File kiểm tra bảng kê hóa đơn đầu vào

Bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa dịch vụ bán ra là một tài liệu có nhiều ứng dụng trong thực tế, được các kế toán lập định kỳ theo kỳ khai thuế phát sinh. Cùng tìm hiểu về bảng kê này trong bài viết dưới đây nhé.

Bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa dịch vụ bán ra là gì

Bảng kê hóa đơn chứng từ bán ra là một bảng tổng hợp lại các hóa đơn, chứng từ do doanh nghiệp xuất ra trong kỳ, phân loại chi tiết theo từng mức thuế suất GTGT và từng loại mặt hàng.

Bảng kê này giúp doanh nghiệp thống kê lại danh sách hoá đơn, dòng tiền bán ra trong kỳ, từ đó xác định được số tiền bán ra để hoàn thành tờ khai thuế GTGT.

Có phải nộp bảng kê hóa đơn mua vào, bán ra nữa không ?

Từ năm 2014 trở về trước, bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa dịch vụ bán ra này là tờ khai đi kèm quan trọng khi doanh nghiệp kê khai thuế GTGT.

Tuy nhiên, kể từ 01/01/2015, theo Luật Quản lý thuế số 71/2014/QH13, quy định này đã bị bãi bỏ. Hiện nay Doanh nghiệp không phải nộp Bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ bán ra, mua vào khi lập hồ sơ khai thuế GTGT nữa.

Mặc dù vậy, trong thực tế, doanh nghiệp vẫn thực hiện bảng kê này để tính toán hóa đơn và số thuế GTGT đầu ra, phục vụ làm tờ khai thuế GTGT.

Ngoài cách lập bảng kê này và tính toán qua excel, hiện nay khi chuyển sang hóa đơn điện tử, doanh nghiệp có thể ứng dụng nhiều phần mềm hỗ trợ quản lý hóa đơn tự động. UBot Invoice là giải pháp công nghệ đang rất được chú ý với khả năng tự động trích xuất thông tin hóa đơn, lưu trữ và tra cứu dễ dàng, nhiều báo cáo tổng hợp, phân loại chi tiết giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý.

Mẫu bảng kê hóa đơn bán ra file Excel

File kiểm tra bảng kê hóa đơn đầu vào

Mẫu bảng kê hóa đơn chứng từ bán ra

\>> Tải ngay: BẢNG KÊ HÓA ĐƠN, CHỨNG TỪ MUA VÀO – BÁN RA FILE EXCEL

Hướng dẫn cách lập bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hoá dịch vụ bán ra

Để lập bảng kê này, doanh nghiệp cần sử dụng tất cả hóa đơn GTGT hợp lệ (chưa bị hủy bỏ, thay thế) trong kỳ, bao gồm cả các hóa đơn đặc thù như tem vé, hoá đơn điều chỉnh, hoá đơn xuất hoàn trả hàng.

Bước 1: Điền thông tin các hóa đơn theo từng nhóm thuế suất

Phần 1: Hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Phần 2. Hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 0%:

Phần 3. Hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 5%:

Phần 4. Hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 10%

Kế toán cần tách biệt doanh thu chưa thuế (cột 8) và thuế GTGT tương ứng (cột 9).

Sau đó, ở cuối mỗi phần, cần tính tổng số doanh thu chưa thuế & tổng thuế GTGT của từng nhóm thuế suất (xem mẫu ở ảnh trên)

Bước 2: Tính các loại tổng doanh thu

Tổng doanh thu hàng hoá, dịch vụ bán ra: bằng tổng số liệu ở cột 8 (dòng tổng các chỉ tiêu 1,2,3,4)

Tổng doanh thu hàng hoá dịch vụ bán ra có thuế GTGT: bằng tổng số liệu cột 8 (dòng tổng các chỉ tiêu 2,3,4)

Với tổng số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra: bằng tổng số liệu cột 9 (dòng tổng các chỉ tiêu 2,3,4)

Tổng kết

Mặc dù bảng kê hóa đơn chứng từ HHDV bán ra đã không còn là quy định bắt buộc, tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn lập bảng kê này thường kỳ vì lợi ích thực tiễn của nó. Kế toán có thể sử dụng mẫu bảng kê file excel mà bài viết giới thiệu để lập nhanh hơn với các hàm đã được xây dựng sẵn. Chúc các bạn kế toán thực hiện thành công.

Bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào – ban hành kèm theo Thông tư 119/2014/TT-BTC, thay thế mẫu 01-1/GTGT ban hành Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính. Để kê khai thuế GTGT, người nộp thuế cần kê khai vào Tờ khai thuế GTGT mẫu 01/GTGT. Tờ khai này có 6 bảng kê đi kèm. Một trong những bảng kê đó là: Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào: Phụ lục 01-2/GTGT.


\> Hướng dẫn cách tra cứu thông tin hóa đơn tổng cục thuế \> Đối tượng sử dụng hóa đơn bán hàng thông thường \> Cách tra cứu hóa đơn giá trị gia tăng có hợp lý, hợp lệ hay không

File kiểm tra bảng kê hóa đơn đầu vào

Và khi lập tờ khai thuế GTGT hàng tháng. Bạn cần lập mẫu 01-2/GTGT đủ các chỉ tiêu sau

1. Mẫu bảng kê hóa đơn mẫu 01-2/GTGT mới nhất 2019

File kiểm tra bảng kê hóa đơn đầu vào

Tải mẫu bảng kê TẠI ĐÂY Tải mẫu phụ lục số: 01-2/GTGT TẠI ĐÂY

2. Cách lập bảng kê mua vào mẫu 01-2/GTGT

2.1 Dòng 1

Hàng hóa, dịch vụ dùng riêng cho SXKD chịu thuế GTGT và sử dụng cho các hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ không kê khai, nộp thuế GTGT đủ điều kiện khấu trừ thuế:

Căn cứ để lập bảng kê mua vào là căn cứ vào hóa đơn sau khi đã kiểm tra thông tin , nội dung được cho là hợp lý, hợp lệ, Lúc đó chúng ta mới kê khai vào phần mềm và đồng thời hạch toán, ghi sổ.

+ Hóa đơn GTGT đủ điều kiện khấu trừ thuế ( Bao gồm cả những hóa đơn chưa kê khai ở các kỳ trước, các bạn tập hợp kê khai ở kỳ này)

Lưu ý: Sau khi kê khai các bạn sắp xếp lại hóa đơn theo trình tự thời gian

+ Chứng từ nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu

+ Hóa đơn mua hàng trực tiếp (Hóa đơn thông thường), loại hóa đơn này không có thuế suất thuế GTGT nhưng bạn vẫn kê vào mẫu này

(bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào)

2.2 Dòng 2

Hàng hóa, dịch vụ dùng chung cho SXKD chịu thuế và không chịu thuế đủ điều kiện khấu trừ.

  • Đối với các công ty vừa kinh doanh các mặt hàng chịu thuế, và không chịu thuế. Thì những hóa đơn mà dùng chung cho cả 2 loại mặt hàng này các bạn mới kê vào đây.

Căn cứ áp dụng: Theo thông tư 26/2015 /TT-BTC. Khoản 9, điều 1

  • Công thức phân bổ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
    File kiểm tra bảng kê hóa đơn đầu vào
    Công thức tính Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
  • Sau khi các bạn tính được thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo công thức phân bổ trên thì bạn :

Chỉ tiêu 24 = mục 1+ Số tiền được khấu trừ ở mục 2 ( sau khi tính từ công thức trên ).

(bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào)

  • Lưu ý: Đối với công ty vừa sản xuất các mặt hàng chịu thuế và không chịu thuế thì Chỉ tiêu 25 lớn hơn chỉ tiêu 24.

Trên đây là những chia sẻ của Kế Toán Việt Hưng hy vọng sẽ giúp ích phần nào đó cho các bạn trong quá trình làm việc kế toán của mình – Mọi thắc mắc cần giải đáp xin liên hệ: 098.868.0223 – 091.292.9959 – 098.292.9939 để được tư vấn miễn phí – chuyên sâu TẤT TẦN TẬT mọi vấn đề.