F1 bao lâu mới phát bệnh

Sau khi tiếp xúc với F0, chúng ta phải xét nghiệm Covid-19. Và thời điểm xét nghiệm để có kết quả chính xác tùy thuộc vào việc người đó đã tiêm vắc xin hay chưa.
Các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên xét nghiệm Covid-19 bằng bộ test nhanh kháng nguyên hoặc xét nghiệm PCR. Nguyên tắc chung là sử dụng phương pháp xét nghiệm nào thuận tiện và dễ tiếp cận nhất, theo Verywell Health.

F1 bao lâu mới phát bệnh


Nếu tiếp xúc với F0, chúng ta phải xét nghiệm Covid-19

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC Mỹ) khuyến cáo mọi người hãy xét nghiêm khi biết hoặc nghi ngờ bản thân nhiễm Covid-19. Tuy nhiên, thời điểm xét nghiệm để có kết quả chính xác tùy thuộc vào việc người đó đã tiêm vắc xin hay chưa.

Sau khi tiếp xúc với mầm bệnh, nếu chưa tiêm vắc xin thì thời gian sớm nhất có thể cho ra kết quả dương tính là từ 24 đến 48 giờ. Nếu đã tiêm vắc xin thì khoảng thời gian này là 5 đến 7 ngày sau khi tiếp xúc mầm bệnh, theo CDC Mỹ.
Sở dĩ cần khoảng thời gian này là vì virus SARS-CoV-2 khi xâm nhập vào cơ thể sẽ cần thời gian để sinh sôi và phát triển đến mức mà các xét nghiệm có thể phát hiện, các chuyên gia cho biết.Trong khoảng thời gian chờ xét nghiệm, mọi người dù đã tiêm vắc xin hay chưa thì vẫn cần tự cách ly, tránh tiếp xúc, thường xuyên rửa tay và đeo khẩu trang để không lây bệnh cho người khác.

Vắc xin hiện tại dù đạt hiệu quả cao nhưng không loại trừ 100% nguy cơ lây nhiễm. Một người nhiễm dù không triệu chứng nhưng vẫn có thể lây cho người khác. Các nghiên cứu cho thấy khoảng 59% số người nhiễm bị lây từ F0 không triệu chứng, theo theo Verywell Health.

Với những người có triệu chứng, nếu xét nghiệm với bộ test nhanh kháng nguyên mà cho kết quả âm tính thì cần phải xét nghiệm lần 2 vào khoảng 24 đến 36 giờ sau đó. Nếu tiếp tục cho kết quả âm tính thì cần phải xét nghiệm PCR.

Khi Covid-19 vẫn còn là mối đe dọa thì tiêm vắc xin vẫn là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và người khác. Khi mọi người tụ tập với nhau trong không gian kín, để giảm nguy cơ lây nhiễm, các chuyên gia khuyến cáo những người có mặt cần phải đeo khẩu trang và mở cửa để không khí được thoáng mát.

Tác giả bài viết: Ngọc Quý

Nguồn tin: Báo Thanh niên

Hiện nay thành phố đã phát hiện 4 trường hợp nhiễm mới với Covid – 19. Để ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng, các biện pháp phòng dịch đã được triển khai trong đó quan trọng nhất là việc khẩn trương truy vết tiếp xúc, xét nghiệm nhanh các trường hợp tiếp xúc gần. Hiện nay tâm lý hoang mang dẫn đến những phản ưng chưa phù hợp cũng đã xuất hiện. Trong cuộc chiến với COVID-19, bình tĩnh để xử trí đúng chính là chìa khóa của thành công trong kiểm soát dịch bệnh.

Tiếp xúc gần (F1) là gì?

Bằng chứng hiện nay cho thấy COVID-19 lây nhiễm qua đường tiếp xúc trực tiếp (xúc gần với người nhiễm bệnh qua dịch tiết từ miệng và mũi), gián tiếp (qua các vật dụng hoặc bề mặt bị nhiễm mầm bệnh). Dịch tiết này bao gồm nước bọt, dịch tiết hô hấp hoặc các giọt bắn. Dịch tiết được phát xuất từ miệng hoặc mũi của người nhiễm bệnh khi họ ho, hắt hơi, nói hoặc hát. Người tiếp xúc gần với người đã nhiễm bệnh có thể mắc bệnh COVID-19 khi các giọt bắn nhiễm bệnh này thâm nhập vào miệng, mũi hoặc mắt của người tiếp xúc.

Do đó Bộ Y tế đã quy định tiếp xúc gần F1 là người có tiếp xúc gần trong vòng 2 mét với ca bệnh xác định trong khoảng thời gian từ 3 ngày trước khi khởi phát của ca bệnh cho đến khi ca bệnh được cách ly y tế. Khởi phát của ca bệnh được tính là ngày có triệu chứng bất thường đầu tiên về sức khỏe mà bệnh nhân cảm nhận được, có thể là một trong các triệu chứng sau: sốt, mệt mỏi; đau người, gai người ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác, khứu giác; sốt; ho; đau họng ... Nếu là người lành mang trùng (người không có bất cứ triệu chứng gì) thì ngày khởi phát được tính là ngày lấy mẫu bệnh phẩm có xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

Tiếp xúc của tiếp xúc gần (F2) là gì?

Là người tiếp xúc gần trong vòng 2 mét với F1 trong khoảng thời gian từ ngày đầu tiên F1 tiếp xúc với ca bệnh (kể từ 3 ngày trước khi ca bệnh khởi phát) cho đến khi F1 được cách ly y tế.

Vì sao F2 được chỉ định cách ly tại nhà?

Khả năng nhiễm bệnh của F2 phụ thuộc rất lớn vào kết quả xét nghiệm của F1. Nếu F1 âm tính thì F2 sẽ được giải tỏa vì thời điểm F2 tiếp xúc gần với F1, F1 không có khả năng lây bệnh. Nếu F1 dương thì F2 sẽ trở thành F1 và tiến hành các biện pháp phòng bệnh dành cho F1. Trong lúc chờ kết quả xét nghiệm của F1, để hạn chế khả năng có thể lây bệnh cho cộng đồng nên F2 cần thực hiện đúng quy định cách ly tại nhà.

Các tiếp xúc xa hoặc tiếp xúc không rõ ràng là gì?

Khác với F1 được xác định rõ về tiếp xúc gần, các trường hợp này có sự tiếp xúc không rõ ràng về thời gian hoặc khoảng cách khi tiếp xúc bệnh nhân COVID – 19 ví dụ sống cùng trong một tầng nhà hay cùng 1 khu phố, đến cùng nơi mà bệnh nhân từng tới. Do COVID – 19 lây lan qua gián tiếp các vật dụng nên các trường hợp được đánh giá là có nguy cơ lây nhiễm nhưng không cao. Do đó để hạn chế tối đa nguy cơ lây lan, Thành phố thực hiện xét nghiệm tầm soát mở rộng cho những trường hợp này. Với trường hợp tiếp xúc không rõ ràng thì Ngành tế đánh giá nguy cơ của từng trường hợp để có những khuyến cáo phòng dịch phù hợp. Ví dụ nếu tiếp xúc trong một không gian mở sẽ có nguy cơ thấp hơn không gian kín. Do đó người từng đến phòng tập gym sẽ có nguy cơ cao hơn người đi ăn tại cùng một quán ăn có thông khí tốt.

Vì sao lấy mẫu xét nghiệm các trường học?

Thành phố chỉ đạo lấy mẫu mở rộng các học sinh, sinh viên tại các trường học có liên quan đến bệnh nhân Covid – 19. Điều này không có nghĩa là đã có sự lây lan trong trường học mà đây là xét nghiệm giám sát mở rộng để đánh giá nguy cơ.

Các F3, F4 và các F… và những phản ứng chưa phù hợp

Trong quy định của Bộ Y tế hiện nay về truy vết, xứ trí tiếp xúc chỉ dừng ở F1, F2. Một số trường hợp đang tự xếp mình là các F3, F4, F5 và F… là không phù hợp với quy định của Bộ Y tế. Điều nay cho thấy chúng ta đang hoang mang về đánh giá nguy cơ của mình dẫn đến cách xử trí chưa phù hợp trong giai đoạn có sự lây nhiễm COVID – 19 trong cộng đồng.

Ngành Y tế tập trung điều tra xử lý chính các trường hợp F1, F2 là vì chúng ta cần tập trung đến nhóm này. Xử lý tốt nhóm này là chúng ta cơ bản kiểm soát được chuỗi lây truyền. Khi thực hiện truy vết nhanh, xét nghiệm khẩn các F1 thì sẽ phát hiện sớm các trường hợp dương tính. Khi đó Ngành Y tế sẽ truy vết, khoanh vùng tiếp để cắt đứt nguồn lây. Nếu F1 âm tính thì đóng lại trường hợp này để tập trung cho hoạt động khác. Do đó việc quan trọng của người dân Thành phố là cùng thực hiện các biện pháp phòng bệnh, thực hiện thành một nếp sống mới thay vì hoang mang tự đánh giá mình là các loại F3,F4… rồi có những phản ứng chưa phù hợp.

Nguy cơ dịch bệnh luôn hiện hữu, chúng ta cần làm gì?

Phòng chống Covid – 19 trong tình hình mới quan trọng là chúng ta luôn phải cảnh giác cao độ, tránh tâm lý chủ quan nhưng cũng không nên hoang mang để có những phản ứng quá mức, chưa phù hợp. Cả nước đang thực hiện theo phương châm trạng thái bình thường mới để đạt mục tiêu kép. Khi có dịch xảy ra điều quan trọng là bình tĩnh, hợp tác, xứ trí đúng mức theo khuyến cáo Ngành Y tế, tránh làm xáo trộn lớn đến cuộc sống bình thường.

Người dân cần cập nhật thông tin từ các nguồn chính thống, tránh tiếp cận quá nhiều thông tin không chính xác dễ làm chính chúng ta loạn thông tin gây hoang mang dư luận. Điều này không tốt cho hoạt động phòng chống dịch vốn dĩ được ví như cuộc chiến với COVID– 19. Trong chiến tranh, chúng ta đều biết người chiến thắng là người bình tĩnh xử lý mọi tình huống. Nếu chúng ta rối loạn thì chúng ta thất bại vì chính mình chứ không phải vì COVID – 19.

Hãy nhớ luôn thực hiện các biện pháp phòng bệnh theo thông điệp 5K: “Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế" để chung sống an toàn với dịch bệnh.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC)

Nhiều người lo lắng khi tiếp xúc F0 nên test nhanh ngay sau đó hoặc ngày nào cũng tự xét nghiệm. Điều này sai lầm và gây lãng phí, dễ có kết quả âm tính giả.

Số F0 trong cộng đồng ngày càng tăng khiến người dân lo lắng bản thân bị lây nhiễm sau khi tiếp xúc ca bệnh. Từ tâm lý này, nhiều người test nhanh ngay khi tiếp xúc F0 hoặc test liên tiếp nhiều ngày. Điều này là không cần thiết, dễ gây lãng phí và có thể xảy ra tình trạng âm tính giả nếu thời điểm test nhanh không thích hợp.

Không nên test ngay sau khi tiếp xúc F0

Trong quá trình nhiễm nCoV, tải lượng virus sẽ tăng lên và giảm đi. Tải lượng virus là số lượng nCoV mà bác sĩ có thể tìm thấy trong cơ thể bạn. Họ có thể sử dụng máu, tăm bông hoặc các chất dịch cơ thể khác nhau để kiểm tra tải lượng của một virus cụ thể. Bản thân những người mắc Covid-19 cũng có tải lượng virus khác nhau.

Các nghiên cứu đã cho thấy tải lượng virus của F0 cao nhất trong vòng 5 ngày kể từ khi có triệu chứng đầu tiên. Đây là lúc các xét nghiệm Covid-19 có thể phát hiện chính xác nhất.

Không giống xét nghiệm rRT-PCR, các xét nghiệm nhanh kháng nguyên phát hiện protein của virus. Nó cho kết quả dương tính khi người bệnh đang ở giai đoạn có khả năng lây nhiễm. Ngưỡng phát hiện virus là từ ngày thứ 4 đến 10.

F1 bao lâu mới phát bệnh

Ngay khi tiếp xúc F0, virus chưa thể nhân lên đủ tải lượng để kit test nhanh có thể nhận biết, dễ tạo thành kết quả âm tính giả. Ảnh: Images.

Nếu vừa tiếp xúc nguồn lây hoặc ở giai đoạn ủ bệnh, bạn có thể đã nhiễm virus, song, tải lượng còn thấp. Lúc này, test nhanh chưa phát hiện được virus, kết quả trả về dễ là âm tính giả.

Do đó, nếu không có triệu chứng mắc Covid-19, bạn có thể test nhanh vào ngày thứ 5 hoặc thứ 7 sau khi tiếp xúc F0. Nếu gia đình có người mang thai, mắc bệnh lý nền, bạn cần tuân thủ 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế, sau đó, đợi đến ngày thứ 4 mới nên test nhanh. Nếu kết quả âm tính, bạn nên test lại vào ngày thứ 7.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến nghị người dân nên xem xét việc tự test trước khi tham gia các cuộc tụ họp trong nhà với những người không sống cùng. Điều này đặc biệt quan trọng nếu buổi tụ họp có trẻ em chưa được tiêm chủng, người lớn tuổi, người suy giảm miễn dịch hoặc có nguy cơ mắc bệnh nặng. Bạn nên xét nghiệm nếu có các triệu chứng Covid-19; đã tiếp xúc hoặc có thể tiếp xúc một người nào đó mắc Covid-19.

ThS.BS Nguyễn Quốc Thái, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cho rằng việc test nhanh liên tục là không cần thiết. Người dân chỉ cần test nhanh khi có triệu chứng nghi ngờ mắc Covid-19 như sốt, ho, đau họng, đau ngực.

Bác sĩ Thái cũng khuyến cáo người dân xét nghiệm nhanh nhiều lần nhưng không đúng cách thì vẫn không phát hiện được virus mà còn gây lãng phí và tốn kém. Bên cạnh đó, việc này còn tạo cảm giác an toàn giả, dễ buông lỏng các biện pháp phòng bệnh.

F1 bao lâu mới phát bệnh

Que ngoáy dịch tỵ hầu (dịch mũi) đúng cách là que test chạm đến phần tỵ hầu họng. Nếu test sai có thể gây tổn thương niêm mạc mũi, kết quả không chính xác. Ảnh: Diagnostics roche.

F0 điều trị tại nhà nên test bao nhiêu lần?

Khi trở thành F0, nhiều người có tâm lý lo lắng, một ngày có thể test 2-3 lần để xem virus đã đào thải hết chưa. Đây cũng là việc không cần thiết. Test nhanh nhiều và không đúng cách có thể gây ảnh hưởng niêm mạc mũi, chảy máu cam, tốn kém, lãng phí.

Khi mắc Covid-19, vạch chữ T trên kit test có thể chuyển màu đậm nhạt tùy theo tải lượng virus của người bệnh. Ngày đầu tiên, vạch T sẽ mờ. Đây có thể là thời kỳ ủ bệnh, virus chưa nhân lên nhiều.

Sau đó, từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 8, thời điểm này tải lượng virus đạt đỉnh, cũng là lúc hai vạch đậm nhất. Sau đó, ngày thứ 10 trở đi vạch sẽ mờ dần. Sau ngày thứ 14, kit test nhanh có thể chỉ còn một vạch C. Chúng ta có thể dựa vào mức độ đậm nhạt của vạch T để xem đang ở giai đoạn nào của Covid-19.

Thời điểm cách nhau giữa những lần test nên là 3 ngày/lần. Sau khoảng 7-10 ngày mới nên test lại để xem cơ thể đã âm tính chưa.

Theo hướng dẫn từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), quy trình tự test nhanh gồm:

– Bước 1: Chuẩn bị tuýp dung dịch đệm (buffer) theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

– Bước 2: Tự lấy mẫu trước gương hoặc thực hiện thao tác lấy mẫu cho các thành viên khác trong gia đình.

– Bước 3: Dùng tay xoay đều tăm bông trong tuýp nhựa chứa dung dịch đệm, nhúng que tăm bông lên xuống trong dung dịch đệm (10 lần).

– Bước 4: Chuyển tay lên phần thân trên tuýp, bóp chặt và rút từ từ que tăm bông. Đảm bảo vắt sạch toàn bộ dung dịch còn đọng trên đầu tăm bông xuống đáy tuýp.

– Bước 5: Đóng chặt nắp màng lọc, lắc đều dung dịch trong tuýp bằng tay (5 lần).

– Bước 6: Ghi tên mỗi thành viên lên từng khay test tương ứng. Nhỏ 3-5 giọt dung dịch trên vào giếng test.

– Bước 7: Đọc kết quả sau 15-30 phút theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

F1 bao lâu mới phát bệnh

Hình ảnh kết quả test nhanh Covid-19. Nguồn: MCA.

Sau khi test nhanh Covid-19, 3 trường hợp hiển thị kết quả có thể xảy ra:

– Âm tính: Vạch C nổi, vạch T không nổi.

– Dương tính: Cả 2 vạch màu đều nổi, kể cả vạch T mờ.

– Kết quả không hợp lệ (có thể do thực hiện test sai hoặc bộ sản phẩm không đạt chất lượng): Cả 2 vạch không nổi; hoặc vạch T nổi, vạch C không nổi.

Mỗi kit test đều đi kèm hướng dẫn và thời gian kết quả có hiệu lực, rơi vào khoảng 15-30 phút tùy thuộc hãng sản xuất. CDC khuyến cáo ngoài việc lấy mẫu đúng cách, chúng ta chỉ nên chỉ đọc kết quả kiểm tra trong khung thời gian được chỉ định trong hướng dẫn. Nếu không, kết quả này có thể sai sót và gây hiện tượng âm tính giả, dương tính giả.