là giúp loại bỏ asen trong gạo cũng như loại bỏ các chất gây khó tiêu, giúp gạo mềm để dễ nấu và dễ ăn hơn. Trường hợp nấu với các loại đậu hay nấu cháo gạo lứt yến mạch thì nên ngâm đậu và yến mạch cùng lúc để nấu cùng với gạo lứt.
  • Bước 2: Sau khi ngâm với nước, vo gạo lại một lần nữa để kỹ hơn và đổ nước ngâm đi. Tiếp đó, đong nước để nấu cơm với tỉ lệ nước - gạo là 2:1. Tuy nhiên, cần lưu ý một điều là lượng nước đong để nấu cơm phải dựa theo lượng gạo ban đầu trước khi ngâm, bởi sau khi ngâm, gạo đã nở ra rất nhiều, do đó khi nấu cơm sẽ bị nhão, ăn không ngon.
  • Bước 3: Sau khi đã đong nước vào nồi thì nên cho một ít muối vào cùng rồi bật công tắc. Khi cơm ở chế độ hâm nóng, đợi khoảng 15 - 30 phút cho cơm mềm và nở đều hơn.
  • Bước 4: Chuẩn bị bữa ăn với cơm gạo lứt thơm ngon hoặc có thể ăn kèm các món ăn theo sở thích.

Như vậy, gạo lứt có công dụng rất tốt, tùy vào mục đích sử dụng cũng như sở thích của mỗi người có thể chế biến gạo lứt thành nhiều món khác nhau. 

Cách chọn mua gạo lứt ngon

Tuỳ vào sở thích, bạn có thể tuỳ chọn 1 trong các loại gạo lứt đã nêu trên nhé.

Khi mua, bạn nên sờ thử vào hạt gạo lứt, lớp ngoài hơi thô ráp, sáng bóng do lớp cám bao phủ bên ngoài.

Nên chọn mua hạt gạo còn nguyên hạt, không bị bể nát, mùi thơm đặc trưng của gạo mới.

Tránh chọn mua gạo đã cũ, hoặc bị mối mọt. Do các loại gạo này đã để lâu và đã bị mất chất dinh dưỡng khá nhiều.

Gạo lứt ăn thường xuyên có tốt không
 

Mong rằng sau khi đọc xong bài viết, các bạn sẽ sử dụng gạo lứt đúng cách hơn để phát huy đúng lợi ích của loại gạo này đối với sức khỏe bản thân và gia đình mình nhé.