Fadh2 bằng bao nhiêu atp

Sản lượng cực đại của ATP ở các sinh vật nhân thật trong quá trình đường phân, chu trình TCA và vận chuyển electron có thể được tính toán dễ dàng. Sự chuyển hoá glucose thành 2 pyruvate trong đường phân cho 2NADH và 2 ATP. Vì 1 NADH ở tế bào chất có thể sản ra cực đại 2-3 ATP trong vận chuyển electron và phosphoryl hoá oxy hoá (tỉ lệ P/O = 2 hoặc 3), tổng sản lượng ATP khi có mặt O2 của con đường phân là 6-8 phân tử.

Show

Bảng 17.2: Sản lượng ATP từ sự oxy hóa glucose ở tế bào nhân thật. (Theo: Prescott và cs, 2005)

Con đường đường phân

Phosphoryl hóa ở mức độ cơ chất (ATP) Phosphoryl hóa oxy hóa với 2NADH

2ATP 4-6ATP

2Pyruvate thành 2Acetyl-CoA

Phosphoryl hóa oxy hóa với 2NADH 6ATP

Chu trình TCA

Phosphoryl hóa ở mức độ cơ chất (GTP) Phosphoryl hóa oxy hóa với 6NADH Phosphoryl hóa oxy hóa với 2FADH2

2ATP 18ATP 4ATP

Tổng sản lượng hiếu khí 36-38ATP

a/ Sản lượng ATP được tính với tỉ lệ P/O được thừa nhận là 3 đối với N ADH và 2 đối với FADH2

b/ Sản lượng ATP được tính tùy thuộc vào việc các electron của NADH đi vào ti thể

như thế nào.

Khi O2 có mặt và chuỗi vận chuyển electron hoạt động pyruvate sẽ bị oxy hoá tiếp thành Acetyl-CoA tức cơ chất cho chu trình TCA. Phản ứng này sản ra 2NADH vì 2 pyruvate xuất hiện từ một glucose, do đó 6ATP nữa được tạo thành. Việc oxy hoá một phân tử Acetyl-CoA trong chu trình TCA sản ra 1GTP (hoặc ATP), 3N ADH và 1FADH2

nghĩa là nếu 2 phân tử Acetyl - CoA bị oxy hoá trong chu trình trên thì sẽ xuất hiện 2GTP (ATP), 6NADH và 2FADH2. Theo bảng 9.2 việc oxy hoá NADH và FADH2 trong chu trình thông qua chuỗi vận chuyển electron sẽ cung cấp tối đa là 38ATP. Tuy nhiên, những tính toán được tóm tắt và trình bày ở bảng 9.2 chỉ là lý thuyết và dựa vào tỉ lệ P/O (số lượng ATP tạo thành khi một nguyên tử oxy bị khử bởi 2 electron trong sự vận chuyển electron) là 3 đối với việc oxy hoá NADH và 2 đối với việc oxy hoá FADH2. Trên thực tế tỉ lệ P/O có lẽ vào khoảng 2,5 đối với NADH và 1,5 đối với FADH2. Như

vậy tổng sản lượng ATP trong điều kiện hiếu khí có thể xấp xỉ chỉ 30 hơn là 38ATP. Vì các hệ thống vận chuyển electron ở vi khuNn thường có tỉ lệ P/O thấp hơn hệ

thống ở ti thể nên sản lượng ATP ở vi khuNn trong điều kiện hiếu khí có thể ít hơn. Chẳng hạn, E. coli với chuỗi vận chuyển electron ngắn có tỉ lệ P/O khoảng 1,3 khi sử

dụng nhánh cytochrome bo ở nồng độ oxy cao và chỉ 0,67 khi sử dụng nhánh Cytochrome bd (Hình 17.15) ở nồng độ oxy thấp. Trong trường hợp này việc tạo thành ATP thay đổi tuỳ theo điều kiện môi trường. Có lẽ vì thường sống ở những nơi như đường ruột rất giàu chất dinh dưỡng mà E. coli không cần phải tổng hợp ATP thật hiệu quả. Chuỗi vận chuyển electron chỉ hoạt động khi E. coli sống trong môi trường nước ngọt, hiếu khí giữa các vật chủ.

Rõ ràng, hô hấp hiếu khí hiệu quả hơn rất nhiều so với các quá trình kỵ khí không bao gồm sự vận chuyển electron và phosphoryl hoá oxy hoá. Chẳng hạn, dưới điều kiện kỵ khí khi NADH không bị oxy hoá bởi chuỗi vận chuyển electron chỉ 2ATP được tạo thành trong sự phân giải glucose thành pyruvate. Khi chuyển từ điều kiện kỵ khí sang

điều kiện hiếu khí nhiều vi sinh vật giảm mạnh mẽ tốc độ phân giải đường và chuyển sang hô hấp hiếu khí. Đây là một hiện tượng điều chỉnh được gọi là hiệu ứng Pasteur. Hiệu ứng này có lợi rõ ràng cho vi sinh vật vì chỉ cần phân giải một lượng đường ít hơn mà vẫn thu được sản lượng ATP như nhau do quá trình hiếu khí đem lại hiệu quả hơn.

Ở sinh vật nhân thực, các tài liệu hiện nay thường tính trung bình 1 NADH tạo ra 2,5 ATP, 1 FADH2 tạo ra 1,5 ATP. Do đó, 1 phân tử glucose chỉ tạo ra 32ATP.

  bởi Thùy Trang

Fadh2 bằng bao nhiêu atp
17/02/2021

Like (0) Báo cáo sai phạm

Cách tích điểm HP

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Fadh2 bằng bao nhiêu atp

Fadh2 bằng bao nhiêu atp

NONE

Các câu hỏi mới

  • Xác định: Protein mang tín hiệu nhắm mục tiêu peroxisomal (PTS) liên kết với các thự thể nào?

    30/09/2022 |   1 Trả lời

  • Điền từ: Mycobacterium tuberculosis ức chế sự hợp nhất của thực bào của nó với _________________ sau quá trình thực bào.

    29/09/2022 |   1 Trả lời

  • Em hãy cho biết: 'Bệnh Niemann - Pick loại C' được gây ra do thiếu hụt?

    29/09/2022 |   1 Trả lời

  • Hãy cho biết: Các vật chất được nội bào ăn vào, đến được đâu sau khi di chuyển qua nội bào cuối?

    29/09/2022 |   1 Trả lời

  • Em hãy cho biết: Receptor phân ly khỏi phối tử liên kết của chúng do đâu?

    30/09/2022 |   1 Trả lời

  • Em hãy xác định: Sự chuyển đổi từ một nhiễm sắc thể sớm sang cuối được đặc trưng bởi sự giảm yếu tố nào?

    29/09/2022 |   1 Trả lời

  • Xác định: Các nội phân tử muộn nằm gần đâu?

    30/09/2022 |   1 Trả lời

  • Cho biết: Sau khi nội hóa, các vật liệu liên kết với túi được vận chuyển đến đâu?

    29/09/2022 |   1 Trả lời

  • Hãy cho biết: Phân tử tiếp hợp nào hoạt động trong quá trình nội bào qua trung gian clathrin ?

    30/09/2022 |   1 Trả lời

  • Hãy cho biết: Quá trình tế bào hấp thụ chất ngoại bào gắn với thụ thể bề mặt tế bào được gọi là gì?

    30/09/2022 |   1 Trả lời

  • Hãy xác định: Tập hợp các sinh vật sống ở rừng Quốc gia Cúc Phương được gọi là gì?

    30/09/2022 |   1 Trả lời

  • Cho biết: "Đàn Vọoc chà vá chân nâu ở bán đảo Sơn Trà" thuộc cấp độ tổ chức sống?

    30/09/2022 |   1 Trả lời

  • Tập hợp của nhiều tế bào cùng loại cùng thực hiện một chức năng nhất định tạo thành gì?

    29/09/2022 |   1 Trả lời

  • Một đàn voi sinh sống trong khu vực rừng được gọi là gì?

    30/09/2022 |   1 Trả lời

  • Điều nào thể hiển thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc chặt chẽ?

    30/09/2022 |   1 Trả lời

  • Sắp xếp các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống theo trình tự từ nhỏ đến lớn là…

    Sắp xếp các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống theo trình tự từ nhỏ đến lớn là…

    1. Quần xã 

    2. Quần thể

    3. Cơ thể

    4. Hệ sinh thái 

    5. Tế bào

    29/09/2022 |   1 Trả lời

  • Em hãy cho biết: Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc như thế nào?

    29/09/2022 |   1 Trả lời

  • Đâu là ý đúng:

    Đâu là ý đúng:

    (1) Tổ chức sống cấp cao hơn có các đặc điểm của tổ chức sống cấp thấp.

    (2) Tổ chức sống cấp cao hơn còn có các đặc điểm nổi trội hơn mà các tổ chức sống cấp thấp hơn không có.